“Thảm Phán” Việt Nam nên đội gì?

Bộ tóc giả của các thẩm phán nước Anh
- Quảng Cáo -

Lê Công Định FB

Hôm nay tròn 8 năm ngày nhóm Tứ Nhân Bang chúng tôi ra tòa sơ thẩm vì cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”: 20/1/2010-20/1/2018.

8 năm trôi qua tôi có dịp ngẫm nghĩ nhiều về nghề thẩm phán ở Việt Nam qua các phiên tòa mà tôi mục kích. Ngoài sự thể là đảng viên cộng sản như một yêu cầu và định mệnh không thể thay đổi, các thẩm phán còn là những con người hẳn có lương tri tối thiểu.

Vì vậy, đứng trước hồ sơ của các vụ án chính trị, bao nhiêu thẩm phán từng can dự vào những phiên xử như thế, đã thật sự ngay tình tin rằng các bị cáo hiển nhiên phạm tội căn cứ vào mớ “chứng cứ” nguỵ tạo một cách hàm hồ của cơ quan điều tra?

- Quảng Cáo -

Chắc chắn không thẩm phán có kinh nghiệm nào có thể xác tín nội tâm về hành vi phạm tội của những người bất đồng chính kiến, bởi họ đều thừa biết mình xét xử không theo chứng cứ, mà theo tội danh và hình phạt đã được ấn định từ trước bởi cơ quan an ninh của đảng cầm quyền.

Thẩm phán được mặc định từ xa xưa, kể cả trong những xã hội sơ khai, là người cầm cân nảy mực để gìn giữ và xiển dương công lý, điều mà cường quyền không thể can thiệp. Tuy nhiên, trong chế độ toàn trị cộng sản, hầu hết thẩm phán tiếc thay lại sẵn sàng nhạo báng công lý, đơn thuần chỉ vì muốn duy trì cơ hội kiếm cơm của mình.

Lẽ ra họ phải khước từ yêu cầu phỉ báng công lý từ phía cường quyền để bảo vệ danh dự nghề nghiệp của chính mình. Đằng này, xấu hổ thay, họ lại cúi đầu tuân phục và tiếp tay đẩy những người bất đồng chính kiến cùng gia đình vào nghịch cảnh đau thương một cách bất công trong thời gian dài.

Tôi tự hỏi món nợ công lý đó làm sao các thẩm phán và con cái họ trả hết trong kiếp làm người này đây? Lưới trời lồng lộng vẫn còn giăng ra đó, dù họ nhìn thấy hay không!

Hôm qua lúc trò chuyện với bạn bè, tôi nói về bộ tóc giả của các thẩm phán hình sự Anh quốc. Bộ tóc đó vừa thể hiện uy quyền của nền tư pháp quốc gia, vừa bảo đảm sự “vô danh tính” của các vị thẩm phán, bởi họ phải gạt bỏ mọi kỳ thị và định kiến về sắc tộc, tôn giáo, chính kiến, v.v… khi xét xử nhằm mục đích đạt đến một phán quyết đáp ứng mọi chuẩn mực chung về công lý.

Vậy các thẩm phán Việt Nam nên đội gì để xứng đáng với sự cúi đầu đáng hổ thẹn của họ trước cường quyền? Và nữa, kết quả công việc hàng ngày của họ khiến khó có thể gọi đó là Thẩm Phán theo ngữ nghĩa của từ này, mà phải là THẢM PHÁN. Trong chế độ toàn trị hiện nay, quả thật đến cửa tòa là cầm chắc tình cảnh “vô phúc đáo tụng đình”./.

- Quảng Cáo -

42 CÁC GÓP Ý

  1. DOI hay khong DOI do la phong tuc xu an cua moi Quoc Gia. ( THAM AN) la phai Minh Bach Thanh Liem va Cong Ly dung theo Luat Phap. Phan xu an Cong Khai truoc cong chung. THACH SANH thi it > Xin loi ! LY THONG THAI THU co rat nhieu. Thi lam sao ? Nguoi Dan moi TAM PHUC KHAU PHUC duoc.

  2. Thẩm phán Việt Nam không đại diện cho công lý , không minh bạch , không độc lập để nhân danh đất nước khi tuyên án với người phạm tội . Trước khi luận tội của bị cáo thì 95% các bản án đã được áp đặt theo kiểu đề xuất an phạt , các hội thẩm nhân dân mà luật pháp quốc tế thường vinh danh là bồi thẩm đoàn thường thì 99% là những kẻ ăn hại đái nát ngu đần ấp úng, ngồi tòa cốt để lấy tiền công . Họ không xứng đáng để đọc lời NHÂN DANH CÔNG LÝ NƯỚC VIỆT NAM . Họ nên cởi trần truồng mỗi khi mở tòa xét xử để khẳng định không hề ăn tiền của bất kỳ bên nào hoặc bỏ túi án lệ !

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here