Tương quan lực lượng và Hải chiến Hoàng Sa

- Quảng Cáo -

Lê Vĩnh tổng hợp – Việt Tân

Hải quân Việt Nam Cộng hòa

Ngày 16/1/1974, Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc được Bộ Tư Lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên Hải chỉ định làm Chỉ huy trưởng Hải đoàn đặc nhiệm bảo vệ Hoàng Sa. Hải đoàn đặc nhiệm gồm:

1/ Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ16, có mặt tại Hoàng Sa vào ngày 15/1/1974. HQ16 có trọng tải 1.766 tấn tiêu chuẩn, 2.800 tấn tối đa. Hỏa lực của HQ16 gồm: 1 hải pháo 127 ly phía trước mũi, tốc độ bắn phát một, điều chỉnh bằng tay là 1-2 viên/phút tầm xa 17 km, đầu đạn nặng 25kg; 2 hải pháo 40 ly đơn bên trái và bên phải tại sân sau, tốc độ bắn 120-160 viên/phút, tầm xa 12,7 km; 1 hải pháo 40 ly đôi ở trên sân thượng phía trên khẩu 127 ly; 2 khẩu đại bác 20 ly ở hai bên hông đài chỉ huy, tốc độ bắn 800 viên/phút, tầm xa 2 km. Thủy thủ đoàn khoảng 200 người. Vận tốc 16 knot (hải lý/giờ). Hạm trưởng là Hải Quân Trung Tá Lê Văn Thự.
- Quảng Cáo -

2/ Tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ5, có mặt tại Hoàng Sa vào ngày 18/1/1974 cùng với biệt đội hải kích của Liên đoàn người nhái (lực lượng người nhái) gồm 49 quân nhân dưới quyền chỉ huy của Hải Quân Đại úy Nguyễn Minh Cảnh. Các đặc tính kỹ thuật và hỏa lực của HQ5 tương tự như của HQ16. Hạm trưởng của HQ5 là Hải Quân Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh.

Các chiến hạm này được đóng trong thời gian từ 1942 cho đến 1945 và bàn giao cho Hải quân Việt Nam Cộng Hòa vào những năm 1970 đến 1972. Khi chuyển giao, các tuần dương hạm chỉ có hải pháo 127 ly, sau này Hải quân Việt Nam đã gắn thêm các ụ súng 40 ly đôi để tăng cường khả năng tác chiến. Hệ thống chống tàu ngầm cũng đã bị tháo gỡ khi bàn giao.

3/ Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ4, có mặt tại Hoàng Sa vào ngày 17/1/1974 chở theo 27 biệt hải (lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Hải quân VNCH). Chiến hạm này nguyên là khu trục hạm thuần túy có nhiệm vụ yểm trợ phòng không và chống tàu ngầm, sau Chiến tranh thế giới II đã được tân trang và gắn radar để trở thành loại chiến hạm chuyên dùng radar phát hiện hỏa tiễn địch. Trọng tải của HQ4 là 1.590 tấn tiêu chuẩn, 1.850 tấn tối đa. Vũ khí trên tàu gồm 1 hải pháo 76,2 ly ở sân trước có pháo tháp, tốc độ bắn phát một, điều chỉnh bằng tay là 1-2 viên/phút, tầm xa 12 km; 1 hải pháo 76,2 ly ở sân sau lộ thiên, tốc độ bắn tự động là 15 viên/phút và 1-2 viên/phút điều chỉnh bằng tay bắn phát một, tầm xa 12 km; 3 đại bác 20 ly tốc độ 800 viên/phút, tầm xa 2 km.

Khi bàn giao tàu cho Việt Nam Cộng hòa, hệ thống radar kiểm soát (radar control) và khóa chặt mục tiêu (lock-on system) đã bị tháo gỡ nên khả năng tác chiến không hơn gì các hộ tống hạm. Hệ thống chống tàu ngầm cũng đã bị tháo gỡ. Vận tốc tàu là 15 knot (hải lý/giờ). Thủy thủ đoàn khoảng 175 người. Hạm trưởng của HQ4 là Hải Quân Trung Tá Vũ Hữu San.

4/ Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10 có mặt tại Hoàng Sa vào ngày 18/1/1974. Chiến hạm này nguyên là loại tàu được dùng để rà mìn ngoài đại dương, khi được chuyển giao đã cải biến thành tàu hộ tống. Trọng tải của HQ10 là 650 tấn tiêu chuẩn, 945 tấn tối đa.

Vũ khí trên tàu gồm 1 hải pháo 76,2 ly ở sân trước, tốc độ bắn phát một, điều chỉnh bằng tay là 1-2 viên/phút, tầm xa 12 km; 2 hải pháo 40 ly đơn bên trái và bên phải tại sân sau, tốc độ bắn 120-160 viên/phút, tầm xa 12,7 km; hệ thống chống tàu ngầm gồm 2 giàn thả thủy lựu đạn ở sân sau và 1 giàn phóng thủy lựu đạn loại Hedgehog ở sân trước. Thủy thủ đoàn khoảng 80 người. Vận tốc 12 knot (hải lý/giờ). Hạm trưởng HQ10 là Hải Quân Thiếu Tá Ngụy Văn Thà.

Hải quân Trung Quốc

Hải quân Trung Quốc được thành lập năm 1950 với các chiến hạm do Trung Hoa Dân Quốc để lại và sự giúp đỡ của Liên Xô. Thập niên 70, dù còn lạc hậu so với các cường quốc hải quân trên thế giới, Trung Quốc cũng có đủ 5 lực lượng chính: khu trục hạm, tiềm thủy đỉnh (tàu ngầm), Không quân thuộc Hải quân, Phòng duyên và Thủy quân Lục chiến. Nhiệm vụ của Hải quân Trung Quốc thời kỳ này bắt đầu chuyển từ “phòng thủ thụ động” sang “phòng thủ chủ động” và được xem như một thành phần quan trọng để xâm chiếm Đài Loan cũng như Hoàng Sa, Trường Sa.

Lực lượng tham chiến của Hải quân Trung Quốc trong trận Hoàng Sa bao gồm:

1/ Hai hộ tống hạm Kronstadt 271, 274. Hỏa lực mỗi chiến hạm gồm 1 hải pháo 100 ly ở sân trước, tốc độ bắn là 15 viên/phút, tầm xa 20 km; 2 đại bác 37 ly ở sân sau, tốc độ bắn 180 viên/phút, tầm xa 8,5 km. Thủy thủ đoàn khoảng 65 người. Vận tốc 24 knot (hải lý/giờ).

2/ Hai trục lôi hạm cải biến T43 389 và 396 được thiết kế dựa theo các trục lôi hạm T43 của Liên Xô. Trọng tải của mỗi chiến hạm là 590 tấn tối đa; dài khoảng 60m, rộng khoảng 8,6m. Vũ khí trên mỗi tàu gồm 1 hải pháo 100 ly ở sân trước, tốc độ bắn là 15 viên/phút, tầm xa 20 km; 4 đại bác 37 ly ở sân sau, tốc độ bắn 180 viên/phút, tầm xa 8,5 km. Thủy thủ đoàn khoảng 40 người. Vận tốc 17 knot (hải lý/giờ).

3/ Hai tàu đánh cá vũ trang đại bác 25 ly: 402 và 407.

4/ Hai tàu hộ tống loại Hainan 281 và 282 , trọng tải của mỗi chiến hạm là 430 tấn tối đa; dài gần 59m, rộng khoảng 7,4m. Vũ khí trên mỗi tàu gồm hai khẩu 57 ly đôi và hai khẩu 25 ly đôi vận hành bằng tay; 4 giàn phóng rocket, mỗi giàn 5 ống phóng loại 81 (RBU-1200) gồm 50 rocket tầm xa 1.200m, đầu đạn nặng 34 kg.
5/ Hai tàu ngầm loại Romeo Class S033 282 và 289 đến Hoàng Sa sau ngày 19/1/1974 hoạt động trong vùng nước cạn, được dùng trong công tác tuần tiễu và phòng thủ bờ biển. Trọng tải của mỗi tầu ngầm là 1.319 tấn (nổi) và 1.830 (lặn); dài khoảng 76,6m, rộng khoảng 6,7m. Vũ khí của mỗi tàu bao gồm 8 ống phóng ngư lôi (6 mũi, 2 lái) loại Yu-1, tổng cộng 14 ngư lôi, đầu nổ 400kg, có thể tấn công các chiến hạm ở tầm tối đa 9,2km và tối thiểu 3,7km. Tầm hoạt động: 2.000 hải lý hay 60 ngày. Thủy thủ đoàn khoảng 65 người.
Diễn tiến

Chuẩn bị cho trận chiến, Bộ Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải đã thành lập Hải đoàn đặc nhiệm bảo vệ Hoàng Sa, gồm các chiến hạm và sĩ quan được bổ sung từ Bộ Tư lệnh Hải Quân tại Sài Gòn. Chỉ huy trưởng Hải đoàn (OTC) đặc nhiệm là Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc. (OTC = Operational Tactical Command)

Các thập niên 1950, 1960 và 1970, Hải quân Hoa Kỳ thường tân trang chiến hạm cũ từ Chiến tranh thế giới thứ II rồi viện trợ cho đồng minh ở châu Á như Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa, Philippines… Vũ khí, hệ thống điện tử, hệ thống điều khiển của tàu viện trợ đều lỗi thời. Trong khi đó, Liên Xô, Trung Quốc và một số quốc gia Đông Âu đã trang bị cho hải quân theo quan điểm đổi tiện nghi, trang bị điện tử để lấy ưu thế về tốc độ, vũ khí và dùng những chiến thuyền nhỏ tấn công các chiến hạm lớn.

Trên bờ

Trong cuốn hồi ký “Can trường trong chiến bại”, Phó Đề Đố Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải, người chỉ huy trận đánh Hoàng Sa, kể lại rằng ngày 15/1/1974, Hải Quân Trung Tá Lê Văn Thự, hạm trưởng tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 được lệnh đưa địa phương quân và nhân viên khí tượng ra Hoàng Sa thay toán ngoài đó đã hết nhiệm kỳ. Có hai sĩ quan công binh đi theo để sửa cầu tàu. Ông Jerry Scott, thuộc văn phòng Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ ở Ðà Nẵng, cũng xin cho một viên chức Mỹ là Gerald Kosh đi theo để biết Hoàng Sa. Nhưng khi người nhái của VNCH đổ bộ lên các đảo Duncan và Drummond thì đụng ngay một toán quân Trung Quốc ở trên đó.

Ngày Thứ Bảy, 12-1-1974: Lúc 13giờ 30 trưa, Thiếu Tướng Trần Đình Thọ, Trưởng Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu, gọi hotline cho Hải Quân Đại Uý Lê Rĩnh, Chánh Văn Phòng Bộ Tư Lệnh Hải Quân Hành Quân Lưu Động Sông, yêu cầu đưa 60 hải kích ra sân Bay Tân Sơn Nhất ngay trong buổi chiều cùng ngày, để đưa ra Đà Nẵng.

Ngày Thứ Tư, 16-01-1974: Trung Tâm Hành Quân Hải Quân Bộ Tư Lệnh Hải Quân, Bộ Tư Lệnh Hành Quân Biển và Bộ Tư Lệnh Hành Quân Sông nhận một công điện của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ thông báo: Hiện đang có một hạm hạm đội gồm 41 chiến hạm và 2 tiềm thuỷ đĩnh của Trung Cộng tiến về Hoàng Sa.

Ngày 17-1, chiến hạm HQ 16 báo cáo hai tàu đánh cá của Trung Quốc không tuân lệnh ra khỏi lãnh hải VNCH. Sau đó, lại có thêm hai tàu Trung Quốc chở quân tới gần đảo và đã có nhiều cờ Trung Quốc cắm trên đảo. Bộ Tư Lệnh Hải Quân ở Sài Gòn đã phái thêm khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4 do Hải Quân Trung Tá Vũ Hữu San làm hạm trưởng ra tăng cường. Sau đó Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ 5 và Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 cũng được gởi ra Hoàng Sa. Chiều 18-1, các chiến hạm của hai bên chạy kế ngang nhau và chỉa súng vào nhau.

Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại đã liên lạc với Bộ Tư Lệnh Hải Quân tại Sài Gòn xin cho biết có đơn vị nào của Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ ở trong vùng hay không. Tin tức xác nhận các chiến hạm Hoa Kỳ đang ở rất gần các chiến hạm VNCH.

Lúc 10 giờ ngày 19/1/1974, Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc, chỉ huy chiến thuật (OTC) tại mặt trận, đang ở trên soái hạm Trần Bình Trọng HQ 5, báo cáo các chiến hạm hai bên đang ở vị trí quá gần nhau trong thế “cài răng lược”. Toán đổ bộ của chiến hạm HQ 16 được lệnh trở ra chiến hạm. Khi toán đổ bộ đang dùng thuyền cao su chèo ra khơi thì trận chiến bùng nổ.

Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải được tùy viên quân sự Hoa Kỳ cạnh Hải Quân Vùng I cho biết có khoảng 17 chiến hạm Trung Quốc và 4 tàu ngầm đang hướng về Hoàng Sa. Ông ta cũng cho biết các phản lực cơ chiên đấu của Trung Quốc sắp cất cánh từ đảo Hải Nam để tấn công các chiến hạm của VNCH tại Hoàng Sa.

Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại
Ngoài biển

Trận chiến Hoàng Sa diễn ra chủ yếu trong lòng của vùng đảo Nguyệt Thiềm, chiến hạm Trung Quốc nhỏ, nằm sát mặt nước nên rất khó bắn trúng, đồng thời dễ dàng nâng cao độ của hải pháo, tạo thế tấn công hữu hiệu.

Hải pháo của chiến hạm Việt Nam Cộng hòa nằm trên cao so với hải pháo Trung Quốc nên khó xoay trở ở tầm gần. Hơn nữa, khi Mỹ chuyển giao các chiến hạm cho Hải quân Việt Nam Cộng hòa, các trang bị tối tân như pháo 76,2 ly bắn nhanh tự động với hệ thống radar kiểm soát (radar control) và khóa mục tiêu (lock-on system) đã bị tháo gỡ hoặc không còn sử dụng được.

Khẩu 127 ly trên các tuần dương hạm của Việt Nam Cộng hòa đều phải điều chỉnh bằng tay nên nhịp bắn rất chậm, chỉ hữu hiệu trong việc yểm trợ hải pháo.

Trung Quốc có đủ tất cả lực lượng hải, lục, không quân và tiềm thủy đỉnh (tàu ngầm) túc trực, sẵn sàng tham chiến. Việt Nam Cộng hòa chỉ có chiến đấu cơ tốt nhất là loại F5E, tầm hoạt động ngắn, đủ nhiên liệu bay ra Hoàng Sa rồi quay về mà không thể ở lại yểm trợ hoặc chiến đấu.

Trước giờ khai hỏa

Diễn biến được coi là khởi đầu trận hải chiến vào ngày 11/1/1974, khi Trung Quốc tuyên bố quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và quần đảo Nam Sa (Hoàng Sa) thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Ngay lập tức, Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hòa Vương Văn Bắc lên tiếng bác bỏ lời tuyên bố vô căn cứ và lên án hành động gây hấn của Trung Quốc. Từ thời điểm này, liên tục có những diễn biến căng thẳng cả trên thực địa lẫn mặt trận ngoại giao đến khi cuộc nổ súng bắt đầu.

Ngày 15/1/1974, Hải quân Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam khi đổ bộ chiếm đóng các đảo Quang Hòa, Duy Mộng và Cam Tuyền.

10h, HQ16 đi tuần tiễu phát hiện trên đảo Cam Tuyền cắm cờ Trung Quốc và gần đó là một tàu đánh cá Trung Quốc màu xanh xám, mang tên Nam Ngư, số 402, có đại bác 25 ly. Tàu HQ16 đã dùng quang hiệu yêu cầu tàu Trung Quốc rời đảo nhưng tàu này không trả lời. Chiều cùng ngày, tàu Trung Quốc mới rời khỏi đảo.

Ngày 16/1/1974, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc gửi công hàm cho Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để lưu ý tình hình căng thẳng nghiêm trọng, có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, xảy ra bởi lời tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Sáng sớm hôm đó, HQ16 đi tuần và phát hiện trên đảo Quang Hòa có chòi canh, vọng gác cao gắn cờ Trung Quốc cùng một chiến hạm Trung Quốc di chuyển quanh đảo. HQ16 yêu cầu tàu này rút lui nhưng không có tín hiệu trả lời. Đảo Duy Mộng không có người nhưng có hai tàu nhỏ của Trung Quốc ở gần bờ.

Trưa 16/1, HQ16 đưa 16 nhân viên cơ hữu lên đảo Vĩnh Lạc để thám sát, phát hiện có mộ và bia đã đề chữ Hán. Lúc 15h35, HQ16 ghi nhận tại Tây Nam đảo Cam Tuyền có hai tàu đánh cá Trung Quốc được vũ trang đại bác 25 ly, mang số 402 và 407.

Ngày 17/1, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa gửi công hàm cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đề nghị ban bố mọi biện pháp thích hợp để cải thiện tình hình.

Trên thực địa, lúc 11h, HQ16 hoàn tất đổ bộ đoàn 15 nhân viên cơ hữu lên tăng cường giữ đảo Vĩnh Lạc. Nhóm này có nhiệm vụ phá hủy các tấm mộ bia và tổ chức phòng thủ trên đảo.

15h cùng ngày, HQ16 đến đảo Cam Tuyền, án ngữ tại phía Đông Nam để yểm trợ cho HQ4 đổ bộ 27 biệt hải lên phía Tây đảo Cam Tuyền trong khi hai tàu Trung Quốc 402 và 407 đang ở phía Nam đảo Cam Tuyền.

18h, HQ4 phát hiện hai tàu Trung Quốc Kronshtadt 271 và 274 từ đảo Quang Hòa tiến về đảo Cam Tuyền. HQ4 đã dùng quang hiện yêu cầu các tàu này rời đi, tàu Trung Quốc cũng dùng quang hiệu trả lời rằng các đảo này thuộc chủ quyền của họ và yêu cầu chiến hạm Việt Nam Cộng hòa rút lui. Tiếp đó, các tàu này chạy quanh HQ4 và di chuyển chặn đầu chiến hạm, bất chấp quy tắc hàng hải quốc tế.

Ngày 18/1, một trong bốn tàu Trung Quốc rời đảo Quang Hòa tiến về HQ4 lúc 4h30. Nhưng sau khi HQ4 tiến sát tàu địch thì tàu này rút lui về phía đảo Quang Hòa. 8h45, HQ16 phát hiện thêm một tàu Trung Quốc di chuyển phía Đông Nam đảo Duy Mộng. Trên đảo đã thấy cờ Trung Quốc.

10h30, HQ4 hoàn tất đổ bộ đoàn 15 nhân viên cơ hữu lên tăng cường giữ đảo Cam Tuyền và rút tất cả 27 biệt hải trở về chiến hạm. Tàu Trung Quốc mang số hiệu 407 tiến về phía HQ16.

15h cùng ngày, Đại tá Hà Văn Ngạc và HQ5 đến Hoàng Sa. Hải đoàn gồm HQ4, HQ5, HQ16 tiến về Quang Hòa với hy vọng có thể đổ bộ toán hải kích lên đảo. Hai tàu Trung Quốc 271 và 274 tiến tới chặn đường. Hai bên liên lạc quang hiệu, xác nhận Hoàng Sa là lãnh hải của mình và yêu cầu phía bên kia phải rời ngay lập tức. Với hành động cố tình chặn đường có thể gây đụng tàu, Hải đoàn trở về phía Nam đảo Hoàng Sa, tiếp tục theo dõi chiến hạm Trung Quốc.

19h15, HQ5 phát hiện thêm hai chiến hạm Trung Quốc loại T43 cải biến mang số 389 và 396.

23h, Đại tá Hà Văn Ngạc nhận lệnh tái chiếm đảo Quang Hòa một cách hòa bình. Vị Chỉ huy trưởng chia Hải đoàn ra làm hai phân đoàn đặc nhiệm: Phân đoàn một gồm HQ4 và HQ5 do Hải quân trung tá Vũ Hữu San, chỉ huy với nhiệm vụ có mặt tại phía Nam và Tây Nam đảo Quang Hòa để đổ bộ hai toán hải kích và biệt hải. Phân đoàn hai gồm HQ10 và HQ16 do Hải quân trung tá Lê Văn Thự chỉ huy với nhiệm vụ giữ nguyên vị trí trong lòng vùng đảo Nguyệt Thiềm để yểm trợ cho việc đổ quân. Nếu cuộc đổ bộ không thành thì các chiếm hạm sẽ dùng hỏa lực tiêu diệt hai chiến hạm chủ lực của địch (271 và 274), còn quân Trung Quốc sẽ là mục tiêu tấn công cuối cùng.

19/1/1974 – Cuộc hải chiến 30 phút

7h sáng, HQ5 đổ bộ 22 hải kích lên bờ Tây Nam và HQ4 đổ bộ 27 biệt hải lên bờ Nam để tái chiếm đảo Quang Hòa nhưng thất bại trước hỏa lực quá mạnh của Trung Quốc. Cũng trong thời gian này, tàu Trung Quốc 402 và 407 tăng cường khoảng 2 đại đội lên bờ đông bắc đảo Quang Hòa.

8h50 và 10h, Tư lệnh Vùng 1 Duyên hải chỉ thị cho đại tá Hà Văn Ngạc tấn công tối đa vào các đảo. Nếu địch bắn phá, dùng mọi khả năng để chống trả. Nhận thấy chỉ thị này sẽ bất lợi cho hải đoàn vì chiến hạm địch có toàn lực trong lúc hải đoàn Việt Nam đang bị phân tán nên đại tá Hà Văn Ngạc đề nghị Tư lệnh Vùng 1 Duyên hải cho triệt hạ tàu địch trước. Tư lệnh đồng ý.

10h, Chỉ huy trưởng Hà Văn Ngạc ra lệnh rút hải kích và biệt hải. Các phân đoàn chuẩn bị tấn công tại các vị trí ấn định. Phân đoàn một gồm HQ4 và HQ5 đối đầu với hai hộ tống hạm 271 và 274 tại phía Tây Nam đảo Quang Hòa. Phân đoàn hai gồm HQ16 và HQ10 đối đầu với hai hộ tống hạm T43 là 389 và 396 tại phía Tây Bắc đảo Quang Hòa.

Cuộc tấn công của Phân đoàn 2 gồm HQ16, HQ10 diễn ra ở phía Bắc đảo Quang Hòa. Đúng 10h25, đại tá Hà Văn Ngạc ra lệnh tấn công các chiến hạm Hải quân Trung Quốc tại Hoàng Sa. HQ16 và HQ10 đứng yên, mọi ổ súng lớn, nhỏ từ mũi tàu ra sau lái đều nhắm bắn vào tàu Trung Quốc. Hải pháo giữa chiến hạm hai bên nã đạn trực tiếp không ngừng.

10h35, HQ10 báo cáo Đài chỉ huy trúng đạn, Hạm trưởng bị trọng thương, hầm máy bị cháy và ngập nước. Hạm trưởng HQ16 ra lệnh cho Hạm phó HQ10 là đại úy Nguyễn Thành Trí lên thay quyền chỉ huy. HQ10 vẫn tấn công ào ạt vào chiếc 396 của Trung Quốc đang tiến gần.

10h45, chiếc 389 bị trúng đạn bốc khói mù mịt.

Thuỷ thủ Việt Nam Cộng Hoà vừa chiến đấu vừa hát vang bài “Việt Nam – Việt Nam” của Phạm Duy khi thấy tàu địch trúng đạn bôc khói.

10h55, chiếc 396 bị bắn không điều khiển được, đụng vào HQ10 rồi lại bật ra xa, bị trúng thêm đạn bốc cháy xoay vài lần rồi dạt vào bãi san hô Tây Bắc đảo Duy Mộng. HQ10 cũng bị thiệt hại nặng nề, bị trúng đạn và không thể điều khiển được.

Trong khi đó, HQ16 bị trúng đạn lạc của HQ5, hầm máy bên phải ngập nước, vài phút sau, tàu bị nghiêng 15 độ. Phòng vô tuyến liên lạc truyền tin bị gián đoạn vì mất điện. Nhận thấy không thể tiếp tục tham chiến, HQ16 được lệnh rời khỏi lòng chảo, chạy về hướng Đà Nẵng.

11h10, HQ10 bị bỏ lại. Hạm trưởng và một số nhân viên tử thương. Hạm phó ra lệnh đào thoát.

Cuộc tấn công của Phân đoàn 1 gồm HQ5, HQ4 diễn ra ở phía Tây Nam đảo Quang Hòa. 10h25,

Hải pháo 76,2 ly của HQ4 ở sân mũi gặp trở ngại tác xạ ngay từ phút đầu tiên và phải chờ sửa chữa. Việc này đã làm đảo lộn các dự tính của đại tá Hà Văn Ngạc. Tuy vậy, HQ4 vẫn tận dụng hỏa lực còn lại, tiếp tục bám sát mục tiêu của mình trong tầm đại liên.

10h40, khẩu 76,2 ly của HQ4 ở sân lái sau bị hỏng bộ phận tấn công tự động nên phải điều chỉnh bằng tay, bắn từng phát một nặng nề và chậm chạp. Đại tá Ngạc đã ra lệnh cho HQ4 rút lui khỏi vòng chiến để sửa chữa và chỉ thị HQ5 yểm trợ cho HQ4 rút ra xa. HQ4 tuy bị trúng nhiều đạn nhưng máy móc chính và hệ thống truyền tin vẫn điều khiển tốt.

10h55, chiếc 274 bị trúng đạn, bốc cháy và dạt vào bờ san hô phía Nam đảo Quang Hòa. Đa số súng trên HQ5 bị trở ngại, trừ khẩu pháo 40 ly bên trái, máy siêu tần không còn liên lạc được, máy truyền tin trên đài chỉ huy cũng bị trúng đạn bể nát, đại tá Ngạc phải vào Trung tâm chiến báo dùng máy VRC46 để chỉ huy.

11h, chiếc 271 được chiếc 389 tiếp trợ, hợp lực quay lại tấn công HQ5. HQ5 bị trúng nhiều đạn nhưng phản công dữ dội khiến tàu địch thiệt hại nặng phải chùn lại.

Nhận được tin báo tăng viện của địch sắp đến, với tình trạng HQ10 không thể sử dụng, HQ16 nước vào hầm máy, tàu bị nghiêng, HQ4 và HQ5 trúng nhiều đạn chỉ còn hỏa lực rất hạn chế, Chỉ huy trưởng Hải đội đặc nhiệm ra lệnh cho HQ5 rút lui về hướng Đông Nam.

Hai tàu địch cũng bị hư hỏng nặng nên rút về hướng Đông Bắc Hoàng Sa. HQ5 cùng HQ4 rút về hướng Đông Nam và tiến về Đà Nẵng.

11h10, ba chiến hạm của Hải quân Việt Nam Cộng hòa buộc phải rút khi lực lượng tăng viện Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc nhập vùng (tàu hộ tống 281, 282 đến nơi sớm nhất, khoảng 30 phút sau khi Hải quân Việt Nam Cộng hòa rút). 15 nhân viên cơ hữu thuộc HQ16 bị kẹt lại đảo Vĩnh Lạc, 15 nhân viên cơ hữu thuộc HQ4 bị kẹt lại Cam Tuyền, các đảo của Việt Nam chỉ còn lực lượng quân đội trú phòng vệ, không còn hải pháo yểm trợ.

Toàn bộ quần đảo Hoàng Sa kể từ thời điểm này rơi vào tay Trung Quốc.

Sau trận hải chiến, HQ10 không điều khiển được, bị bỏ lại và sau đó bị Trung Quốc đánh chìm; 3 chiến hạm (HQ4, HQ5, HQ16) bị hư hại; 74 binh sĩ hy sinh, 28 người bị thương và 48 người bị bắt làm tù binh khi Trung Quốc tăng quân đổ bộ lên chiếm các đảo vào ngày 20/1/1974.

Về phía Trung Quốc, 2 chiến hạm (274 và 396) bị chìm hoặc dạt vào bãi san hô; 2 chiến hạm (271 và 389) bị thiệt hại nặng; không rõ số nhân viên bị thương và chết.

Diễn biến sau trận chiến Hoàng Sa

11h50 ngày 19/1/1974, hai chiến hạm tăng viện của Trung Quốc 281, 282 nhập vùng tiếp cứu các chiến hạm thiệt hại và nhân viên Trung Quốc bị thương, thiệt mạng. Hạm đội Trung Quốc tiếp tục sử dụng hải, lục, không quân tấn công và chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, bắt 50 tù binh (có 1 người Mỹ). Các tù binh này sau đó được trao trả vào ngày 17/2.

14h15 ngày 19/1/1974, HQ4 và HQ5 được lệnh quay lại Hoàng Sa tiếp cứu nhân viên đào thoát từ HQ10 đồng thời nhận được tin HQ16 sẽ được HQ6 hộ tống về Đà Nẵng.

Hải Quân Trung Tá Vũ Hữu San kể lại, chiến hạm đầy thương tích, không còn khả năng chiến đấu, thuỷ thủ đoàn rã rời sau 3-4 ngày và đêm không ngủ, đang bận bịu băng bó vết hương cho những quân nhân bị thương; nhận được lệnh của Tư Lệnh Hải Quân quay trở lại Hoàng Sa chiến đấu, nếu cần thì ủi tàu vào đảo đánh dấu chủ quyền. Quân lệnh cao như núi, làm thân chiến sĩ, cái chết nhẹ tựa lông hồng, ông cho hú còi nhiệm sở vận chuyển, ra lệnh đổi hướng chiến hạm trở lại Hoàng Sa.

17h20 ngày 19/1/1974, HQ4 và HQ5 gần đến Hoàng Sa thì nhận được lệnh trở về Đà Nẵng.

7h ngày 20/1/1974, HQ16 về đến vịnh Tiên Sa, cập cầu căn cứ hải quân Đà Nẵng.

7h30 ngày 20/1/1974, HQ4 và HQ5 cập cầu thương cảng Thống Nhất, Đà Nẵng.

Trong khi đó, ở trên bờ, 12h ngày 19/1/1974 Sư đoàn 1 không quân Việt Nam Cộng hòa nhận được lệnh chuẩn bị cuộc hành quân đánh bom các chiến hạm Trung Quốc tại Hoàng Sa. Sáng 20/1, Kế hoạch không tập các chiến hạm Trung Quốc tại Hoàng Sa hoàn tất và lực lượng tham chiến thuộc Phi đoàn 538 sẵn sang chờ lệnh.

Trưa hôm sau, kế hoạch dội bom các chiến hạm Trung Quốc tại Hoàng Sa bị hủy bỏ.

HQ 16 bị nghiêng15 độ phía tả hạm đang cập cầu tàu Đà Nẵng.
Một chiến hạm Trung Cộng bị hư hỏng nặng nề sau trận hải chiến Hoàng Sa (những vùng đen là vùng bị trúng đạn hải pháo).

Lê Vĩnh tổng hợp từ nhiều nguồn

- Quảng Cáo -

15 CÁC GÓP Ý

  1. Đến hẹn lại lên, thời gian này trên mạng xã hội xuất hiện khá nhiều bài viết cũng như video clip kêu gọi vinh danh các chiến sỹ đã hi sinh trong trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 đồng thời so sánh những chiến sỹ QDNDVN đã hi sinh trong trận Gạc Ma – Trường Sa năm 1988. Vì vậy tôi viết bài này để mọi người thấy rõ hơn về hai trận hải chiến Trường Sa Hoàng Sa và mục đích của những đối tượng đã thực hiện những bài viết trên.

    Có thể khẳng định rằng bản chất hai trận chiến là hoàn toàn khác nhau!

    Hoàng Sa năm 1974 quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) mạnh hơn rất nhiều so với Trung Quốc nghèo nàn về khí tài, lạc hậu về tác chiến thời điểm đó, Vậy mà hải quân VNCH đã tháo chạy tan tác trước quân đội Trung Quốc, thậm chí sợ quá bắn nhầm vào nhau, chính ông Lê Văn Thự thuyền trưởng HQ16 trong hồi ký của mình đã nói rằng “May là viên đạn không nổ, chứ nổ thì HQ-16 chìm tại chỗ! Lấy được viên đạn ra, toán tháo gỡ đạn dược ngạc nhiên cho biết rằng viên đạn “made in USA” và cỡ 127 ly. Sau này truy ra mới biết là đạn do HQ-5 bắn.” Kết thúc trận chiến, 2 chiến hạm hoàn toàn không nổ phát súng nào (HQ-4, HQ-5) mà chạy thẳng qua Cảng Subich – Philippines giao nộp tàu, vũ khí cho Mỹ, 1 chiến hạm bị chìm do đồng đội bắn, 1 chiếc bỏ chạy về Đà Nẵng trong khi nó dư sức đương đầu với đội tàu cũ và nhỏ của Trung Quốc.

    Trong khi Sự kiện Trường Sa 1988 khác hẳn. So sánh về mặt lực lượng rõ ràng các tàu của Hải quân Việt Nam không phải là đối thủ của các tàu khu trục Trung Quốc. Mặt khác cách điều động lực lượng cũng phản ánh phương châm của mỗi bên. Đối với Việt Nam là tiến hành thực hiện chủ quyền đưa quân đi xây dựng canh giữ các điểm đảo cũng như muốn duy trì hòa bình do vậy hầu hết các tàu đều là tàu vận tải chở vật liệu và lính công binh. Ngược lại, Trung Quốc lại điều các tàu chiến cực mạnh, trang bị nhiều vũ khí hạng nặng nhằm thực hiện bằng được âm mưu xâm chiếm Trường Sa bằng vũ lực. Tuy nhiên các chiến sỹ Việt Nam đã giữ vững ý chí chiến đấu, không ngại hy sinh bảo vệ được hai trong ba vị trí trọng yếu là Len Đao, Cô Lin, còn đảo Gạc Ma bị chiếm đóng. Những người lính Việt Nam quyết giữ trận địa đến cuối cùng. Trong đó tàu HQ-505 của Anh hùng – đại tá Vũ Huy Lễ bị hỏng nặng vẫn cố hết lực ủi lên bãi để làm công sự chiến đấu, sau đó đưa xuồng ra cứu đồng đội bị chìm… Nhờ đó mà ta giữ được 2 đảo, Trung Quốc chỉ chiếm được một đảo và không dám lấn tới nữa. Thế nên, những người lính Việt Nam trong trận chiến ngày 14/3 đều không hối tiếc, hối hận, không có người nói xuôi, kẻ nói ngược. (Đa số họ đều là lính công binh, tuổi đời còn rất trẻ. Trong tay họ khi lên cắm cờ, xây dựng mốc chủ quyền trên đảo đa số đều là tay không.)

    Việc tri ân những người con bỏ mình vì chủ quyền đất nước, ghi dấu ấn, nhắc nhở các thế hệ con cháu về hy sinh, mất mát của Tổ quốc, về cuộc đấu tranh trường kỳ khẳng định chủ quyền lãnh thổ là việc hết sức có ý nghĩa. Nhưng hiện tại có một số bài báo sử dụng sự TRI ÂN những chiến sĩ đã ngã xuống trong hai sự kiện giữa Hoàng sa 1974 với Trường sa 1988 như một công cụ để lồng ghép ý đồ, thể hiện sự cào bằng, đánh đồng bản chất hai sự kiện chỉ vì ý nghĩa “hòa giải dân tộc”.

    Ai cũng biết, Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm chiếm do bị là Mỹ – VNCH diễn kịch bán đứng Hoàng Sa cho Trung Quốc dẫn đến sự hèn nhát, bạc nhược của binh lính và cấp chỉ huy lúc đó. Sự thật là trong sự kiện đó hải quân Trung Quốc rất yếu, đa phần các tầu Trung Quốc tham chiến năm 1974 là tầu cá. Phòng không trên các tầu Trung Quốc lúc đó gần như là số không, trong khi VNCH có phi đội máy bay ném bom lớn thứ 3 thế giới.

    Tương quan chênh lệch rõ ràng như thế mà kết quả thì sao, quân VNCH không những nhanh chóng đầu hàng, buông xuôi, tệ hại đến mức không bắn địch mà bắn vào nhau rồi mạnh ai lấy chạy tám phương tứ hướng, chạy sang cả Philippines bỏ mặc hai tàu bị cháy, bỏ lại toàn bộ người nhái trên đảo (hồi ký của Trung tá Lê Văn Thự đã bày tỏ hối hận về điều này), một kịch bản điên khùng vụng về… Khi nghĩ về một trận chiến như thế người ta chỉ thấy thương cho 74 tử sĩ kia, tội nghiệp cho họ đã đi phục vụ một chế độ tay sai hèn nhát, không được Mỹ bảo kê là tự sát, tan tác. Kết quả là hiện tại, sau mấy chục năm, những tướng tá, chỉ huy VNCH, mỗi người một kiểu, chung quy vẫn nói xấu nhau, kẻ thì Bao Biện, người thì Tranh Công, Đổ Lỗi…

    Việc đánh đồng giữa hai sự kiện chẳng khác nào là sự nhục mạ những người lính đã nằm lại ở Gạc Ma, sỉ nhục vong linh các chiến sĩ đã hi sinh trên những đoàn tàu không số, làm tổn thương những cựu tù từng bị giam dưới thời chế độ VNCH đến nay vẫn còn sống và làm tổn thương những bà mẹ có con em hi sinh trong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà đến nay nhiều gia đình vẫn chưa đón được hài cốt của con họ về với quê hương. Hành động đó còn làm tổn thương hàng ngàn chiến binh thanh niên xung phong trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, chống chiến tranh phía Bắc, Tây Nam.

    Hòa hợp, đoàn kết dân tộc xuất phát từ tâm sáng lòng ngay đặc biệt là nhận thức lịch sử đúng bản chất. Hòa hợp nôm na là giao hòa tình cảm, bỏ qua quá khứ cùng hợp tác trên tinh thần anh em, máu mủ đồng bào. Được vậy thì HÒA GIẢI đương nhiên lại càng không cần đặt ra. Trên tinh thần HÒA GIẢI DÂN TỘC thì người ta phải biết đặt lợi ích chung lên trên, nhận thức đúng đắn lịch sử đất nước và lịch sử bản thân mà điều chỉnh trong cuộc sống.

    Thực tế HÒA GIẢI DÂN TỘC đã thành công với người dân trong nước và bộ phận lớn kiều bào. Chính nghĩa, chính danh đất nước phải đặt đúng chỗ, chứ không phải dùng từ ngữ hòa hợp hòa giải đồng sàng dị biệt cào bằng lịch sử nhằm phục vụ ý đồ nào đó.

    Sự ngụy biện núp dưới khái niệm “Hoà giải” trong trường hợp này, bản chất không khác gì hành động “bán nước”, sẵn sàng đánh đổi xương máu, danh dự của triệu triệu người hy sinh cho độc lập, thống nhất đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm cho hai chữ HÒA GIẢI.
    (St)

    #HNT
    #cpdvn

  2. Hôm nay VTV đưa lên những chiến sỹ VNCH đã hy sinh để bảo vệ Quần đảo Hoàng Sa của Việt nam, thành tâm kính cẩn tưởng nhớ 74 Chiến sỹ đã hy sinh vì bọn tàu khựa

  3. Năm đó mình đang học cấp 3 ở hà nội, nghe trộm đài Sài Gòn kêu gọi bắc nam hợp tác chống trung cộng xâm lặng, lúc đó không hiểu, bây giờ thì hiểu rồi.

  4. Quan doi nao ma anh dung du vay cong on nay lam sao ghi tac cho het quan doi ndvn a chac la ko phai vi nghe dau qdndvn chi co nhiem vu bam bo chu ko bam bien va bam dit tau cong nua chac an hon

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here