Tinh giản biên chế là cái giống gì?

- Quảng Cáo -

Đỗ Đăng Liêu – Việt Tân

Gần đây từ ngữ “tinh giản biên chế” được sử dụng khá nhiều. Nhưng “tinh giảm biên chế” là gì, thật ít ai biết rõ?

Theo sách báo của chế độ thì tinh giản biên chế (TGBC) được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế như sau:

“Tinh giản biên chế” được hiểu là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác và giải quyết chế độ, chính sách đối với những người thuộc diện tinh giản biên chế.”

Ai cũng biết là CSVN có biệt tài diễn đạt việc đơn giản thành ra khó hiểu. Và không phải vì vô tình mà là cố ý.

- Quảng Cáo -

Vậy, để nói cho đơn giản thì TGBC là giảm bớt công nhân viên nhà nước, tống cổ /đuổi bớt những công nhân viên vô tích sự, ngồi không ăn lương mà không làm gì cả, như nhận định của chính nhà nước CSVN là có đến 30% người ngồi không.

Xin được nhấn mạnh là TGBC chỉ áp dụng cho công nhân viên “nhà nước” và không dính dáng gì đến các công ty mà tư nhân làm chủ.

CSVN thực hiện TGBC ra sao?

Phạm Minh Chính

Cách đây 2 tuần lễ, ôngc, Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương, cánh tay trái của Tổng Trọng, trong vài trò Trưởng Đoàn Kiểm Tra của Bộ Chính Trị, đã làm việc với Ban Thường Vụ Thành Ủy Hà Nội, gồm cả ông Hoàng Trung Hải, Bí Thư Hà Nội, về vấn đề này.

Ông Phạm Minh Chính đã đưa ra nhận định, kể ra 3 điều không ổn về tình hình thi hành việc tinh giảm biên chế, như sau:

    • 1. Bộ máy quá cồng kềnh, hoạt động chồng chéo, kém hiệu lực, kém hiệu quả, càng thực hiện kế hoạch tinh giản thì biên chế càng tăng, bộ máy càng phình to hơn”.
    • 2. Có hiện tượng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, tác phong lối sống.
    3. Có hiện tượng tiêu cực, tham nhũng của những người có chức quyền.

Và ông Chính kết luận rằng “Nếu giải quyết được vấn đề tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành, công tác cán bộ thì công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, đẩy lùi suy thoái mới có hiệu quả.”

Điều đáng nói ở đây là với công việc đơn giản là “đuổi những người vô tích sự” mà ông Phạm Minh Chính đặt ra tới 3 điều kiện cần phải có trước, mà những điều kiện này xem ra còn khó hơn mục tiêu đuổi người, thì cho thấy là việc giải quyết được 3 vấn nạn: tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành và công tác cán bộ, vô cùng phức tạp, thử hỏi làm sao mà tinh giảm biên chế được.

Nghị định về TGBC được đưa ra vào năm 2014, tức là đã 3 năm. Nghe tin ông Chính về Hà Nội làm việc, những tưởng sẽ được nghe những báo cáo kết quả khả quan về TGBC, nhưng chỉ nghe ông Chính nói toàn những điều không tốt như kể trên. Nhà nước CSVN vốn đã quen “không cũng nói thành có”, thành thử phải ngầm hiểu là tình hình đã xấu tới độ “không thể nói không thành có” được nữa.

Tóm lại là nói vòng vo!

Tại sao lại có tình trạng 30% công nhân viên ngồi không ăn lương?

Như đã nhấn mạnh ở trên là tình trạng công nhân viên dư thừa, ngồi không ăn lương chỉ xẩy ra ở trong guồng máy nhà nước CSVN chứ không xẩy ra trong các công ty, hãng xưởng tư.

Mướn người làm việc thì phải trả lương. Trong các công ty tư nhân, khi có quá nhiều việc mà nhân viên làm không xuể thì chủ hãng phải mướn thêm người, nhưng họ không bao giờ mướn dư người để ngồi không ăn lương. Thậm chí, nếu công việc bớt đi thì hãng sa thải bớt người để giảm tốt kém vô ích.

Sở dĩ công nhân viên nhà nước dư thừa tới 30% vì đây là những thành phần con ông cháu cha hay do móc ngoặc đưa vào công sở nhận chức để ăn lương chứ không phải để làm việc. Hơn thế nữa, đảng CSVN không cần người làm việc mà chỉ cần người biết hô khẩu hiệu.

Đây là một hình thức tham nhũng công quỹ một cách trắng trợn. Nhà nước làm vậy được vì lương của những kẻ vô tích sự này là tiền thuế của dân chứ không phải tiền túi của các chủ hãng như các công ty tư nhân. Chả trách ngân sách và công quỹ thì cứ thiếu hụt mà tình trạng dư 30% công nhân viên vẫn ngày một trầm trọng hơn.

Vấn đề đặt ra là 30% này là những ai?

Đó không ai khác hơn là những đảng viên “kỳ cựu” của đảng cộng sản.

Ngày nay người ta không gia nhập Đảng CSVN với lý tưởng để phục vụ nữa mà là để được hưởng những quyền lợi như vậy. Để câu người vào Đảng hay muốn giữ cho đảng viên không bỏ Đảng thì phải tạo ra những công việc dư thừa này, do đó, ngày cứ phình lớn hơn là vì vậy. Đảng viên ở lại với Đảng chỉ vì quyền lợi theo tinh thần “còn Đảng còn mình”.

Hơn thế nữa, công việc càng dư thừa và càng chòng chéo thì càng thuận tiện cho việc tẩu tán tiền bạc và tài sản vì khó truy nguyên hơn.

Tại sao CSVN hô hào TGBC

Trong thời đại tin học, vì không còn khả năng bưng bít thông tin như trước đây, những chuyện sai trái của nhà nước CSVN ngày càng lộ ra ánh sáng khiến người dân bất bình và căm phẫn, trong đó tình trạng dư thừa 30% công nhân viên là một.

Vì vậy, để mong làm giảm sự bực tức của người dân, nhà nước CSVN tung ra việc TGBC, ra cái điều đang cố gắng sửa sai.

Nhưng qua chính nhận định của một lãnh đạo chóp bu CSVN là ông Phạm Minh Chính thì tất cả chỉ là tuyên truyền lếu láo của nhà nước. Nói là TGBC nhưng thực tế là không làm gì cả. Càng rêu rao là loại bỏ bớt dư thừa thì ngày càng dư thừa hơn nữa. Vì trong thực tế, nếu họ dám cắt 30% dư thừa này, đảng CSVN sẽ sụp đổ trong chốc lát.

TGBC là một loại thuốc thoa mới mà CSVN chế ra để thoa lên mối căm phẫn của người dân, nhưng không hiệu quả, mà chỉ là đổ thêm dầu vào lửa và thêm một lần dối trá.

Kết luận

Tóm lại, TGBC chỉ là lời nói miệng, là tuyên truyền, để đánh lừa người dân, chứ không phải thực tâm.

Tất cả guồng máy công quyền CSVN, từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên, là một hệ thống tham nhũng dày đặc không còn đường gỡ.

Sự hiện hữu và tồn tại của một chức vụ là do cấu kết dây mơ rễ má chằng chịt. Tham nhũng nọ nợ tham nhũng kia. Anh cất nhắc tôi, tôi phải cất nhắc con cháu, gia đình họ hàng người thân bạn bè của anh. Số lượng 30% công nhân viên dư thừa này gốc gác đến từ đó. Cắt đi làm sao được vì bứt dây thì động rừng.

Nói như ông Phạm Trọng Đạt, Cục Trưởng Cục Chống Tham Nhũng là “Tham nhũng là những người có chức vụ quyền hạn. Chúng tôi chống lại có khi chúng tôi chết trước”.

Ông Đạt quả là một tay tham nhũng sành sõi, biết và hiểu rất rõ về tham nhũng tại Việt Nam, nên mới có phát biểu chính xác như vậy. Ông Đạt đã phát biểu như thế, có nghiã là ông ta biết mình không thể hoàn thành công việc chống tham nhũng được, vậy mà ông ta vẫn nhận việc, và nhà nước CSVN vẫn tiếp tục giữ ông Đạt trong trách vụ đó thì rõ ràng là để ông Đạt ngồi đó làm vì, cho có, chứ không có thực tâm chống tham nhũng.

Từ đó cho thấy là CSVN sẽ không bao giờ giải quyết được tình trạng dư thừa 30% công nhân viên nhà nước, vì những công nhân viên vô tích sự này đơn giản chỉ là những món “quà”, những phần thưởng, những đổi chác của hệ thống tham nhũng CSVN, mà tiền “quà” thì người dân chi trả.

Đảng CSVN chỉ một lòng lo giải quyết vấn nạn của Đảng là dùng “biên chế” như món quà hối lộ, để kéo dài sự tồn tại của Đảng.

Mục tiêu của người dân Việt Nam thì hoàn toàn khác, đó là giải quyết Vấn Nạn của Đất Nước, là chấm dứt Đảng CSVN. Khi Đảng CSVN không còn nữa thì không chỉ vấn nạn dư thừa công nhân viên sẽ biến mất mà hàng ngàn những vấn nạn chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá,… cũng sẽ không còn nữa.

Cùng tác giả:

- Quảng Cáo -

2 CÁC GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here