BOT Cai Lậy: Một trận đối kháng dân sự thú vị

Giới tài xế trả phí bằng tiền lẻ khi qua trạm thu phí BOT Cai Lậy. Ảnh: Zing.vn
Giới tài xế trả phí bằng tiền lẻ khi qua trạm thu phí BOT Cai Lậy. Ảnh: Zing.vn
- Quảng Cáo -

Mẫn NhiViệt Nam Thời Báo |

Cần xác định rõ, “cuộc chiến Cai Lậy” là cuộc chiến dân sự, để từ đó có những nhận định phù hợp hơn.

BOT Cai Lậy đã nhận được 1.500 tờ tiền trị giá 100 đồng, và điều này đồng nghĩa với việc chiến thuật 25+1 của cánh tài xế tạm thời phá sản.

Tờ tiền 100 đồng tưởng chừng như biến mất trong thời kỳ 500.000 đồng lên ngôi, lại trở thành nhân chứng sống động nhất trong cuộc chiến dành lại quyền lợi chung trên cơ sở thượng tôn pháp luật.

- Quảng Cáo -

Tờ tiền này vừa cho thấy lực lượng công an tỉnh Tiền Giang vi phạm pháp luật nghiêm trọng khi can thiệp vào quan hệ giao dịch dân sự thuần túy; vừa biểu hiện cho tính quyền lực nhà nước bị lợi dụng bởi một nhóm người (thay vì đại diện cho lợi ích cộng đồng); trên tất cả nó lột tả đều đủ nhất tính cứng đầu về chính sách “ăn BOT” của Bộ GTVT,…

Ở một góc khác, tờ tiền 100 đồng cho thấy sự chuyển biến nhận thức của những người dân, đặc biệt là cánh tài xế, họ cho thấy sự đoàn kết trong giải quyết vấn đề liên quan đến lợi ích hợp pháp của mình (kể cả thuê luật sư cho tài xế bị bắt vì bị áp đặt tội danh gây cản trở giao thông). Ở một mức độ nào đó, có thể khẳng định rằng, những anh tài xế trở thành những nhà bất tuân dân sự Việt Nam với tính thực tiễn cao nhất.

Hãy xem, từ câu chuyện đưa tiền lẻ để kéo dài thời gian đếm dẫn đến xả trạm, cho đến khi chủ đầu tư BOT Cai Lậy trở lại với làn tiền lẻ và tiền chẵn để phân tách tài xế sử dụng tiền lẻ qua một bên nhằm dễ giải quyết thì những tài xế lại sử dụng phương thức 25+1 (tức là số tiền là chẵn, nhưng buộc phải trả lại 100 đồng tiền thừa cho cánh tài xế). Nó cho thấy, cánh tài xế đã có sự linh động, sáng tạo trong áp dụng phương thức đấu tranh của mình, nhưng không thoát ly khỏi tính thượng tôn pháp luật.

BOT Cai Lậy khiến cho bộ mặt trung ương, mà đặc biệt là Bộ GTVT được phơi bày trong việc tiếp tục cách hoạt động dung dưỡng cái sai liên quan đến vị trí trạm BOT. Nó đến mức, khi ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh không được kéo dài, thì Bộ GTVT đã khẳng định sẽ giữ nguyên BOT và ‘gỡ rối” bằng cách phối hợp với Bộ Công An để xử lý những người mà Bộ này cho là “quá khích”, kết hợp với Ngân hàng Nhà nước chuyển lượng tiền lớn 100 đồng về Cai Lậy, đồng thời “tuyên truyền để dân hiểu”.

Những động thái này cho thấy, lợi ích của trạm BOT quá lớn, lớn đến mức buộc NHNN phải tiến hành in và phát hành tiền giấy 100 đồng để “hỗ trợ” – trong khi đồng tiền này không có khả năng sử dụng trong thực tế xã hội, chi phí in ấn nhằm hỗ trợ rút ra từ nguồn ngân sách là quá lớn để có thể đặt câu hỏi về tính hợp pháp, thực tế và khoa học về hoạt động này. Đó là chưa kể những thiệt hại lớn về kinh tế và bất ổn xã hội khi đoạn đường quốc lộ 1A này rơi vào trạng thái… tắt – dù ở mức độ tạm thời!

Một Facebooker Nguyễn Tiến bày tỏ: Cách bộ GTVT thách thức với dân, quyết chiến đấu với dân khi tuyên bố “không dời trạm BOT Cai Lậy, quyết giữ để thu phí, nếu tắt thì xả sau đó lại thu” là một hành động ngu xuẩn, coi thường luật pháp, coi rẻ sinh mạng, lợi ích của dân là đây. Hãy hình dung nếu có những ca cấp cứu từ các tỉnh miền Tây hướng về Sài Gòn, khi mạng sống của bệnh nhân được tính bằng những “phút vàng” nhưng gặp phải cảnh ùn tắc giao thông do trạm thu phí BOT Cai Lậy gây ra thì hậu quả sẽ thế nào? Bệnh nhân sẽ chết do cấp cứu không kịp thời thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Nên nhớ rằng mạng người là vô giá và nếu những người cấp cứu kia là cán bộ, đảng viên cao cấp, là người thân của quan chức ngành giao thông vận tải thì những kẻ quyết tâm giữ trạm BOT Cai Lậy có đau không? Mặt khác, tình trạng ùn tắc giao thông do trạm thu phí này gây ra dẫn đến hàng hóa không được vận chuyển kịp thời, gây mệt mỏi cho hành khách… thì những thiệt hại này ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho dân?

Điều đó cho thấy rằng, sự phối hợp hành chính tưởng chừng đồng bộ đó chỉ xảy ra khi tiến hành một hoạt động bảo vệ lợi ích cộng đồng, bảo vệ lợi ích nhà nước thì nay trở thành bảo vệ lợi ích cái sai… doanh nghiệp. Nói đúng hơn, trạm BOT được giải quyết theo hướng… đối phó với người dân.

BOT Cai Lậy lại xả trạm hôm 1/12/2017, sau một ngày thu phí trở lại, bởi giới tài xế phản đối bằng cách dùng tiền lẻ để trả phí gây ùn tắc giao thông. Ảnh: Tiền Phong.
BOT Cai Lậy lại xả trạm hôm 1/12/2017, sau một ngày thu phí trở lại, bởi giới tài xế phản đối bằng cách dùng tiền lẻ để trả phí gây ùn tắc giao thông. Ảnh: Tiền Phong.

Vấn đề là ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có vô can không khi mà trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, ông là người đại diện đứng đầu, và Bộ GTVT lại nằm trong cái gọi là nội các Chính phủ?

Trong một thông tin có liên quan, các tài xế trong nhóm Bạn Hữu đường xa đang vạch ra phương thức đấu tranh mới. Trong đó tiếp tục sử dụng tiền lẻ 100 đồng để giao dịch nhằm gia tăng thời gian kiểm đếm.

Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Trần Vũ Hải đã chia sẻ, nếu Bộ giao thông vận tải quyết như vậy [giữ trạm BOT Cai Lậy cho bằng được], nhất là khi tân Bộ trưởng Bộ GTVT là người ký dự án BOT này, các lái xe và doanh nghiệp vận tải cần sử dụng biện pháp pháp lý để tiếp tục đấu tranh. Họ có thể kiện ra Toà, yêu cầu Toà ra phán quyết chủ BOT Cai Lậy chỉ được phép thu phí xe sử dụng đường tránh, và trước mắt ban hành biện pháp khẩn cấp buộc chủ BOT không được tuỳ tiện thu phí những xe không đi qua đường tránh.

Rõ ràng, khi quan điểm nhà nước và cộng đồng không cùng một mạch, thì một trận chiến dân sự thú vị cũng trở thành một mắt xích cho một phong trào dân sự lớn, có tính chất xã hội rộng mở hơn về sau.

Điều quan trọng, nhà nước cũng tự tiếp tục đẩy mình vào trạng thái mất tính chính danh từ đây.

- Quảng Cáo -

68 CÁC GÓP Ý

  1. Tien to giay 100 hay 500.000 dong. Nguoi Dan duoc Quyen Tu Do mua hay ban hay tra tien cho bat cu cong viec hay cong chuyen lam an > Dieu hop phap! Vi dong tien lo do Nha Nuoc CHXHCN Viet Nam phat hanh ra. Cac Anh Em TAI XE wa tram ( BOT) tra tien bang khac nao la Quyen rieng tu cua ca nhan. Nguoi ta khong co vi pham Luat Phap. Nhung ai khong chiu thu nhan nhung dong TIEN do cac TAI XE tra > La nhung ke ( PHAN DONG) cuc ky ( PHAN DONG) Cong An la an dong luong cua nguoi Dan dong thue. Thi phai co trach nhiem bao ve cho Dan. Khong duoc bao ve cho cac nha thau tu nhan.

    • Đúng vậy bạn Hai Thảo. Khi đông đảo anh em tài xế cùng có phản ứng, có hành động – dù nhỏ thôi, nhưng giống nhau – các anh em ấy tạo cho mình sức mạnh đáng kể để phản kháng lại hữu hiệu hành vi phải gọi là bóc lột mới đúng nghĩa của giới đầu tư BOT cấu kết với chính quyền.

    • Toi thăc măc !giơi dau tu bot cau ket vơi chih quyên ,hay bot do cua chih quyen ..?bơi chih quyen luôn dưg ve ke co nhiu tien ,ngân hang fai in tien de dôi fo ,canh tai xê dau tranh thanh trug choi voi da ,dug toi N.H.thi canh tai xe da so la dan ngheo ldu se thua nhug nhan dan se thau hieu ..nguoi dan V.N.la mot dan no le trog tay chug .cai nghiep fai tra cua dan ta .cho di ai chien thag ma ko he chien bai .chug cug da muc ruôg den noi rôi..

    • Vinh Nguyễn quan trọng là người dân rất khôn khéo khi “sử dụng hình thức đấu tranh bất bạo động” đối với cường quyền. Tiền bạc, và bạo lực không khuất phục được lòng dân. Dần dần sẽ có thêm nhiều người tham gia bằng nhiều hình thức, và cách thức khác nhau.

    • tà quyền thì sao tồn tại được. Lấy dân làm gốc nhưng độc tài xem dân như những con cừu cho chúng lấy lông vắt sữa, còn lợi ích của nó mới là cốt lõi thì ton tại sao nổi

    • Rat chuan loi het ca tren va duoi luon tu dia phuong la tinh Tien Giang de tan Bac Tong . Vi Bac dang ho hao chong tieu cuc va tham nhung ma tro nay chang nhe Bac khong biet face book nen khong duoc cap nhat thong tin trung thuc vi cac Bao le phai va VTV deu khong dua tin trung thuc ….

  2. Có câu nói ” khó vạn lần dân liệu vẫn xong” được lòng dân => được tất cả.
    Mất lòng dân mất tất cả.
    Nhà nước và chính quyền này phải “do dân và vì dân”.

  3. Không đồng ý khi vị trí bot nằm sau chỗ nhưng cần đính chính là k phải ngân hàng in thêm tiền mới mà là lấy tiền có sẵn trong kho,tờ 1 trăm đồng in từ năm 1992.

  4. Thật buồn , và buồn cười khi toàn người lớn phải ứng xử với nhau bằng trò con nít , và nguyên nhân sâu xa do chính quyền dung dưỡng bảo vệ doanh nghiệp chèn ép cướp đường …

  5. To menh gia 200 ma da that thu roi con doi pho tung ra to 100$ vay cu tien 100- 200$ ma tra . Tai sao tram tra lai tien le ma nhung nguoi tra phi khong co quyen su dung tien le de tra cho tram thu phi .Luat nao qui dinh nhu vay va dieu nao trong hien phap nha Nuoc Viet Nam qui dinh ve nhung qui dinh nay ….?

  6. Hoan hô cac tai xe.phai dong long de dep bo cai xa hoi uy hiep nguoi dân nay.toan dân doan kêt dê xa hôi bot di canh nô lê boc lôt.voi chinh trên que huong.voi chinh đông bao cua minh.dan cang khô thi nha nuoc lai cang de doa đên đoi sông va quên loi.chung tôi la nguoi dân chung la nguoi dân chung tôi muôn co quyen loi

  7. Các bác tài đã cho thấy giá trị đúng của tờ tiền mệnh giá 100đ, 200đ… thường gọi là tiền lẻ bị bỏ quên! Nếu không chấp nhận tiền lẻ mới là vi phạm pháp luật về tiền tệ.
    Xây dựng sự công bằng từ đồng tiền lẻ. Quá hay!

  8. Dân tài xế chắc cũng chẳng ai ngán mấy thằng giang nắng này đâu chẳng qua nó được bảo kê ko thì chết con mẹ nó liền. Còn mấy con chó phản chủ mang súng ra để hù thôi dám bắn con mẹ nó

  9. 100VNĐ rất có “giá trị tinh thần” và được bọn Ngân hàng lấy lý do hiếm để chào bán với giá cắt cổ.
    Cám ơn các Bác tài đã giúp nó sống lại :).
    Giờ không cần “hàng mã” nữa, đã có 100VNĐ thật luôn rồi.
    PS: cái lũ rồng rắn để tranh dành mua “hàng mã” này giờ chắc tức ói máu

    https://www.youtube.com/watch?v=Ilk_KOdjRPg

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here