Jack Ma, hãy tránh xa Việt Nam!

Jack Ma
- Quảng Cáo -

Lê Anh Hùng – Blog VOA

Bên lề Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 diễn ra tại Đà Nẵng vừa qua, sự kiện tỷ phú Jack Ma, người sáng lập và là Chủ tịch tập đoàn Alibaba của Trung Quốc, sang Việt Nam từ ngày 4 – 8/11 đã thu hút sự chú ý rất lớn của dư luận.

Với giá trị tài sản lên đến 47,6 tỷ USD tại thời điểm tháng 11/2017, Jack Ma hiện là người giàu nhất Trung Quốc và giàu thứ 11 trên thế giới. Ông ta đã trở thành một biểu tượng toàn cầu về tài năng kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp trong kinh doanh, và thậm chí còn đứng thứ hai trong danh sách “50 nhà lãnh đạo ảnh hưởng nhất thế giới” năm 2017 do tạp chí Fortune bình chọn.

Với một hành trang choáng ngợp như thế nên chẳng có gì khó hiểu khi công chúng Việt Nam dành cho vị khách đến từ Trung Quốc này một sự chú ý đặc biệt.

- Quảng Cáo -

Bệ phóng của hàng giả

Khởi sự Alibaba.com với 60.000$ cùng 17 nhà đồng sáng lập khác, Jack Ma đã đưa Alibama phát triển với tốc độ khó tin, trở thành một công ty mẹ với 9 công ty con chính là Alibaba.com, Taobao Marketplace, Tmall, eTao, Alibaba Cloud Computing, Juhuasuan, 1688.com, AliExpress.com và Alipay.

Tuy nhiên, bên cạnh tài năng kinh doanh xuất chúng, con đường Jack Ma đưa Alibaba Group trở thành một đế chế kinh doanh hùng mạnh vẫn băng qua những khoảng tối gây nhiều tranh cãi.

Sự phát triển thần tốc của Alibaba luôn gắn với vô số tai tiếng về kinh doanh hàng giả. Tháng 1/2015, Cục Quản lý Nhà nước về Công nghiệp và Thương mại của Trung Quốc đã công bố một nghiên cứu khảo sát, trong đó cho biết chỉ 37% hàng hoá mà họ kiểm tra trên Taobao là hàng chính hãng, 63% còn lại là hàng giả.

Về phần mình, Jack Ma thanh minh rằng vấn đề hàng giả là do luật pháp yếu kém của Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đó thật khó thuyết phục được ai. Và tháng 5 vừa qua, Alibaba đã bị đình chỉ tư cách thành viên trong IACC (International AntiCounterfeiting Coalition), một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận chuyên chống hàng giả và vi phạm bản quyền.

Trong một báo cáo được công bố ngày 22/6 vừa qua, Tổ chức Cảnh sát Châu Âu (EuroPol) cho biết: Năm 2015, Trung Hoa đại lục và Hong Kong là nơi xuất xứ của 86% hàng giả trên thế giới. Và mỗi năm Trung Quốc kiếm đến 400 tỷ USD từ hàng giả.

Chính phủ Trung Quốc xưa nay vẫn nhắm mắt làm ngơ trước vấn nạn hàng giả ở đất nước này. Và chính sách dung dưỡng hàng giả của Bắc Kinh chắc chắn là một bệ phóng quan trọng cho sự thăng tiến ngoạn mục của Alibaba.

Không quay lưng lại với những gì đã giúp mình thành công, ông chủ Alibaba tỏ ra hồn nhiên: “Hàng giả Trung Quốc còn tốt hơn hàng thật!”

Chưa hết, Jack Ma còn thành lập công ty APN tại “thiên đường thuế” Cayman Islands rồi thông qua APN nắm giữ cổ phần trong Alibaba Group và các công ty con.

“Người Trung Quốc làm gì cũng có tính toán.” Chính phủ Trung Quốc đã hậu thuẫn hết mình cho các tập đoàn công nghệ tư nhân như Huawei hay ZTE rồi biến chúng thành những tập đoàn gián điệp nhằm mục đích thu thập tin tức trên khắp thế giới (Việt Nam đã trở thành “sân nhà” của hai tập đoàn này từ lâu). Vì thế, câu hỏi hợp lý đặt ra là: Liệu Alibaba của Jack Ma có sẽ trở thành công cụ chính trị và kinh tế của Bắc Kinh.

Tham vọng của Jack Ma tại Việt Nam

Chuyến thăm Việt Nam công khai và ồn ào của Jack Ma vừa qua có thể khiến một số người nghĩ đây là lần đầu Jack Ma đưa Alibaba đến Việt Nam tìm cơ hội kinh doanh.

Thực ra, Jack Ma đã sang Việt Nam lần đầu cách đây 11 năm. Alibaba cũng đã có một vài đại lý hợp tác kinh doanh ở Việt Nam, nhưng chỉ ở quy mô nhỏ.

Với việc kinh tế Trung Quốc bắt đầu giảm tốc vài năm qua, nhu cầu tìm kiếm tăng trưởng bên ngoài thị trường nội địa của Alibaba ngày càng trở nên cấp thiết. Trong bối cảnh đó, tháng Tư năm ngoái, Alibaba đã chi 1 tỷ USD để sở hữu 51% cổ phần Lazada, sàn thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á hiện nay và đang hoạt động tại 6 thị trường chủ chốt là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia và Việt Nam. Tháng 6/2017, Alibaba lại rót thêm 1 tỷ USD vào Lazada để nâng tỷ lệ sở hữu lên 83%.

Hiện tại, Lazada đã chiếm đến 1/3 thị phần thương mại điện tử của Việt Nam. Tại lễ kỷ niệm 5 năm Lazada Việt Nam hồi tháng Ba vừa qua, đại diện Lazada đã tiết lộ tham vọng của mình: duy trì đà tăng trưởng 2 con số mỗi năm, thu hút 80% người mua sắm trực tuyến sử dụng dịch vụ của mình vào năm 2020, và đạt 100 triệu dollar doanh thu trong ngày Cách mạng mua sắm trực tuyến 11/11/2020.

Rõ ràng, mục tiêu của Lazada là thống lĩnh thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Ngày 12/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Tập Cận Bình đã chứng kiến Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc ký kết bản ghi nhớ về việc thành lập nhóm công tác, hợp tác thương mại điện tử. Con đường đưa Alibaba tiến vào một thị trường mà Jack Ma ví như “mỏ vàng” qua đó trở nên thênh thang hơn bao giờ hết.

Một mũi tên trúng nhiều đích

Trong chuyến thăm Việt Nam vừa rồi, Jack Ma đã ký kết hợp đồng hợp tác giữa Alipay với NAPAS. NAPAS là đơn vị trung gian thanh toán duy nhất được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử tại Việt Nam, với các cổ đông chính là Ngân hàng Nhà nước và 15 ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam.

Còn Alipay là gì?

Alipay là tiện ích thanh toán điện tử do Alibaba sở hữu và phát triển. Nhiệm vụ chính của Alipay là bảo lãnh thanh toán trong các giao dịch trực tuyến. Khi một đơn hàng giao dịch trực tuyến được khởi tạo, Alipay sẽ đóng vai trò là bên trung gian thứ ba đảm bảo cho đôi bên thực hiện giao dịch. Alipay nhận tiền từ bên mua hàng, đóng băng khoản tiền thanh toán rồi thông báo tới bên bán hàng và đề nghị bên bán hàng xuất hàng tới địa chỉ bên mua hàng như cam kết. Sau khi nhận được hàng và hoàn tất việc kiểm hàng, bên mua sẽ gửi xác nhận tới Alipay để gỡ băng khoản thanh toán; bên bán lúc này sẽ nhận được tiền và giao dịch hoàn tất.

Năm 2003, khi sàn thương mại điện tử Taobao ra đời, trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển của nó là thiếu một cơ chế tạo niềm tin giữa bên mua và bên bán. Hai bên đều lạ lẫm với nhau nên thiếu tin tưởng lẫn nhau. Người mua không muốn trả tiền trước, còn người bán thì không muốn chuyển hàng trước. Sự ra đời của Ailpay đã giúp giải quyết vấn đề này, mở đường cho sự phát triển bùng nổ của Taobao cũng như các sàn thương mại điện tử khác của Alibaba Group.

Tại Trung Quốc, Alipay hiện có khoảng 450 triệu người dùng, chiếm tới 61,5% số giao dịch trên thị trường thanh toán di động, và đang hướng tới mục tiêu 2 tỷ người dùng trên toàn thế giới vào năm 2025.

Hiện nay, với một ví điện tử Alipay trong tay, người ta có thể dễ dàng thanh toán đơn hàng không chỉ trên những website thương mại của Alibaba mà cả nhiều sàn thương mại điện tử khác của Trung Quốc.

Như vậy, thông qua hợp đồng hợp tác giữa Alipay với NAPAS, Jack Ma đã bắn một mũi tên trúng nhiều đích: vừa được tiếng là giúp Việt Nam phát triển thanh toán điện tử và thương mại điện tử như tuyên bố hùng hồn của ông ta, vừa tạo bệ phóng cho sự phát triển của sàn TMĐT thuộc sở hữu Alibaba tại Việt Nam, vừa mở đường cho sự đổ bộ ồ ạt của hàng hoá “made in China” thông qua Lazada cũng như các sàn thương mại điện tử khác của Trung Quốc. Nếu viễn cảnh này trở thành hiện thực, hàng hoá Việt Nam cùng nền sản xuất trong nước không bị bức tử ngay trên sân nhà thì mới lạ.

Kinh tế quyết định chính trị

Thủ tướng Hun Sen từng nói đại ý là ông ta không lo ngại Trung Quốc bởi Campuchia không tiếp giáp nước này. Trở thành đồng minh thân cận nhất của Bắc Kinh trong khối ASEAN, Hun Sen gần như nhắm mắt cho các nhà đầu tư Trung Quốc mặc sức “làm mưa làm gió” khắp đất nước. Và đến giờ thì có lẽ chỉ còn mỗi Hun Sen là vẫn chưa nhận ra một thực tế là hiểm hoạ “Hán hoá” đã nhãn tiền trên xứ sở chùa tháp.

Hạ tầng kinh tế quyết định thượng tầng chính trị. Đó là quy luật mà dường như các ông chủ Trung Nam Hải mới “ngộ ra” thời gian gần đây trong sách lược với Việt Nam.

Một nền kinh tế phát triển cao trong hàng vài chục năm như Trung Quốc dĩ nhiên là có nhiều bài học thành công như Jack Ma. Tuy nhiên, xuất phát từ lịch sử đau thương hàng nghìn năm của dân tộc, cũng những vấn nạn “made in China” đang diễn ra trên khắp đất nước, điều đó không có nghĩa là chính phủ Việt Nam cần mở rộng cửa chào mời họ.

Giống như “mối tình hữu nghị” giữa hai quốc gia láng giềng Toracanxi và Hopantomola, lãnh đạo Việt Nam bên ngoài có thể vẫn phải dành “những lời có cánh” cho Jack Ma hay các ông chủ Trung Quốc tiềm ẩn những hiểm hoạ khó lường khác, nhưng bên trong thì cần phải hành động theo mệnh lệnh của hàng chục triệu đồng bào: Jack Ma, hãy tránh xa Việt Nam!

“Ma” not welcome
- Quảng Cáo -

81 CÁC GÓP Ý

  1. Tui khong can biet Ong nay (JACK MA) Trieu Phu hay Ty Phu ! Tui khong co QUY LAY hay CUI DAU chao don Ong nay ( JACK MA) Tui chi biet la DONG TIEN tui kiem duoc la cong suc lao dong va nhung giot mo hoi cua tui do xuong.

  2. Bỏ tiền ra tổ chức sự kiện nói phét rồi thuê vài thằng tung hô lên lăng xê, đánh bóng bản thân. nhiều người thấy thế tưởng thật thế là dính giống như con chuột dính bẩy để rồi……

  3. Ôi Jack Ma nếu ông là người Mỹ dù ông chỉ có 1/2 số tài sản như hiện có thì cũng đã được các anh lưu manh giả danh dân chủ tung hô rầm trời rồi

    • Đụ mẹ mày việt cộng Moi hoang mày biết cái cc jack lồn ma , mà nói. Mày là con chó súc vật tao đã đập chết con mẹ mày rồi bây giờ còn lên xàm à? Địt mẹ mày đi đâu cũng gặp mày rất xui

    • Phi Cong Tre Đụ mẹ mày thằng phản động chó chết mày chỉ biết háng bà già đầy máu mà cũng đòi to toe hả . Mày là con chó súc vật tao đã đập chết con mẹ mày rồi bây giờ còn lên xàm à? Địt mẹ mày đi đâu tao cũng muốn nhổ vào mặt mày cả. Nhưng mặt khỉ của mày lại đáng yêu lắm cưng à

    • Phi công trẻ lái máy bay bà già. Thằng chó hoang. Lại gặp mày nữa rồi. Hôm̉ rày không thấy mày. Mày bú chim bà già đc mấy con nữa rồi. Địt mẹ mày thằng chó phản động 3/ xỏ lá. Gặp mày ở đâu là tao đánh chết mẹ mày thằng chó hoang Hjhj

  4. May thang cha cam quen thuong hay ton vinh nhung ty phu the gioi du han co noi the nao di nua sai la Cung cho dung o song Phai co duc co tai thi Dan moi tin moi kinh trong dang nay may thang cha cs cu tien la tren het can loi voi cs

  5. Thằng này nó vào Việt nam thì người VN ,kinh tế VN nó sẽ nắm gọn trong tay ,một nước như VN thì thằng này sẽ thao túng ,từ chính trị đến kinh tế
    Nó bỏ tiền mua các quan hết .bán đồ rẻ cho trung cuốc giết chết kinh tế VN chỉ sau vài năm,

  6. Sau Alibaba là ” Bốn mươi tên cướp “.Người dân Việt Nam phải đề phòng nó ngay từ xa để#Tẩy chay trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam , nó chính là một ” Tập đoàn xâm lược ” mà đứng đằng sau là thằng trung cộng để Thôn Tính thị trường bán hàng của Việt Nam trong tương lai mà kẻ ” Nối giáo cho giặc ” không cần nói thì Ai cũng hiểu.

  7. Dề nghị quý đài cho khán giả biêt rõ nhung CTy nào của ALIBABA và nhũng loại hàng nào cua ALIBABA đê chúng tôi biêt ma tẩy chay và tuyên truyền cho nhũng nguoi khac cùng tẩy chay

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here