Thủ khoa chăn lợn, lỗi tại ai?

Ngô Đồng - Web Việt Tân

- Quảng Cáo -

Cố gắng học tập thật tốt để mong thoát khỏi cái nghèo là niềm mơ ước của nhiều người trẻ tại Việt Nam hiện nay; thế nhưng dù cầm trên tay tấm bằng đại học “loại giỏi” và có người là thủ khoa vẫn đang phải vật lộn tìm việc làm.

Câu chuyện về thủ khoa Bùi Thị Hà, quê Hà Giang tốt nghiệp sư phạm Văn của Trường Đại Học Sư phạm Hà Nội 2 đang làm cho nhiều người xót xa, khi em không tìm được việc làm mà phải ở nhà phụ mẹ nuôi lợn, trồng rau, bán hoa quả ngoài chợ.

Sinh ra trong một gia đình thuần nông, thuộc hộ cận nghèo, bố đột ngột mất sớm, mẹ tần tảo nuôi 3 con ăn học. Tấm bằng xuất sắc của Hà được xem là sự cố gắng không ngừng của cô và cả gia đình. Hà trở về quê với mong muốn được làm cô giáo; nhưng đã qua một năm, em vẫn làm các việc lặt vặt để kiếm sống, chờ đợi và không biết em sẽ phải chờ tới bao giờ!

Không chỉ có trường hợp của Hà, trước đó cũng có không ít các thủ khoa ra trường với tấm bằng xuất sắc nhưng phải chật vật đi xin việc, thậm chí phải chấp nhận làm những công việc chân tay không đúng chuyên ngành.

- Quảng Cáo -

Năm 2015, dư luận cũng từng xôn xao về trường hợp em Chu Thị Yến – thủ khoa cả “đầu vào” và “đầu ra” Khoa Điện – Điện tử Trường Đại học Giao thông Vận tải. Yến là gương mặt tiêu biểu của trường, tốt nghiệp loại xuất sắc, được vinh danh tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Tuy nhiên, sau khi ra trường Yến gửi hồ sơ đi cả chục nơi mà không có kết quả. Cuối cùng, vì quá khó khăn, Yến đã phải về quê làm lao động phổ thông.

Hay như trường hợp của Lê Văn Ngọ – thủ khoa trường Đại học Giao thông Vận tải năm 2013, Ngọ đã phải tự nuôi sống bản thân bằng một công việc tay chân với mức lương chỉ 1,5 – 2 triệu/tháng.

Nữ thủ khoa Đồng Thị Ngân, Đại Học Thương Mại cũng không phải ngoại lệ. Suốt quãng đường học tập cô luôn nỗ lực hết mình đạt thành tích học tập cao. Điểm rèn luyện toàn khóa: Xuất sắc. Nhận học bổng dài hạn STF-KFC năm học 2011 – 2012. Công trình Nghiên cứu Khoa học năm học 2010 – 2011 đạt loại khá. Với thành tích nổi bật nêu trên Ngân góp mặt trong danh sách thủ khoa đại học xuất sắc nhất được Hà Nội tổ chức lễ vinh danh. Nhưng rồi Ngân cũng phải làm tạm những công việc lao động phổ thông để trang trải cho cuộc sống.

Cùng số phận với những thủ khoa nói trên, trong một bản tin về thị trường lao động Việt Nam công bố vào cuối tháng 9 vừa qua: Quý II/2017 Việt Nam có 1.081,6 nghìn người lao động trong độ tuổi thất nghiệp. Trong đó, thất nghiệp của nhóm có trình độ đại học trở lên tăng mạnh. Cụ thể, số người thất nghiệp có trình độ đại học trở lên là 183,1 nghìn người, tăng 44,2 nghìn người so với quý trước.

Bản tin nói trên đã phản ảnh một thực tế về tình trạng không tìm được việc làm không phải là hiện tượng cá biệt của một vài sinh viên mà nó trở thành vấn nạn của nền giáo dục – đào tạo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Đó là nền giáo dục không có khả năng dự báo, định hướng nghề nghiệp khiến sinh viên lựa chọn những ngành học không đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Đơn cử như việc đào tạo ngành sư phạm, chuyện thừa giáo viên đang diễn ra tại tất cả các địa phương. Tuy nhiên, đến nay Bộ Giáo Dục vẫn chưa có một số liệu nào cho biết đội ngũ giáo viên đang thừa thiếu ra sao, nhưng vẫn vô tư cấp phép cho nhiều trường đào tạo dư so với nhu cầu thực tế. Vì vậy, mặc dù số cử nhân, thạc sĩ lại thất nghiệp nhiều, nhưng hàng năm con số ấy lại tăng mà không giảm?

Đồng thời, hiện nay sinh viên học sư phạm vẫn được nhà nước cấp bù học phí. Tức người học được miễn học phí hoàn toàn. Nhưng đào tạo sư phạm ra rồi lại để cho sinh viên phải đi nuôi lợn hay làm lao động chân tay thì đó là một sự lãng phí tiền thuế của dân. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho sự lãng phí ấy? Ai sẽ chịu trách nhiệm về việc nhiều gia đình phải bỏ ra số tiền lớn, thậm chí là vay ngân hàng để con em họ ăn học bốn, năm năm?

Bên cạnh đó, thực trạng thủ khoa thất nghiệp còn đến từ một nền chính trị không minh bạch, nơi mà những người có tài không được trọng dụng. Sự nhìn nhận như vậy cũng không có gì lạ, bởi trong thời gian gần đây, hàng loạt vụ việc tiêu cực trong công tác cán bộ bị phanh phui. Thực tế là quan hệ gia đình trở thành tác nhân trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự ở các cấp là một hiện tượng cực kỳ phổ biến trong xã hội Việt Nam.

Tiêu cực trong thi tuyển hay bổ nhiệm có dấu hiệu quan hệ thân tộc, gia đình, mà trong dư luận lâu nay gọi là ’con ông cháu cha’ đang ngày càng gia tăng. Dư luận trong ngoài nước thời gian qua từng quan tâm một số trường hợp con của lãnh đạo cao cấp được bổ nhiệm. Như ông Lê Trương Hải Hiếu vào chức vụ Chủ tịch Quận 12, kiêm Phó Bí thư quận thuộc TP.Sài Gòn. Cha ông, Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, là Bí thư Thành ủy Sài Gòn.

Nguyễn Minh Triết, con trai út của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được đưa vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2015 – 2020 khi mới 24 tuổi. Ảnh: soha.vn

Hay ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai đầu của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được bổ nhiệm làm Bí Thư tỉnh Kiên Giang. Tương tự, Nguyễn Minh Triết con út Thủ tướng Dũng, cũng được đưa vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định. Ông Triết vào vị trí này khi mới 24 tuổi.

Bên cạnh đó còn hàng loạt bê bối “cả họ làm quan’’ tại các địa phương như Bắc Giang, Hải Dương, Huế, Gia Lai, Hà Nội, Sơn La… khiến dư luận phẫn nộ. Như vậy, từ trung ương đến địa phương, công tác bổ nhiệm nhân sự ở đâu cũng thấy tiêu cực. Thử hỏi người tài còn đâu vị trí để làm việc, cống hiến cho đất nước?

Tình trạng hàng chục ngàn cử nhân thất nghiệp mỗi năm, trong đó có cả những thủ khoa xuất sắc đã bộc lộ nhiều hạn chế của nền giáo dục đại học, và một hệ thống chính trị đầy rẫy tham nhũng. Tuy nhiên qua đó còn cho thấy một thế hệ sinh viên thụ động, thiếu bản lĩnh và tinh thần cầu tiến.

Điều này bắt nguồn từ chương trình đào tạo và kiểm tra, đánh giá của các trường đại học. Với quan niệm nhầm lẫn là phổ thông dạy cái gì thì đại học chỉ học cái đó theo kiểu chuyên sâu nên thực chất đại học như “cấp 4”. Bên cạnh đó, sinh viên học theo kiểu thuộc lòng, chỉ chú trọng vào lý thuyết mà thiếu kinh nghiệm thực tiễn.

Với kiểu thi cử lỏng lẻo như hiện nay ở nhiều trường đại học, các sinh viên này cứ tằng tằng nhận được điểm tốt sau mỗi kỳ thi. Họ cũng ít chịu va chạm với xã hội để có trải nghiệm giao tiếp thực tế. Thành thử ra, thủ khoa đấy, điểm cao đấy nhưng điểm số không nói lên được năng lực làm việc và những điều khác cần cho công việc.

“Tôi vừa tốt nghiệp, tôi đã là Bố. Tôi cần một công việc để mua sữa cho con. Bạn cần tuyển tôi. Liên hệ: Conanbn90@gmail.com”.

Lỗi đầu tiên là các cơ sở đào tạo đã cấp bằng giỏi thậm chí xuất sắc cho những sinh viên không có năng lực thực sự và khả năng thích ứng. Thực tế là các trường đại học đang đào tạo những ngành nghề và kỹ năng nhà trường có chứ không đào tạo ngành nghề xã hội cần. Hệ quả của vấn nạn trên là các bạn sinh viên quá thụ động trong tìm kiếm cơ hội. Đa phần các bạn chỉ biết gửi hồ sơ xin việc bằng những cách truyền thống và chờ người quen giới thiệu. Thậm chí có trường hợp cử nhân giơ biển xin việc ngoài đường.

Một thanh niên vừa tốt nghiệp cầm bảng xin việc với nội dung: “Tôi vừa tốt nghiệp, tôi đã là Bố. Tôi cần một công việc để mua sữa cho con. Bạn cần tuyển tôi. Liên hệ: Conanbn90@gmail.com”. Ảnh: Facebook

Nói tóm lại, chuyện có bằng cấp cao nhưng thất nghiệp đang phản ánh đúng hiện trạng của việc dạy và học tại Việt Nam.

Qua vụ việc này, nhiều người còn không ngần ngại đánh giá nền giáo dục của Việt Nam là hoàn toàn thất bại khi mà đến cả thủ khoa cũng không có việc làm. Thực tế này buộc các trường đại học phải nhìn lại từ công tác đào tạo, tuyển dụng đến kỹ năng thích ứng của người lao động.

Nhưng quan trọng hơn là nền giáo dục Việt Nam cần thay đổi cách đánh giá, hướng trọng tâm vào năng lực tư duy nhiều hơn chứ không phải học như con vẹt. Kèm theo đó cần thiết kế lại chương trình để tạo điều kiện cho sinh viên điều chỉnh lại nghề nghiệp và sự tập trung học tập theo đúng nhu cầu của xã hội chứ không theo cái gọi là “định hướng xã hội chủ nghĩa lạc hậu”.

- Quảng Cáo -

72 CÁC GÓP Ý

  1. Bao nhieu nam chon vui trong DEN SACH. An biet bao nhieu thung ( mi goi). Gio day hien tai day tren tay cam cai bang ( tot nghiep) ra truong > Ma muon roi nuoc mat. Di xin viec lam thi khong co ai thue ai muon. Xin loi ! Bo vi minh khong phai ( Con Ong Chau Cha cua Ba nay Ong No) Thoi ! Su doi la vay ! Ve nha Chan LON Chan HEO hay di lam tiep thi de kiem tien song wa ngay doan thang.

  2. Tưởng nước Mỹ không có chuyện thất nghiệp chứ nhỉ: Theo nghiên cứu về thị trường lao động của Hiệp hội các trường Đại học và Nhà tuyển dụng Quốc gia Mỹ (NACE), vừa được công bố hồi giữa tháng 5 này, con số hơn 30% sinh viên năm cuối tại các đại học ở Mỹ có việc làm trước khi ra trường như nhiều năm qua đã giảm mạnh, chỉ còn 15%. NACE cho biết, đây là lần đầu tiên trong vòng 20 năm qua, sinh viên Mỹ mới tốt nghiệp lâm vào tình cảnh khó kiếm được việc làm như vậy.

  3. Cách day va học cua VN khong tao ra duoc nhung nguoi thao vat tu lam chu ban than va phát triển tu duy cap tien trong cuộc song . Truoc khi trách xa hoi thi hay tu trách minh khong biet van dung kien thúc da học de phát huy trong cuộc song . Học luật khong han phai lam luật su ma phai van dung kien thúc ve luật co the mua ban bat dong san hay kinh doanh ngoai thuong . Học ky thuật phai chu dong phát triển san phạm moi ra thi truong . Khi tot nghiệp ma cu muon di lam cong an luong la thua roi . Hay pha bo tu duy cua the ky 19,20 .

  4. Tiến sĩ , kỹ sư ở VN nếu cho đi nước ngoài thì chỉ có đánh giày . Toàn loại con ông cháu cha , học ngu hơn những đứa con nhà nghèo . Thế mà có bằng trong tay mới hay . Một quốc gia muốn phát triển thì ngành giáo dục phải đi tiên phong . Đằng này ngành giáo dục trong thời cuộc này chỉ biết ngồi vẻ để trục lợi . Nực cười quá đi thôi !!

  5. Trong nền kinh tế thế giới hiện nay, xứ nào cũng có nạn thất nghiệp. Chỉ khác mức độ ít nhiều. Sinh viên ra trường không nên có tư duy đi làm công ăn lương, mà phải tự hỏi mình có thể làm được gì mang lời cho công ty. Cái đó đòi hỏi sự thay đổi trong phương cách giáo dục đào tạo.

  6. Nhiều người việt nam học rộng tài cao mới đưa đất nước bị tàn phá sau 2 cuộc chiến như ngày nay, nếu thi công khai nhiều người mang tiếng học ha vớt cung còn xách dép, không coi thường nòi giống việt được

  7. TUI THÀNH THẬT CHÚC MỪNG CHỊ ĐÃ CHỌN ĐƯỢC GIẢI PHÁP “TỐI ƯU”, THỰC SÁNG SUỐT, TRONG THỜI ĐẠI HỒ CHHIẾU MANH ! BỞI VÌ . . RẰNG-THÌ-LÀ TRONG NƯỚC BÁN KHAI CHXHCN VẸM ĐÃ ĐÀO TẠO RA QÚA NHIỀU (hơn 23.000 !) TIẾN SĨ THIẾN DÁI HEO HOẠN LỢN, MÀ THIẾU HEO ĐỰC HEO CÁI, THIẾU NGƯỜI NUÔI NẤNG HEO (chỉ nuôi lũ cướp, bán nước thui !) NHƯNG CẦN PHẢI CĂN DẶN, LÀ KHI CƠ SỞ NUÔI HEO KHẤM KHÁ, NÊN CÓ BIỆN PHÁP AN TOÀN , RÀO CHO KỸ, KHÔNG CHO CHÚNG “CƯỠNG CHÊ” (cướp ! ) CHẮC CHẮN CHỊ SẼ THÀNH CÔNG , ĐẠI THÀNH CÔNG ! THẮNG LỢI ĐẠI THẮNG LỢI !

  8. Không phải học giỏi ra trường là có việc làm ngay, đó chỉ là học thôi, còn phải hành nữa để có trải nghiệm. Mới ra trường người ta trả lương ít một chút không sao vì chúng ta còn thiếu cái hành, đừng đòi hỏi quá.

  9. Lỗi tại cơ chế mà thủ khoa cũng có lỗi đã đỗ thủ khoa có tài thực sự thì thiếu gì nơi trọng dụng mà lại ở nhà chăn lợn đợi biên chế cứ quăng mình ra đời xem sao . . .

  10. Chả phải lỗi ai hết. Thủ khoa. Rồi không được thủ khoa.cũng như nhau. Lỗi tại dư người làm trong các ngành nghề thôi. Chăn lơn bộ không phải công việc sao.

  11. – Thứ nhất, “giỏi” và “học giỏi” là 2 khái niệm khác nhau. Tôi kinh nghiệm rồi, nhiều ông mang cái bằng Tây học về lòe nhưng thậm chí tiếng Anh không qua nổi trình độ hello. Bằng cấp nó không hoàn toàn phản ánh được trình độ. Thước đo của trình độ là thành đạt, cấm cãi.

    – Thứ hai, xã hội có thể không có thủ khoa, nhưng xã hội phải có lợn. Lợn nuôi sống xã hội, còn thủ khoa thì chỉ để làm cảnh. Do đó, nếu xét về mức độ quan trọng thì lợn quan trọng hơn thủ khoa. Đừng coi việc thủ khoa chăn lợn là một chuyện gì đó đau lòng, bởi cô ấy đang chăn những thứ còn quan trọng hơn cả cái danh hão của cô ấy.

    – Sông có khúc, đời có lúc. Những ngày tháng chăn lợn này biết đâu lại nuôi dưỡng bản lĩnh của một cô giáo giỏi trong tương lai. Hoặc biết đâu sau này với cô, cái chuồng lợn rồi đây sẽ hấp dẫn hơn bục giảng. Nuôi lợn với trình độ thủ khoa thì thành tỷ phú cũng dễ thôi.

    Quyết định vậy đi!

  12. Đừng tự hào nhà nghèo mà học giỏi, hãy tự hỏi vì sao giỏi vẫn nghèo. Hay tư vấn cho em chuyển từ nuôi lợn sang chăn LON đi.biết đâu,đất nước mình nhiều quan quá mà.

  13. Thử khoa không có tiền tệ, không có quan hệ …thì phải chăn lợn thôi. Còn những đứa ngu như lợn nó có tiền, có quan hệ nếu lại là con cháu các cụ nó được vào biên chế nhà nước

  14. do học dưới mái trường xhcn thì các em sẽ tiến lên thiên đường xhcn -> ra trường là trụ cột của xh ,rồi trở thành giao tiếp cầu nối “đưa và đón- giao và nhận” Thành viên tập đoàn Grab đmcs

  15. Nghành công an hay dư luận viên vẫn đang cần rất nhiều người sao các em không theo con đường định hướng XHCN ấy để kiếm sống ?

  16. Người giỏi cần có có ba chỉ số tốt: Chỉ số xã hội, chỉ số sáng tạo và cuối cùng là chỉ số học tập. Người giỏi họ tự tạo dựng sự nghiệp. Đếch cần thiết chế nào ban ơn, đíu nịnh bố con thằng nào. Khoe học giỏi mà không sáng tạo, không kiếm ra, không hòa nhập được thì không khác gì con lừa cõng trên lưng một đống sách hoặc đã bị tẩy não thành mọt sách hehe

  17. Người thông minh là phái biết làm ra nhiều tiền .Là thủ khoa tức giỏi giang có kt làm việc gì cũng dễ kể cả nuôi lợn Có thể bây giờ bạn ấy nuôi lợn nhưng một khi đã có tiền tôi cam đoan bạn sẽ ngồi văn phòng chỉ huy nhũng người nuôi lợn hoặc làm việc gì đó sử dụng đến khả năng của mình…

  18. Tại sao người ta lại cứ đem bằng cấp ra để khè mọi người thế nhề?
    Thử khoa được coi là tài giỏi hơn người, vậy sao lại phải đi xin việc của người bình thường nhề?
    Nếu giỏi thật sự thì phải biết tạo ra việc làm cho mình và cho người khác.
    Bởi vì văn hoá của thành công là, bạn đã làm được cái gì?
    Chứ không phải bạn có bằng loại gì?
    Bởi vì chiếc áo đâu có làm nên thầy tu.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here