Khi Tuyên Giáo giảng về kinh tế

Phạm Nhật Bình - Web Việt Tân

Bộ trưởng TT & TT kiêm Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Trương Minh Tuấn. Ảnh: NLD
- Quảng Cáo -

Ngày 3 Tháng 6, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết Trung ương 5 về “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, mục tiêu đề ra cho đến năm 2030. Lập tức Bộ trưởng Bộ 4T, đồng thời là Phó ban Tuyên giáo Trung ương hào hứng chớp lấy để thuyết giảng về “sức thuyết phục của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.”

Quan điểm của ông Trương Minh Tuấn đưa ra thật chắc như một người đã nhìn thấy và nắm được xã hội chủ nghĩa trong tay. Trong bài viết đăng trên báo Nhân Dân, ông bộ trưởng kiêm nghề tuyên giáo cho rằng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra những “phát triển ngoạn mục” cho đất nước.

Những bước phát triển ngoạn mục ấy là những bước nào và nó ngoạn mục ra sao, ông bộ trưởng không nói ra. Nhưng sự thuyết giảng vòng vo để biện minh cho cái đuôi xã hội chủ nghĩa làm cho người đọc cảm thấy ông đang “nổ sảng”. Nổ sảng chính là điều ngoạn mục thường thấy nơi các nhà lãnh đạo cộng sản trước các chính sách quan trọng liên quan đến đời sống người dân mà họ chưa bao giờ vói tới. Hay nói khác đi đây là căn bệnh của ngành tuyên giáo; vì mới đây không lâu trưởng ban Võ Văn Thưởng đã châm ngòi cho vụ nổ “đối thoại” thì nay đến phiên Trương Minh Tuấn nổ về sự thuyết phục của định hướng xã hội chủ nghĩa. Ông Tuấn không biết vô tình hay cố ý đã nói ngược lại Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng “Đến hết thế kỷ này không biết đã có Chủ Nghĩa Xã Hội (CNXH) hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”. Vậy sức thuyết phục của thứ chưa hoàn thiện trong cả một thế kỷ ấy có đáng thuyết phục hay chỉ là sự vẽ vời?

Cũng có thể đây là tình trạng điên loạn về chữ nghĩa của ban tuyên giáo đảng trong thời kỳ mà đảng bế tắc về lý luận, mò mẫm tìm lối thoát. Vì cho đến thế kỷ này ông Tuấn vẫn khăng khăng cho rằng “Chủ nghĩa xã hội không phải một giáo điều xơ cứng mà chính là nhu cầu của cuộc sống”. Ông bỏ qua một thực tế ở ngay một nước đầu đàn của “khối 13 nước xã hội chủ nghĩa anh em” lại là nước từ bỏ trước nhất cái mô hình xã hội mà ngày nay bị đánh giá là hoang tưởng. Ông Tuấn còn đi xa hơn nữa trong sự “nổ sảng” của mình khi gán cho Hồ Chí Minh là người đầu tiên đã đưa ra tư tưởng về kinh tế thị trường định hướng XHCN.

- Quảng Cáo -

Ông Tuấn không khác những lãnh đạo đầu sỏ cộng sản thường tự hào và khoe khoang một cách lố bịch chung quanh chính sách gọi là “đổi mới” của đảng cộng sản từ 30 năm trước. Sự thực đây chỉ là một bước tháo lùi của chính sách độc quyền kinh tế để cứu vãn phần nào sự sụp đổ được báo trước.

Trung thành với chủ nghĩa Mác ngay từ những ngày mới tiếp thu Hà Nội năm 1955, Miền Bắc thực hiện kinh tế chỉ huy, áp dụng hình thức kinh tế bao cấp trong toàn bộ đời sống xã hội. Sau năm 1975 những nền tảng kinh tế tư bản mới phôi thai của Miền Nam trong chiến tranh lập tức bị quét sạch nhường chỗ cho chế độ bao cấp trên toàn quốc. Đó là nguyên do đưa đất nước vào tình trạng hỗn loạn nghèo đói, nhưng cuối cùng được cứu vãn bằng những thay đổi cấp bách từ kinh tế thị trường. Do đó nó chỉ có tính cách trở lại con đường cũ mà người khác đã đi qua và thành công.

Sau năm 1986, chính sách đổi mới ấy chỉ là áp dụng một vài bài học kinh tế tư bản nhập môn và trên thực tế nó đã đưa đất nước hồi sinh sau những cơn sống dở chết dở bởi sự ngăn sông cấm chợ, con đẻ của kinh tế chỉ huy không lối thoát. Điều khôi hài là sau này một vài lãnh đạo cộng sản thời kỳ học lóm ấy lại được đàn em ca ngợi hết lời là nhà cải cách kiệt xuất!

Phải nói một cách thành thực, tất cả những gì gọi là thành công trong 30 năm qua hoàn toàn là kết quả của kinh tế thị trường mà không hề là do tính ưu việt của xã hội chủ nghĩa tạo ra. Trong khi kinh tế thị trường thúc đẩy kinh tế trổi dậy mạnh mẽ làm thay đổi mọi mặt đời sống thì “định hướng xã hội chủ nghĩa” là động lực đen tối kéo lùi kinh tế đất nước, ngăn nó không thể tiếp tục tiến lên sau những khởi sắc bước đầu. Chính ông Tuấn cũng phải thừa nhận rằng “yếu tố quan trọng nhất của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường của chúng ta là vai trò lãnh đạo của Đảng”. Nói khác đi nó giữ vai trò hiện diện của chính trị độc quyền trong nền kinh tế cho dù đảng vẫn hô hào cải cách.

Suốt một thời gian dài, các nhà hoạch định chính sách kinh tế lúc nào cũng hãnh diện về vai trò chủ đạo của khối kinh tế quốc doanh. Tình trạng ấy tạo một sân chơi rộng lớn đầy ưu đãi cho các thế lực kinh tế trong và ngoài đảng tha hồ làm mưa làm gió, lấy kinh doanh thua lỗ làm thước đo sự thành công của các nhóm lợi ích. Thế nhưng ngày nay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng còn đòi hoàn thiện “thể chế kinh tế thị trường” mà chính ông cũng ngờ vực về tính hiện thực của nó. Điều này còn thể hiện rõ qua bài phát biểu của nguyên Bộ trưởng Đầu tư & Kế hoạch Bùi Quang Vinh trong cuộc hội thảo về xã hội chủ nghĩa vào năm 2016: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”, đã không hề làm thức tỉnh những người trong bộ máy cầm quyền mà đầu óc đang đông đặc bởi một mớ lý thuyết lỗi thời.

- Quảng Cáo -

107 CÁC GÓP Ý

  1. Đề nghị ông trọng, bct, ban tuyên giáo giải thích rõ cụm từ “kinh tế thị trường định hướng xhcn”! Không lẽ ông trưởng đảng, bct & ban tuyên giáo với bằng cấp tiến thạc đầy mình như thế lại thích mọc cái đuôi ngợm ??

  2. Hồi còn bé hình như là lớp 4,5 gì đó mình thấy trên tường của trường mình học có viết câu khẩu hiệu “Có sách mới có tri thức. Có tri thức mới có Chủ Nghĩa Xã Hội”. Lúc đó mình chẳng hiểu lắm, sau này lớn lên mới hiểu ra rằng : Àh.! thì ra là bọn Chủ Nghĩa Tư Bản là lũ dốt ko có đọc sách và ko có tri thức nên mới đi theo con đường đó. Hiểu đến đây tự nhiên xây xẩm mặt mày, buồn nôn (mắc ói) quá. Sợ nên đi khám, bác sĩ bảo bị ngộ độc tư tưởng. Ko sao cả chỉ cần về sống lành mạnh và quan trọng là đừng có đọc những thứ nhảm nhí của bọn thần kinh. Hjhj chẳng hiểu sao cả.!!!

  3. Cái thằng này là nói nịnh thôi! Chứ hắn chẳng biết một tí ti về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghiã gì đâu!?
    Giữa kinh tế thị trường là có yếu tố cạnh tranh để phát triển; còn định hướng XHCN , bản thân nó sẽ triệt tiêu kinh tế thị trường!
    Giữa hai yếu tố thị trường và XHCN như nước với lửa làm sao mà dung hợp, sống chung với nhau đươc?!
    Cũng giống như doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nươc; một thể chế làm kinh tế phải cạnh tranh để được sống còn và phát triển; còn một thể chế làm kinh tế được sự bao biện của nhà nước, kiểu như ” Cha chung không ai khóc”… thì thử hỏi ngài là bộ trưởng thực tâm yêu nước nên ủng hộ thể chế kinh tế nào?
    Những ViNA…là bài học vẫn còn đó. Kính thưa ngài BT!

  4. Nd không hiểu kt thị trường định hướng xhcn là gì ,họ đang rất khổ chỉ cần đời sống tốt lên chứ không muốn nghe những lời nói suông tuyên truyền giả rối

  5. Ông Trương Minh Tuấn viết theo chỉ đạo tâng bốc công cán của đảng chứ ông ta chẳng biết một tý gì về thực tế cuộc sống diễn ra ở VN từ sau 1986 cũng như thời kinh tế kế hoạch trước đó . Nếu không thì ông ta đã không đủ can đảm để nói như vậy nếu ông ta là người có lòng tự trọng .

  6. Xã hội cộng sản bây giờ biết nịnh bợ thì dễ thành công trên con đường quan lộ , tôi rất thích những kẻ ngu dốt này lên làm lãnh đạo cộng sản có nhu vậy thì cộng sản moi mau chết , để cộng sản sống dai chung nào thì dân tộc này càng suy vong thêm thôi.

  7. Tướng ông nầy thông minh các bạn đừng tưởng bở, có thể giải thích và vực lên một học thuyết của bác Tổng về như thế nào là ” KT thị trường…..”; mà thiệt ra cả đời tôi chưa thấy nước nào qua học cả!

  8. Sợ nhất là nghe tuyên giáo nói, như con vẹt!
    Đã đến lúc nói về lĩnh vực nào phải có chuyên gia giỏi về lĩnh vực đó.
    Tuyên truyền mà không khách quan, khoa học thì ai nghe, chỉ phản tuyên truyền thôi !

  9. Chỉ là cách gọi, không cấm dân làm ăn buôn bán là ok.. Hiện tại có khác gì mấy nước tư bản đâu.. Gạo dư xuất khẩu, thịt heo dư thừa cần giải cứu.. Gạo thịt như vậy đừng nói dân nghèo đói nha..

  10. tôi khg hiểu gì về kttt đinh huong xhcn nhung tôi nge nhìn và thấy toàn là cty của cái gọi là nhà nuoc thua lỗ và that thoát hoài nên tôi chả tin thang con nào làm quan ở nhà nuoc cả

  11. Loài người tiến hóa hơn loài thú là nhờ bỏ đi cái đuôi. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế văn minh hiện đại. Bây giờ cái gọi là XHCN lại muốn mọc thêm cái đuôi định hướng XHCN, nghĩa là họ muốn kéo nền kinh tế quay trở về thời kỳ hoang dã.

  12. Tuyên giáo cũng là một phần trong truyền thông.lời nói của một nguyên thủ quốc gia nói ra thì cả đám truyền thông lao vào mổ xẻ người ưa thì nói tốt ,kẻ ghét thì nói xấu chuyện thường.cho nên bọn con hoang chân trời mới hay dùng luận điệu đánh lận con đen.tổng thống mỹ và những người chính trực rất ghét bọn này.bọn không biết cha là ai.

  13. VIỆT NAM CỘNG HÒA DÂNG ĐẢO HOÀNG SA CHO TRUNG CỘNG

    Năm 1977, Thủ tướng Phạm Văn Đồng công bố xác nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đến năm 2000, khi có tin Việt Nam ký kết hiệp ước về biên giới với Trung quốc, thì ở hải ngoại nổi lên phong trào rủa xả Phạm Văn Đồng đã ký công hàm ngày 14-9-1958, dâng đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung quốc để lấy viện trợ khí giới.

    Tôi ngạc nhiên, ông Phạm Văn Đồng đã dâng Hoàng Sa, Trường Sa cho Tàu từ năm 1958, sao còn lại công nhận chủ quyền vào năm 1977. Tôi cũng ngạc nhiên, năm 1958, Đông Dương im tiếng súng sao lại xin Trung Cộng viện trợ vũ khí vì nếu có xin họ cũng không cho vì họ đâu muốn Việt Nam mạnh đâu, họ còn chia Đại Hàn và Việt Nam ra làm đôi để họ dễ sai khiến. Tôi cố gắng đi tìm cái Công hàm, ông Phạm Văn Đồng ký dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung quốc và không làm sao tìm thấy được, xin cũng chẳng ai có. Sau đó tôi tìm được bức thư của ông Phạm Văn Đồng gửi cho ông Tổng lý Chu Ân Lai “triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung quốc” ký ngày 14-9-1958. Trong bức thư đó không có chữ nào là dâng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung quốc cả. Một hải lý là 1km 85, vậy 12 hải lý là 22 km. Quần đảo Hoàng Sa cách đảo Hải Nam của Trung quốc là 190 hải lý, cách bờ biển Việt Nam khoảng 200 hải lý hay 300 km. Thưa quý vị, trong 12 hải lý làm gì có Hoàng Sa và Trường Sa ở trong đó mà quý vị lớn lối rủa xả.

    Năm 1973, phái đoàn Việt Nam và Nhật Bản đi sưu khảo Hoàng Sa. Khi tới quần đảo Hoàng Sa thì đã thấy cờ Trung quốc ở nhiều đảo rồi nên không vào được, chỉ còn vài đảo có quân Việt Nam thôi. Tin tức này VNCH im thin thít không công bố Đến 19-1-1974 thì Trung quốc chiếm hết.

    Trong bài viết của nhà văn Duy Lam, anh của nhà văn Thế Uyên lúc đó là Trung tá Nguyễn Kim Tuấn, chánh văn phòng của Trung tướng Ngô Quang Trưởng, vào ngày 19-1-1974 có nhận được điện thoại bên bộ tư lệnh Hải quân vùng I Duyên hải xin phi cơ chiến đấu ra yểm trợ cho Hoàng Sa, Trung tá Tuấn gọi điện thoại cho tướng Khánh biệt danh là Khánh Khỉ cho biết tất cả máy bay chiến đấu Mỹ cung cấp cho không có loại nào đủ xăng để trở về đất liền, nên từ chối. Trong khi đó, máy bay Mig của Trung quốc vần vũ trong vòm trời Hoàng Sa. Đọc bài “Trận Hải chiến lịch sử Hoàng Sa” của Đại tá Hà Văn Ngạc, người ra lệnh khai hỏa, đứng chờ máy bay F5 ra tiếp ứng. Điều đó chứng tỏ lãnh đạo VNCH chẳng có kế hoạch phòng thủ, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa gì cả, vì đến phương tiện phi cơ cũng không có phối hợp với bên Không quân bảo vệ bầu trời hải đảo có không, cũng không biết, cũng không áp dụng binh thư “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng hay Địch yếu ta đánh, Địch manh ta rút để bảo toàn lực lượng”. Nghe lệnh Tổng thống, ngài Kỳ Thoại cho lênh đánh đại để nướng quân, thật vô trách nhiệm, bao nhiêu người chết oan. Thiết lập kế hoạch tái chiếm, rồi bỏ luôn. Nói theo giọng điệu chống Cộng ở hải ngoại thì Việt Nam Cộng Hòa đã dâng đảo Hoàng Sa cho Trung quốc. Nói như vậy có sai không? không sai sau đây.

    Trong bài Trần Phong Vũ phỏng vấn Nguyễn Văn Ngân cố vấn của Tổng thống Thiệu đã cho biết như sau:

    “Cũng tương tự như vậy, việc Trung Cộng chiếm Hoàng Sa vào đầu năm 1974 đã được sự thỏa thuận ngầm của Mỹ để đặt Cộng Sản Hà Nội sau này trước một “fait accompli”. Ông Thiệu biết Hải quân Việt Nam không đủ sức đương đầu với hải quân Trung Cộng và hạm đội 7 Hoa Kỳ sẽ không can thiệp nhưng ông vẫn ra lệnh tác chiến như một chứng liệu về chủ quyền lãnh thổ sau này”

    Đánh để cho Trung Cộng chiếm, đặt Cộng sản Hà Nội chuyện đã rồi. Thế có nghĩa là cho Trung Cộng chiếm còn hơn để Cộng sản Hà Nội cai trị, không ăn thì đạp đổ – Ai dâng đất cho Trung Cộng đây – Việt Nam Cộng Hòa chứ còn ai nữa.

    (Trích Đặng Văn Hoa -nhà báo hải ngoại)

    —HANG—

  14. ĐÚNG VẬY TỪ KHI CÓ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM PHÁT ĐẦY HOẠN MỤC, KINH TẾ PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG BÀ CON ĐƯỢC NHÂN LÊN ĐÁNG KỂ, NẠN KẸT LÀ ĐỦ CHỨNG MINH , Ô TÔ HẠNG SANG ĐẦY ĐƯỜNG, NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN MỌC LÊN NHƯ NẤM, ĂN NHẬU THÂU ĐÊM SUỐT SÁNG, THỜI XƯA LÀM GÌ CÓ ?

  15. Xin ông vẹt giải trình tư tưởng về kinh tế thị trường định hướng XHCN của HỒ CHÍ MINH được in ở sách nào cho chúng tôi được đọc với ?

  16. bây giờ người ta trân trọng chuyên môn hóa, không thể vừa xay thóc , vừa ẵm em, lý thuyết : chủ nghĩa tư bản giãy chết . đã không còn làm cho ai tin nữa. giờ ai đang giãy chết, chắc thế giới đã nhìn thấy

  17. Ngoan mục là các CT Nhà nước làm ăn lổ mấy chục ngàn tỉ thì chưa có sao cả chỉ rút kinh nghiệm để tái cơ cấu làm cho cú sau lổ hơn cú trước : ngoạn mục quá . Định hướng XHCN mà mấy chục năm qua đi hướng nào mà k biết chừng nào mới vô hướng hả mấy Ô Thầy nói như vẹt

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here