Những nhà hoạt động nhân quyền bị tấn công bạo lực xuất phát từ chính những sự kỳ thị từ chính quyền, sự cổ vũ từ thành phần yêu chế độ, và sự im lặng của cộng đồng.
Tại sao chúng ta cần tuần hành phản đối bạo lực?
Đây là một hành động xâm phạm trực tiếp đến thân thể một người phụ nữ. Là một hành vi sản phẩm của chủ nghĩa phân biệt giới tính và chế độ gia trưởng.
Đây là một hành động chà đạp lên luật pháp khi tiến hành xâm nhập gia cư bất hợp pháp và tấn công vô cớ một người phụ nữ khi họ chưa hề bị tòa án kết tội.
Đây cũng là một hành động cho thấy, các yếu tố bạo lực và mầm mống bạo lực từ những thành phần đỏ đã và sẽ gây ra hiểm họa lớn cho xã hội Việt Nam trong tương lai.
Nếu chúng ta không tuần hành phản đối, chúng ta đã im lặng trước sự bất công của pháp lý, chúng ta dung dưỡng và cổ vũ bảo lực, chúng ta ủng hộ việc sử dụng bạo lực đối với người phụ nữ.
Chúng ta cần phải tuần hành phản đối bạo lực?
Vì chúng ta muốn những đồng thuế mà chúng ta đóng góp cho lực lượng an ninh và trật tự xã hội được sử dụng đúng mục đích của nó.
Vì chúng ta muốn góp phần xây dựng một đất nước pháp quyền thực sự, chặn đứng những kẻ vô lối – chà đạp lên pháp luật và những kẻ đang cổ vũ cho sự hủy hoại pháp luật – phá hủy trật tự trị an xã hội.
Vì chúng ta là một trong những công dân thuộc một quốc gia thành viên Liên Hiệp, nơi đã thông qua bản Tuyên ngôn về loại bỏ bạo lực đối với Phụ nữ [1993], trong đó Điều 4 nêu rõ: Các quốc gia cần lên án bạo lực đối với phụ nữ và không được áp dụng bất kỳ tập quán, truyền thống hay ràng buộc về tôn giáo nào nhằm tránh những nghĩa vụ của mình về xóa bỏ bạo lực với phụ nữ.
Chính quyền cần tạo điều kiện cho cuộc tuần hành?
Vì nó cho thấy, nhà nước pháp quyền XHCN thực sự có tính “pháp quyền” về mặt thực tế chứ không phải là lý thuyết suông.
Vì nhà nước phải thực hiện các cam kết nhân quyền, trong đó bảo vệ giá trị của người phụ nữ và ngăn chặn các hành vi bạo lực vô cớ đối với người khác.
Vì nhà nước phải cho quốc tế thấy rằng, họ không đứng đằng sau hoặc cổ vũ ngầm các hành động tấn công bạo lực vào các nhà hoạt động nhân quyền.
Vì nhà nước có trách nhiệm và nghĩa vụ cho người dân thực thi quyền biểu đạt ý kiến, nhất là trong phản đối bạo lực giới.
Những nhà hoạt động nhân quyền cần phải tuần hành?
Chúng ta sẽ ủng hộ ký tên, chúng ta sẽ tiến tới tuần hành phản đối bạo lực ngay khi có thể. Nếu chúng ta im lặng, như Ls Lê Công Định cho biết, nó sẽ cổ động “bọn côn đồ tự do lộng hành vi phạm luật pháp và xâm phạm an toàn cá nhân”.
Chúng ta sẽ phải giương cao áp-phích với những thông điệp như “chấm dứt bạo lực ngay bây giờ”, “cứu con cái của chúng ta”, “bảo vệ các cô gái và phụ nữ của chúng ta” để đòi hỏi sự vào cuộc nghiêm túc của nhà cầm quyền và kêu gọi cộng đồng quan tâm đến trường hợp bạo lực vô cớ này.
Chúng ta sẽ là nạn nhân, người thân của chúng ta sẽ là nạn nhân trực tiếp nhất, nặng nề nhất của bạo lực vô cớ nếu chúng ta “im lặng trước sự bạo hành vô pháp” như thế này.
Phong trào đấu tranh nhân quyền sẽ không thể đi đến đâu nếu bản thân chúng ta không quyết định chống lại các hành vi bạo lực đối với người phụ nữ, nhất là khi họ là nhà hoạt động nhân quyền.
Chúng ta sẽ bắt đầu từ một người, một nhóm người và một cộng đồng. Chúng ta kêu gọi sự tuân thủ pháp luật nhằm chống lại bạo lực, và chống lại những hành vi tấn công nhóm người dễ bị tổn thương để chứng tỏ rằng, chúng ta gắn bó với nhau như một cộng đồng, và làm cho tiếng nói của chúng ta được lắng nghe.
Tuan hanh phan doi bao luc ? DUNG xui giuc DAN DEN lam moi cho COP DU !
DEMOCRACY AND HUMAN RIGHTS FOR VIET NAM
“ Chủ Nghĩa Xã Hội ” hay “ Chủ Nghĩa Cộng Sản “ không phải là văn hoá của dân tộc Việt Nam .