Nhà lý luận

Nguyễn Thông - Blog Nguyễn Thông

Cựu Tổng Bí Thư đảng CSVN Lê Duẩn. Ảnh: Dân Làm Báo
- Quảng Cáo -

Cũng giống như ở các nước lăn bánh xe vào vệt đường chủ nghĩa xã hội, những nhà lãnh đạo bộ máy cầm quyền Việt Nam rất thích lý luận. Theo họ, lý luận có tác dụng như ánh sáng (câu cửa miệng của họ là: dưới ánh sáng nghị quyết của đảng), như ngọn cờ, đưa đường chỉ lối, là điều kiện đầu tiên và tiên quyết, quyết định mọi thành bại trong thực tiễn. Không có lý luận cách mạng, sẽ không có phong trào cách mạng, họ khẳng định vậy.

Chính vì thế, người cộng sản phải xây dựng cho bằng được những nhà lý luận. Phong trào cộng sản quốc tế đến nay mặc dù đã lụi tàn, hấp hối, đang thở hắt ra chút sinh khí yếu ớt cuối cùng nhưng sử sách có lẽ còn nhớ ít nhiều đến tên tuổi của Karl Marx (Các Mác), Lenin (Lê Nin), Dimitrov, Mao Trạch Đông, Suslov, Hồ Chí Minh… những nhà lý luận “sáng chói” của đường lối này. Ai mà đi chệch một chút sẽ bị cả đám đông lên án là xét lại, bị tẩy chay, bị cô lập, cả khối không thèm chơi, như “tên phản bội” Tito nước Nam Tư thời thập niên 60-70.

Ở Việt Nam, lý luận thực ra cũng chỉ tầm tầm dạng lằng nhằng dây diện chứ chả có gì đỉnh cao, độc đáo, đặc sắc. Nó là thứ lý thuyết bát nháo được đẻ ra từ thực tiễn rồi người ta cố gượng ép tôn lên thành lý luận. Điều nguy hiểm ở chỗ, khi đã thành lý luận rồi thì cả bộ máy cứ thế vận hành theo, cả xã hội phải tuân theo, cả dân tộc phải đi theo, bất biết nó đúng – sai, hay – dở thế nào.

Một trong những nhà lý luận được đảng cầm quyền xứ này tôn vinh là ông Lê Duẩn. Họ vừa tổ chức rầm rộ lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh của ông, vào ngày 7.4.2017, tại ngay chính quê hương ông, Quảng Trị. Đó cũng là thứ hủ tục lâu nay của đảng và nhà nước. Ngày sinh, ngày mất của những nhà lãnh đạo đã chết cứ tới những năm mà họ gọi là năm chẵn luôn được giở ra kỷ niệm, phô trương như một dạng sự kiện quốc gia. Họ gọi là ăn quả nhớ kẻ trồng cây, biết ơn người đi trước, tuy nhiên nói gì thì nói, nó vẫn đậm màu sắc phong kiến cổ hủ. Dàn lãnh đạo cứ càng ngày càng đông, kẻ sau nối tiếp người trước, với cái đà kỷ niệm này, đến một ngày nào đó họ sẽ phải kỷ niệm quanh năm suốt tháng.

- Quảng Cáo -

Ông Lê Duẩn là người thế nào, rồi lịch sử sẽ phán xét. Nếu chỉ tin vào bộ máy tuyên truyền của đảng thì quả thật đó là con người xuất sắc, toàn diện, đỉnh cao, công ơn trời biển, có lẽ chỉ xếp sau cụ Hồ. Những ai sống trong mấy thập niên 60-80, đều biết về ông Lê Duẩn, chịu ảnh hưởng, bị tác động bởi những chủ trương, đường lối, lý luận của ông. Ông một thời được tôn vinh là nhà lý luận số 1 của đảng, đánh bạt cả ông Trường Chinh. Cặp bài trùng Lê Duẩn (lý luận, lý thuyết) – Lê Đức Thọ (hành động, thực hành) đã làm mưa làm gió, thao túng một giai đoạn khá dài trong lịch sử đau thương của dân tộc.

Người đời nhân vô thập toàn, chả có ai tròn trĩnh. Mặt trời còn có vết đen, ngọc họ Hòa còn bị tì vết, sao người ta lại cứ muốn tô vẽ cho ai đó mười phân vẹn mười. Nghe diễn văn của ông Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị ca tụng ông Lê Duẩn, ta có cảm giác vị cố Tổng bí thư này là thánh, là siêu nhân chứ không phải con người.

Dự lễ kỷ niệm 110 năm ông Lê Duẩn có cả ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu đảng cầm quyền. Hồi kỷ niệm 100 năm sinh ông Nguyễn Văn Linh (ngày 30.6.2014 tại Hưng Yên), đích thân ông Trọng đọc diễn văn tưởng nhớ và ca ngợi Chúa tiên. Còn lần này thì không, giao cho Bí thư Tỉnh ủy. Lâu nay ông Trọng vẫn ngầm tự coi mình là cây lý luận, nhà lý luận số 1, chả nhẽ số 1 lại ca ngợi số… 1 nữa. Với việc kỷ niệm ông Linh thì khác, cứ việc ca thoải mái bởi ông Linh là người theo quan điểm thực chứng, lấy hành động làm thước đo nên không ngại đụng chạm gì với… chính ca sĩ. Có lẽ vị kim chúa đã rất khéo léo trong chuyện này, vừa không ảnh hưởng đến huyền thoại về chúa tiên Lê Duẩn, vừa không tổn hại đến thanh danh, vị thế của mình.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND Tỉnh Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng đọc diễn văn ca tụng ông Lê Duẩn trong lễ kỷ niệm sinh nhật 110 năm của ông. Ảnh: Nguyễn Do

Quay trở lại chuyện ông Lê Duẩn. Ông có công với đảng của ông, là người xuất sắc bậc nhất trong đảng ông, điều đó không cần bàn, bởi là chuyện riêng của đảng. Nhưng cứ theo diễn văn của ông Nguyễn Văn Hùng – Bí thư Quảng Trị, bốc ông Duẩn lên tận mây xanh, không dính chút bụi trần, không phạm tí ti sai lầm nào, có công lao trời biển với dân tộc… thì cần xem xét lại.

Trong bài này, việc ông Duẩn ém ở lại miền Nam sau khi ký hiệp định Geneve 1954, rồi đến năm 1957 mới lộn ra Bắc, đề xuất lý luận cách mạng “Về cách mạng miền Nam”, chủ trương chiến tranh, dùng bạo lực, vũ khí để giành chính quyền… tôi không dám bàn đến. Nhưng tôi nghĩ, nó cũng na ná như thứ lý luận của Mao Trạch Đông bên Tàu “súng đẻ ra chính quyền”. Với những người cộng sản, đặc biệt người như ông Duẩn, thì thắng lợi phải xây bằng xương máu, không còn đường nào khác. Coi cái ảnh ông bước xuống cầu thang máy bay ở sân bay Tân Sơn Nhất tháng 5.1975, nhìn kỹ nụ cười của ông, ta thấy vẫn còn nhiều sắt máu của âm khí chưa tan hết.

Tôi chỉ muốn đề cập đến cái “công ơn trời biển” của ông đối với đất nước trong 10 năm ông nắm quyền sau khi chiến tranh kết thúc. Với sẵn niềm kiêu hãnh, kiêu ngạo cộng sản “từ nay đất nước vĩnh viễn sạch bóng quân thù”, thênh thênh trên con đường lớn chủ nghĩa xã hội, sẽ phát triển và đuổi kịp Nhật Bản, ông đã chỉ đạo áp dụng triệt để thứ lý luận kinh tế mà ông đề ra trong chiến tranh ở miền Bắc. Là người sống, làm việc, chứng kiến tận mắt những gì xảy ra suốt 10 năm đó, tôi có thể khẳng định rằng ông Duẩn, nhà lý luận hàng đầu, và những đồng chí của ông đã phá nát nền kinh tế cả nước, đặc biệt là nền kinh tế cực kỳ phát triển ở miền Nam, trong suốt 10 năm ông cầm quyền.

Những ai đã sống ở miền Nam trước năm 1975 đều biết kinh tế tư bản miền Nam thời ấy phát triển tới mức nào. Gần như hàng đầu Đông Nam Á. Hàng hóa ê hề, hầu như thứ gì cũng có, tiêu dùng dư thừa. Các nhà lý luận, tuyên truyền của miền Bắc mỉa mai gọi đó là nền kinh tế phù hoa, giả tạo, là bơ thừa sữa cặn của Mỹ, là nhờ vào vũ khí Mỹ, ôm chân Mỹ. Đầu năm 1977 vào Sài Gòn, tôi không hiểu nó phù hoa giả tạo ở chỗ nào. Một nền sản xuất phục vụ con người, thứ gì cũng có, đủ các loại nhà máy, xí nghiệp, từ sản xuất vải vóc, bánh kẹo, đường sữa, xe đạp, mì gói, xà phòng bột giặt, mỹ phẩm, giấy, động cơ máy nổ, quạt điện, thậm chí cả ô tô, tủ lạnh. Mỗi thứ hàng hóa không chỉ có 1 nhà máy sản xuất (như ở miền Bắc) mà rất nhiều, cạnh tranh nhau, chất lượng tốt. Ví dụ dệt may có Vinatexco, Vimitex, Tái Thành, Đông Á… Tôi hỏi những đồng nghiệp của tôi từng ở miền Nam trước 75, dạo ấy có thiếu thốn gì không, họ cười, chỉ sau “giải phóng” họ mới biết khái niệm “thiếu thốn”. Lương giáo viên, ăn uống thoải mái, dành dụm trong 2 tháng là mua được chiếc xe Honda dame của Nhật thì thiếu thốn làm sao được. Vải vóc do các nhà sản xuất trong nước làm ra bán đầy trong các cửa hàng, hoàn toàn không liên quan gì đến sự “hà hơi tiếp sức của đế quốc Mỹ”, muốn mua bao nhiêu cũng có. Phù hoa giả tạo mà lại như thế ư.

Sống bao nhiêu năm ở miền Bắc tôi từng chịu sự thiếu thốn thế nào. Cắn răng mà chịu bởi hiểu rằng đang chiến tranh, sống với niềm hy vọng “Còn non còn nước còn người/Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”. Đến khi thắng rồi, chỉ thấy những dòng người ùn ùn “miền Nam nhận họ, miền Bắc nhận Hàng”. Suốt vài năm đầu sau 1975, dòng chảy vải vóc, đường sữa, mì chính, xe đạp, xà phòng, kem đánh răng, búp bê… ào ạt tuôn ra Bắc. Năm 1975, lúc còn sinh viên, tôi có hai ông bạn cùng lớp là Hoàng Thanh Chương (quê Quảng Trị), Lương Ngọc Bính (quê Quảng Bình) tranh thủ vào Nam, khi ra đem theo những mảnh vải may quần tây oxfor đẹp đến mức đứa nào nhìn thấy cũng xuýt xoa. Nhưng kho hàng miền Nam không phải là vô tận, và nhất là nền sản xuất vốn rất phát triển nay bị đường lối lý luận kinh tế của ông Duẩn phá tan tành nên hàng hóa mau chóng bị vét sạch. Từ chỗ đầy đủ, dư thừa, miền Nam nhanh chóng rơi vào nghèo đói, “phát triển” bằng miền Bắc, bị kéo lùi lại mấy chục năm. Đến khi những nhà cai trị hồi tỉnh lại, nhận ra sai lầm của mình thì đã quá muộn bởi cái nền kinh tế ấy đã mất gần hết sinh khí, rệu rã quá rồi, thành cái xác thập tử nhất sinh, không thể phục hồi ngay được. Lại phải trả giá thêm cả chục năm nữa mà họ là “đổi mới”.

Đứng đầu một thể chế, một bộ máy cầm quyền khiến đất nước ngày càng lùi lại so với thế giới, để một dân tộc bị chia rẽ, một cộng đồng ngày càng nghèo đói, cái “công” ấy có gì mà ca ngợi, lý luận ấy có gì mà hàng đầu, xuất sắc. Nhưng người có quyền, lại có súng trong tay, nắm chặt giới truyền thông thì họ muốn nói gì, muốn ca ai mà chẳng được.

Đó là một phần thực chất lý luận của ông Lê Duẩn mà nhà cai trị cố tình giấu đi.

Blog Nguyễn Thông

- Quảng Cáo -

50 CÁC GÓP Ý

  1. Người ta kể rằng: mấy anh giải phóng vào khách sạn Red,,, ở,,, không thấy có chậu rửa rau,,,, họ tưởng hố xí bệt là châu,,, cho rau vào ngâm,,,gạt cần,,, rau biến mất,,

  2. Đm ông ngoại bố m đây ở đây thời ấy về ông ta cx kể rằng bn Mỹ N áp bức giết hại và bom nổ suốt ngày đm cx m K bít thj câm cái mồm vào hay nếu mà dân Mỹ tốt thj nói chả dân sai gòn nào muốn đánh đuôi cả cx m K não thj cx phải suy nghi tỷ đj đm chỉ có những người bị áp bức thời đó mới bít dc

    • Thằng này nó nói ngọng… Ý nó nói ông ngoại nó sống thời gian Mỹ ở Sài Gòn bị người dân Sài Gòn đuổi đánh…kkk…vậy thì anh mày cho mày biết tau từng sống ở sg, dù lúc đó anh còn khá nhỏ chỉ khoảng hơn 10 t, nhưng cũng biết chả có ng dân sg nào ghét Mỹ hết, chỉ có bọn đặc công vc bị CSBV dụ ôm bom lựu đạn ném vào ng Mỹ, nhưng toàn trúng vô ng dân sg nghe thằng ngọng…

    • Dân sài gòn toàn bợ đít mỹ ngụy vạy tụi CS vô Phỏng Dái họ làm j vậy. Sao không để họ bị mỹ Ngụy áp bức bóc lột đi. Địt mẹ thằng Tào Mạnh Đức.

    • Nếu dân mà ghét Mỹ như mày nói thì sao TT Mỹ nào qua đây, dân cũng tràn ra đầy đường vẫy chào ! còn Tập bể bình, ông cố nội bọn mày qua thì dân chửi chạy ko kịp vậy…kkk

    • Nếu dân mà ghét Mỹ như mày nói thì sao TT Mỹ nào qua đây, dân cũng tràn ra đầy đường vẫy chào ! còn Tập bể bình, ông cố nội bọn mày qua thì dân chửi chạy ko kịp vậy…kkk

    • Sao ông ngoại tui bảo sống thời ngụy sướng lắm ,đi học khỏi tiền,đi bệnh viện khỏi tiền ,sinh con được tặng này tặng nọ …Mà thời đó sợ CS lắm sợ nó vào giết !Còn nói sau khi giải phóng xong thì cái gì cũng sợ,bao nhiêu của cải có phải đem giấu ko thì nó tịch thu hết bắt đi kinh tế mới :v Chả lẽ ông tui tuyên truyền phản động ?

    • Kkk tại dân sg không não nên mới được khỉ trường sơn chạy trên rừng về giải phóng…
      mà lạ cái , tại sao bọn khỉ đó nó chửi Mỹ mà con cái nó cứ gởi qua Mỹ cho bọn họ đè đầu cỡi cổ là seo ta ?

    • Nói cho cx đất nc đag yên bjnh hay sống tốt đj đm ghét vs thể loại phân biệt này lọ sau đả kích để có chiến tranh chung m K thích ở vn OK sag nc khác sống chẳg ai nói j cả

    • Chính mấy thèng xếp của cu em mầy mới đang bị Mỹ dụ dỗ, nhồi nhét…nên con cái nó thảy qua Mỹ hết, còn đám cu em như mày chỉ hửi hơi xả của bọn xếp mà đi bênh vực giùm cho bọn nó, chịu khó suy nghĩ động não đi con…

    • Hồi đấy cs không sai. Ai thắng là công lý. Hồi này do nhiều thằng ngu đần làm xh chậm phát triển. Thậm chí còn trì trệ. Đạo đức giới trẻ đi xuống nếu không sớm nhận ra… Sương máu đã đổ xuống xem trở thành vô nghĩa. Tóm lại nếu làm cho đất nước giầu nên thì cs đúng. Hy vọng là ông cha ta sẽ không bị mất mặt bởi hậu bối

    • Sao mà đúng đc hả ông? Về nghiêng cứu lại kinh tế XHCN đi, Muốn đi lên XHCN thì phải kinh qua giai đoạn TƯ Bản, VN lại bỏ qua bước này thì làm sao mà đc? Thuỵ Điển là tư bản gần lên đc XHCN rồi đó, tỉ lệ tội phạm hầu như rất ít, dân không làm gì vẫn đc hưởng lương! Môi trường sạch sẽ, giáo dục tiến bộ… nói chung Là gần thôi nhưng trước tiên họ phải giàu đã, mà cứ theo con đường VN ta đi thì ngàn năm nữa cũng chẳng giàu nỗi lấy gì lên XHCN?? Rõ ràng là sai lầm của đời trước! Chẳng qua lúc ấy nếu không theo XHCN của TQ và Liên xô thì không thể độc lập nỗi, vì không có cái gì làm điểm tựa về tư tưởng cho dân chúng theo, XHCN là một tư tưởng đúng đắn để lôi kéo dân chúng đang bị nghèo đói và áp bức bủa vây ngoài Miền bắc lúc bấy giờ! Vì lẻ đó ông HCM mới vẽ ra một tư tưởng thiên đường XHCN để mà thu phục dân chúng, bạn thử nghĩ xem đang nghèo đói mà ai đó rũ đi đánh giặc mà khi thắng của cãi sẽ đc chia đều và bao cấp ko phân biẹt giàu nghèo thì ai mà ko ham! Nhưng nhũng người giàu những người theo tư bản ko thích điều này vì họ sẽ mất tất cả… kich bản đáng lý ra chúng ta phải chịu đựng áp bức nghèo đói thì chết, cho giới tư bản phát triển đến khi thế chiến thứ 2 kết thúc và các phong trào đầu tranh của công nhân trên toàn thế giới chiến thắng thì tự động nước ta cũng sẽ bị cuốn theo chìu gió, đó là dành lại công bằng cho giới vô sản mà vẫn giữ lại giới tư sản tư bản! Khi đó Nước ta sẽ như Hàn Quốc lúc bấy giờ, dân ko còn bị bóc lột mà giới tư bản sẽ hình thành những tập đoàn lớn sau hàng trăm năm bóc lột công sức của dân, nhưng đó là điều tốt vì ai chết cũng đã chết roi ai giàu vẫn giàu và vấn đè là hiện nay thì sẽ khác! Đó là sẽ công bằng đó là cái lợi của con đường tư bản, nhưng điều đó mãi sẽ không xảy ra vì ông cha ta không chịu nỗi đau khổ và bóc lột nên họ đứng dậy quá sớm đó là điều tốt ho họ nhưng hoàn toàn không tốt cho con cháu sau này! Ai bảo ông cha ta đỗ máu đẻ có độc lập tự do? Tôi bảo đảm nếu ông cha ta ko đổ máu thì độc lập tự do vẫn đến thôi vì đó là xu thế toàn thế giới khi đi đên thời hiẹn đại, thế giới sẽ ko chấp nhận một nước bị đô hộ mãi, trễ nhất thì Hong Kong cũng phải trả lại TQ thôi…nhưng sau đó con cháu sẽ đc hưởng cái nền kt tư bản phát triển, đế quốc bóc lột ư? Đúng nhưng để bóc lột hiệu quả thì phải đầu tư, và họ đầu tư nhìu thì mới lấy đc nhìu khi đến lúc hết hạn SD như Hồng kong thì họ cũng phải trả lại tự do thôi, nó tốt hơn nhìu so vs cai nên kt XHCN ngu xuẩn!!

  3. Tác giả bài chủ là một thầy giáo ở miền Bắc. Tới năm 1977, tức 2 năm sau 1975 tác giả mới vô Sài Gòn để dạy học kể lại những gì mắt thấy tai nghe. Trong bài thì thầy giáo nầy (sau cũng viết báo lâu năm) nói đến chuyện “vô duyên” khác: Chuyện vừa rồi kỷ niệm 110 năm tưng bừng sinh nhật cựu TBT đảng CSVN Lê Duẩn đã ca tụng là Lê Duẩn có công (?) những năm sau 1975 đã từng bước đưa kinh tế, đời sống… đất nước đi lên (?) và là… một nhà lý luận.

  4. Học xong bậc tiểu học… Lê Duẩn biết con mẹ gì đâu mà lý với luận… Lấy kiến thức ở đâu ra ?
    Bậc Tiểu học không dạy trẻ em cách lý luận. mà chỉ dạy tập đánh vần, may ra làm được vài phép tính cơ bản mà mấy cô dì chú bác bán hàng rong vẫn làm được.
    Giống như Nguyễn Minh Triết. Các bài diễn văn của Lê Duẩn đều do Ban Tuyên Giáo soạn ra, cho ông ta đọc.. So sánh với Thủ Tướng Trần Trọng Kim người soạn ra bộ “Việt Nam Sử Lược” nổi tiếng thì Lê Duẩn…. còn thua xa lắm.
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Tr%E1%BB%8Dng_Kim#T.C3.A1c_ph.E1.BA.A9m

  5. Toi la nguoi mien bac nhung cung hieu duoc rang dat nuoc ta that su da tut hau tu sau 1975 cho den nay truoc 1975 sai gon la hon ngoc vien dong bang cok thai lan fai mat 20 nam moi duoi kip nhung bay gio thi sai gon cua ta fai mat 50 nam moi bang thu do bang cok bay gio. Vay hoi? Tat ca cac ban VN fat trien hay tut hau? ?????

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here