SÀI GÒN (CTM Media) – Theo báo VietNamNet Bridge đề ngày 15 tháng Tư 2017, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chỉ muốn nhỏ mãi, để “vô hình” trước mắt các cơ quan kiểm soát của nhà cầm quyền CSVN, bao gồm thanh tra và thuế vụ.
Ông Vũ Thành Tự Anh thuộc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright ở Sài Gòn chia sẻ, nền kinh tế Việt Nam cần một tầng lớp doanh nghiệp cỡ vừa, để làm cầu nối giữa các doanh nghiệp nhỏ và các tập đoàn lớn.
Hiện nay số doanh nghiệp vừa chỉ chiếm khoảng 2% tổng số doanh nghiệp trong nước, không thể làm cầu nối giữa khối 96% doanh nghiệp nhỏ và khối 2% tập đoàn lớn, mà nguyên do là môi trường kinh doanh ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa thuận lợi đối với các doanh nghiệp vừa.
Ông Vũ Thành Tự Anh nhận định rằng, chính các thứ “phí bôi trơn”, tức các khoản lo lót nộp cho guồng máy công quyền để làm thủ tục giấy tờ, đã làm các chủ doanh nghiệp nhỏ nản lòng. Trở thành doanh nghiệp cỡ vừa có nghĩa là họ sẽ phải có giấy phép, và trở thành đích nhắm cho các thanh tra viên, cơ quan thuế vụ và cả những cơ quan tiện ích địa phương như cứu hỏa.
Theo một báo cáo của Phòng Thương Mại Và Công Nghiệp Việt Nam VCCI, hai phần ba các doanh nghiệp cho biết đã phải bỏ ra từ 5 đến 10% doanh thu để làm “phí bôi trơn”, và tình trạng này không ngừng tăng trong các năm qua.
Tỉ lệ doanh nghiệp trả “phí bôi trơn” đã tăng từ 50% vào năm 2013 lên tới 66% vào năm 2016.
Trong khi đó, trong giai đoạn từ 2014 đến 2016, có từ 9 đến 11% các doanh nghiệp cho biết “phí bôi trơn” chiếm hơn 10% tổng doanh thu của họ, cao hơn con số 6 đến 8% của giai đoạn 5 năm trước đó. Theo ông Nguyễn Thành Tự Anh thuộc chương trình Fulbright, đây chính là lý do hầu hết doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam không muốn lớn lên để trở thành doanh nghiệp vừa.
Xin nhắc lại vào đầu năm nay (2017) theo báo cáo của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), thì Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (CPI) năm 2016 của Việt Nam là 33/100 điểm, đứng thứ 133 trên 176 bảng xếp hạng tham nhũng toàn cầu.
Tệ nạn này cũng chẳng khác chi cái thời bao cấp ở miền Nam sau 75,thời kỳ mà Hợp tác xã,Tổ hợp sinh đẻ ra rất nhiều vì sợ cải tạo công thương nghiệp nên phải đưa vốn liếng tài sản vào các nơi này.Các HTX,TH làm ăn có thu nhập,có dư dã cho xã viên là rất sợ các cơ quan này.Các cấp hay đề nghị cơ sở làm ăn giỏi như thế nên để truyền hình về quay phim để các nơi khác học tập.Thế là sau đó liên tục ban này nghành nọ,cơ quan lớn nhỏ lui tới liên tục,đến một lúc thấy họ đến như thấy cọp.Không phong bì thì quà cáp,mời mọc ăn uống,mà hồi đó chỉ có quán bia của nhà nước hoặc hợp doanh nên rất đắt đỏ,tốn kếm,đến lúc mà nhiều tháng còn nợ tiền công của xã viên.Cho nên muốn thăng tiến cũng khó do đó cứ dậm chân tại chỗ hơn chục năm ,nghành sản xuất vẫn trì trệ cho đến mở cửa.Và nếu cứ tình trạng này thì biết đến năm nào!