Tháng Ba năm 2017, Cục Nghệ thuật biểu diễn thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra quyết định tạm thời dừng lưu hành 5 ca khúc Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh – Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương).
Thực ra từ nhiều năm trước, 5 ca khúc trên đã được rất nhiều phòng trà và tụ điểm ca nhạc ở Việt Nam cho hát công khai. Tự thân những nội dung của các ca khúc này cũng chẳng có gì “nhạy cảm chính trị” để phải bị cấm.
Vậy vì sao những ca khúc trên lại bị cơ quan quản lý văn hóa cấm vào đúng thời điểm này?
Nguyên nhân đầu tiên có thể được giải thích bằng sự ấu trĩ, hoặc cực đoan của các cơ quan văn hóa. Trước đây đã có một số trường hợp ca khúc trước 1975 bị cấm do rơi vào thời điểm “sự kiện chính trị”, hoặc chỉ thuần túy là một quan chức văn hóa nào đó “không thích”.
Nhưng trong bối cảnh những năm gần đây khi cả ca sĩ Khánh Ly và nhạc sĩ Phạm Duy đã được chính quyền chấp nhận cho về Việt Nam để biểu diễn, việc 5 ca khúc trên bị cấm đột ngột lại cho thấy một ẩn ý chính trị hoàn toàn bất bình thường.
Bối cảnh hiện thời lại đang “tiếp tục thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài”, trong tình hình lượng kiều hối của “kiều bào ta” gửi về Việt Nam trong năm 2016 đã bị giảm đến hơn 30% – chỉ có 9 tỷ USD so với 13.2 tỷ USD trong năm 2015.
Thậm chí Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam là Hữu Thỉnh còn mạnh miệng tuyên bố “Hội Nhà văn Việt Nam sẽ mời tất cả các nhà văn hải ngoại về dự Hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học vào lễ giỗ tổ Hùng Vương ngày 10 tháng Ba âm lịch”. Và nghe đâu, “cánh tay nối dài của đảng” này đã phát đi khoảng năm chục thư mời đến các nhà văn hải ngoại.
Hẳn nhiên, vụ cấm đột ngột 5 ca khúc trên là một hành động phản cảm đối với người Việt hải ngoại, để tất làm cho người Việt hải ngoại thêm một lần nữa- trong không biết bao nhiêu lần- nhận thức rằng “nhà cầm quyền CSVN chưa có gì thay đổi”.
Tuy nhiên, cũng có thể còn một nguồn cơn khác khiến 5 ca khúc trên bị cấm.
Từ hàng chục năm qua, và đặc biệt trong khoảng 5 năm gần đây, xung đột quyền lực trong nội bộ đảng là một đặc trưng lớn của chính trường Việt Nam. Rất nhiều dấu hiệu và biểu hiện đã cho thấy trong cuộc xung đột triền miên và ngày càng sinh sát này, giới hoạt động dân chủ nhân quyền trong nước thường bị đem ra làm vật hy sinh. Chẳng hạn cứ mỗi khi một quan chức cao cấp Việt Nam có một chuyến công du quan trọng ra nước ngoài, đặc biệt đến Mỹ; thì lại có chuyện một bàn tay ẩn giấu của đối thủ chính trị nào đó của ông ta gây ra việc đánh đập, bắt bớ những nhân vật dân chủ nhân quyền.
Còn giờ đây, tình trạng chính trị và kinh tế của đảng cầm quyền là khó khăn hơn bao giờ hết. Sự bế tắc gần như toàn diện như thế đã khiến đang manh nha phát sinh một luồng tư tưởng cùng một số quan chức buộc phải nghiêng dần theo xu hướng “cải cách”. Trong những “cải cách” đó, lần đầu tiên từ sau năm 1975 đã bộc lộ tín hiệu có vẻ đôi chút thực chất về “lấy lòng người Việt hải ngoại”.
Hiện vẫn chưa biết rõ ai, hoặc nhóm quyền lực nào, đứng sau chủ trương “lấy lòng người Việt hải ngoại” và đang khai triển chậm chạp đối sách này. Nhưng tình trạng rất phổ biến hiện thời là các nhóm quyền lực vẫn có thể phá đám chủ trương của nhau, bất kể chủ trương đó có lợi cho dân sinh, hay nhằm “hòa giải” với người Việt hải ngoại.
Vụ 5 ca khúc trước 75 bị cấm cũng có thể rơi vào cảnh huống đó…
Thag tau cong cug cap tien cho viet tan de kich dong chog pha dag, nha nuoc. Con thag viet tan cho may con cho may dong tien le kich dog phan dong, con may con cho chug may an theo eo biet kit gi tiep tay cho viet tan ban nuoc. Dat VN that nhuc nha khi co nhug cog dan nhu chug ma, og ba to tien chug may chac chet cug ko nham mat suy nghi dau dau khi sjh ra nhug thag nghiep chuong nhu chug may va hoi hoi vi ko bop chet chug may khi moi sjh. Tao toi nghiep cho lu cho chuc may bi loi dug cug eo biet. Dug la ngu
Ngọc Tuân
Đây là bước đầu của việc cấm lưu hành nhạc. Bước kế tiếp sẽ là cấm các loại nhạc tranh đấu đòi tự do dân chủ và nhân quyền.