Trận chiến biên giới phía Bắc và những sai lầm của đảng Cộng Sản Việt Nam

Lê Vĩnh - Web Việt Tân

CÃM NGHĨ - Thơ Đỗ Lan
- Quảng Cáo -

Tuần lễ đầu trung tuần tháng 2 năm 2017, một số thành viên Hoàng Sa FC đã đi đến thôn Tổng Chúp, Cao Bằng (cách Hà Nội 300km) để thắp hương cho 43 đồng bào đã bị lính Trung Cộng thảm sát một cách man rợ. Cuộc thảm sát này là một sự kiện được kể lại nhiều nhất trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc khởi đầu vào mờ sáng ngày 17 Tháng 02, 1979.

Không có đến cả một con đường mòn dẫn vào, những anh chị em đó đã phải lội suối băng rừng, men theo những bụi tre um tùm để đến được nơi dường như đang rơi vào quên lãng, cũng như cuộc chiến biên giới phía bắc năm đó đã bị quên lãng từ mấy thập niên qua.

Cuộc chiến chống ngoại xâm phương Bắc của dân tộc trong lịch sử cận đại

Cuộc chiến biên giới phía Bắc là một cuộc chiến đặc biệt mà Cộng Sản Việt Nam (CSVN) phải đương đầu.

- Quảng Cáo -

Nói là cuộc chiến đặc biệt vì so với các cuộc chiến khác thì: 1) Hai cuộc chiến tranh Đông Dương trước đó là hai cuộc chiến đã tạo ra nhiều tranh cãi. Thậm chí, sau khi được lịch sử soi sáng thì đó chỉ là những cuộc chiến tranh núi xương sông máu không cần thiết đã làm suy kiệt sinh lực quốc gia; 2) Cuộc chiến biên giới Tây Nam chống lại Cam Bốt chỉ là cuộc chiến giữa những người cộng sản anh em trở mặt với nhau tạo thêm những vết thương cho dân tộc Việt chưa kịp hồi sức sau chiến tranh; 3) Trong khi cuộc chiến biên giới phía Bắc đích thực là cuộc chiến chống ngoại xâm phương Bắc của người Việt Nam trong lịch sử cận đại.

Điểm đặc biệt khác của cuộc chiến biên giới phía Bắc là sự yếu kém, thất bại của lãnh đạo đảng CSVN về lượng định tình hình trước cuộc chiến, về chiến thuật trong cuộc chiến và sai lầm về ý đồ của TQ trong giữa cuộc chiến. Sự thất bại và yếu kém này của lãnh đạo đảng Cộng Sản càng cho thấy sự chiến đấu anh dũng tuyệt vời của quân dân các tỉnh biên giới phía Bắc trước sự tấn công khốc liệt và áp đảo của quân đội TQ.

Thành viên Hoàng Sa FC thắp hương tại thôn Tổng Chúp – Xã Hưng Đạo, Huyện Hòa An, Thành phố Cao Bằng – nơi diễn ra cuộc thảm sát của quân Trung Quốc với 43 phụ nữ và trẻ em. Sau đó quân Trung Cộng đã vứt xác họ xuống giếng nước. Ảnh: FB Hoàng Sa FC

Sai lầm trong lượng định tình hình

Từ hai năm trước khi nổ ra cuộc chiến năm 1979 đã có những trận chiến nhỏ giành giật dọc biên giới giữa phía Việt Nam và Trung Quốc. Càng đến gần ngày xẩy ra cuộc chiến thì càng có thêm những dấu hiệu chuẩn bị chiến tranh từ Trung Quốc rõ ràng hơn, nhưng dường như tất cả đều không được lãnh đạo đảng CSVN để ý tới hầu chuẩn bị.

  • Tháng 6, 1978, Bắc Kinh thông báo việc đóng cửa các tòa lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Nam Ninh và Côn Minh.
  • Đến Tháng 11, 1978 thì TQ cắt đứt các tuyến đường xe hỏa giữa Trung Quốc và Việt Nam.
  • Cũng Tháng 11, 1978, Đặng Tiểu Bình thăm Thái Lan, Malaysia và Singapore. Tại những nơi này Đặng đều nói với chủ nhà rằng, Việt Nam là tên du côn, phải “dạy cho Việt Nam một bài học”, và rằng, Trung Quốc sẽ dùng vũ lực nếu Việt Nam tấn công Cam Bốt.
  • Ngày 28 Tháng 1, 1979, Đặng thăm Hoa Kỳ. Tại Mỹ Đặng tuyên bố rằng: “Trung Quốc không thể cho phép Việt Nam gây rối loạn khắp nơi”. Họ Đặng cũng lập lại lập trường kiên định đứng về phía Cam Bốt chống lại Việt Nam. Báo chí Mỹ loan tải sớm muộn gì thì một cuộc chiến giữa hai nước cộng sản sẽ nổ ra.
  • Sau 3 ngày thăm Mỹ, họ Đặng đến Nhật. Tại Nhật, Đặng tuyên bố: “Để trừng phạt Việt Nam, dù có gặp những nguy hiểm cũng phải hành động.” Nói về việc Việt Nam đánh Cam Bốt, Đặng nói huỵch toẹt ra rằng: “Không trừng phạt kẻ xâm lược (tức VN), sẽ tạo ra những nguy hiểm phản ứng dây chuyền”. Họ Đặng coi Việt Nam là thứ vô ơn nên còn nhấn mạnh rằng, nếu không có “bài học cần thiết” thì chẳng còn cách nào hiệu quả để đối phó với “loại người vô ơn như thế”.
  • Cũng khoảng thời gian này, hãng thông tấn TASS của Liên Xô đưa tin một lực lượng rất lớn quân đội Trung Quốc đang áp sát biên giới Việt–Trung.
  • Song song với những sự kiện trên là những hoạt động quân sự. Từ Tháng 10, 1978 đến đầu Tháng 2,1979, nhiều đại đơn vị quân đội TQ thuộc các quân khu Côn Minh, Quảng Châu, Thành Đô đã được điều động đến biên giới Việt Nam. Thậm chí quân đoàn 20 của quân khu Vũ Hán, cách biên giới 1200 km, cũng được điều về biên giới VN. Báo chí Tây Phương nhận định rằng, Trung Quốc phải tốn từ 2 đến 3 tháng để điều động lực lương khổng lồ vừa kể.
  • Song song với các cuộc điều quân vừa kể, từ Tháng 10, 1978 cho đến ngày 15 Tháng 2, 1979, TQ liên tục tung ra hàng loạt những hoạt động dò thám các đơn vị quân đội VN, vừa để thu lượm tin tức tình báo, vừa để đánh lạc hướng sự chú ý trong các hoạt động quân sự của TQ.

Sai lầm về chiến thuật

Do sai lầm trong lượng định tình hình, thậm chí vẫn tin tưởng vào “tình hữu nghị anh em” của hai nước Cộng Sản, nên Việt Nam gần như không hề chuẩn bị gì cho cuộc chiến này.

Vì thế, Việt Nam đã hoàn toàn bị bất ngờ khi toàn lực lượng Trung Quốc gồm 300.000 binh sĩ (các tài liệu của CSVN ghi là 600.000 binh sĩ TQ), 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối, hỏa tiễn (chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay phía sau) tấn công vào suốt biên giới 1.400 cây số của 7 tỉnh địa đầu phía Bắc.

Khi cuộc chiến nổ ra thì Thủ Tướng Phạm Văn Đồng và Đại Tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham Mưu Trưởng, đang thăm viếng Cam Bốt. Về lực lượng quân sự thì Việt Nam đã đưa quân sang Cam Bốt. Một thành phần quân đội khác cũng đã được giải ngũ về làm kinh tế.

Ảnh: Internet

Theo thuật lại của một blogger thì ngày 16 Tháng 2, 1979 (trước hôm cuộc chiến mở màn 1 ngày) một đại tá Quân đội NDVN đã nói chuyện với một đơn vị quân đội ở Lạng Sơn rằng, “có cho kẹo TQ cũng không dám đánh VN”.

Trong những năm gần đây đã có nhiều bài vở rất chi tiết về diễn tiến cuộc chiến, vì thế không cần lập lại ở đây, mà chỉ cần nêu ra một vài điểm quan trọng để cho thấy những sai lầm chiến thuật của phía lãnh đạo Việt Nam.

Trước khi TQ mở cuộc tấn công, phía Việt Nam đã có ít nhất 5 sư đoàn đang ở miền Bắc. Nếu 5 sư đoàn này được điều động lên biên giới để sẵn sàng phòng thủ và ứng chiến thì, nhờ địa hình hiểm trở của vùng núi non biên giới cùng kinh nghiệm chiến đấu, Quân Đội Nhân Dân Việt Nam có thể cầm chân các lực lượng TQ ở biên giới để chờ quân tiếp viện.

Nếu lực lượng Việt Nam được chuyển từ Nam ra Bắc tuần lễ sau đó được đưa lên tiếp ứng cho biên giới, quân đội TQ đã không thể tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam và đạt được những mục tiêu họ mong muốn. Đồng thời, khi TQ lui binh, các lực lượng Việt Nam có lực lượng để phản công mạnh mẽ, tập kích bọc hậu, gây thiệt hại rất lớn cho đối phương.

Nếu không sai lầm chiến thuật trong cuộc chiến, ngoài sự hạn chế tổn thất quân sự, các làng mạc, thành phố ở vùng địa đầu giới tuyến sẽ không bị tàn phá hoặc bị san bằng như đã xẩy ra. Đặc biệt, nếu phía Việt Nam có sự chuẩn bị thì dân chúng đã được di tản trước để lánh nạn, tránh được những cuộc tàn sát khi quân TQ tiến vào.

Sai lầm về ý đồ của TQ

Một vài diễn tiến dưới đây xẩy ra trong thời gian đầu cuộc chiến cũng cho thấy sai lầm chiến thuật của lãnh đạo Việt Nam khi nhận định sai lầm về ý đồ của TQ.

Ngày 21 Tháng 2, khi trận chiến đang diễn ra khốc liệt, Liên Xô đưa một tuần dương hạm và một khu trục hạm tiến về bờ biển Việt Nam. Đồng thời Liên Xô cũng lập cầu không vận chuyển quân đội Việt Nam và vũ khí ra bắc.

Lo ngại Liên Xô can thiệp, hai ngày sau Đặng Tiểu Bình tuyên bố sẽ giới hạn bước tiến quân của TQ trong vòng 50 cây số phía dưới biên giới và sẽ rút quân trong vòng 10 ngày tới.

Các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận định những tuyên bố đó của Đặng Tiểu Bình là sự đánh lạc hướng. Từ đó họ tin rằng cuộc chiến sẽ kéo dài và TQ có ý định tấn công Hà Nội. Vì vậy, phía Việt Nam, thay vì đưa quân lên biên giới, thì dồn lực lượng xây dựng phòng tuyến Sông Cầu để phòng thủ Hà Nội. Cùng lúc đó, những nguồn tin thân cận của giới chóp bu đảng CSVN tiết lộ, Bộ Chính Trị đã có ý định dời đô về phía Nam.

Các lực lượng Việt Nam ở biên giới bị trải mỏng để chống trả lực lượng tấn công áp đảo của TQ lớn gấp 6 đến 10 lần mà không được chi viện. Đây là điểm nổi bật về sự anh dũng và kiên cường của quân dân vùng biên giới.

Sáng Ngày 5 Tháng 3, Trung Quốc tuyên bố đã hoàn thành mục tiêu của cuộc trừng phạt, chiến thắng vẻ vang, và quyết định rút quân. Lui binh là một trong những chiến thuật khó nhất trong quân sự, tuy nhiên Việt Nam không đủ lực lượng để có thể thực hiện được những cuộc phản công hay tập kích ào ạt.

Cùng Ngày 5 Tháng 3, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng của CSVN phát lệnh “Tổng Động Viên”.

Tuy TQ rút quân, nhưng Việt Nam đã mất một số lãnh thổ vùng ven biên. Những trận đánh lẻ tẻ giữa hai bên vẫn tiếp diễn suốt 10 năm sau đó. Đến cuối thập niên 80, lãnh đạo đảng CSVN quay sang thần phục TQ. Từ đó họ lại tiếp tục một sai lầm khác. Đó là sai lầm trong việc giấu giếm lịch sử.

Sai lầm trong việc giấu giếm lịch sử

Báo VNExpress ngày Chủ Nhật, 21 Tháng 2, 2016 có bài phỏng vấn một người dạy sử là Giáo Sư Vũ Khương Ninh. Bài phỏng vấn này tiết lộ nhiều điều sai lầm về tư duy của lãnh đạo đảng CSVN trong môn sử và môn văn.

Theo Giáo sư Vũ Khương Ninh thì trong một thời gian dài đảng Cộng Sản chỉ coi lịch sử, văn học như công cụ để giáo dục tư tưởng mà không phải là một khoa học, do đó họ đã chỉ đạo viết và cắt xén theo ý của lãnh đạo đảng.

Chẳng hạn như trong các sách lịch sử dạy học sinh, sự kiện về trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 không được đề cập đến, vì lúc đó đảng chưa công bố sự kiện này. Hoặc trận chiến biên giới phía bắc năm 1979, từ năm 2000 đã được các giáo sư dạy sử viết khá dài và chi tiết. Nhưng được chỉ đạo vì lý do “quan hệ tế nhị với nước bạn” nên nội dung bị sửa đi sửa lại. Từ 4 trang rốt cuộc chỉ còn 11 dòng.

Bởi vậy, cho đến nay ngay cả những giáo viên dưới 55 tuổi cũng chỉ biết mù mờ về các sự kiện lịch sử bị đảng Cộng Sản che giấu. Chỉ những ai quan tâm, tự tìm hiểu từ những nguồn không nằm trong sự kiểm soát của đảng thì mới biết. Giáo viên còn như vậy thì học sinh không biết và không thích môn sử chỉ là hệ quả tất yếu.

Kết luận

Từ khi internet trở nên phổ cập, đặc biệt là sự tương tác rộng lớn của các trang mạng xã hội, người dân đã dễ dàng tự tìm hiểu để biết sự thực lịch sử.

Từ đó, theo truyền thống văn hoá của người Việt Nam (*), những năm gần đây dân chúng đã tự động tổ chức tưởng niệm những sự kiện lịch sử Hoàng Sa năm 1974, trận chiến biên giới năm 1979 và Gạc Ma năm 1988.

Một phần vì ý đồ che giấu lịch sử, phần khác là để duy trì sự kiểm soát và lãnh đạo mọi sinh hoạt trong xã hội, nhà cầm quyền đã ra sức ngăn chặn, phá phách những buổi tưởng niệm này.

Tuy nhiên, với sự khai mở tâm trí do internet đưa tới, quần chúng đã dần dần hiểu biết về quyền con người, về luật pháp. Tư đó, quần chúng vừa dũng cảm thoát ra khỏi sự sợ hãi, vừa chuyển sự sợ hãi về phía nhà cầm quyền qua những việc làm hợp pháp. Biến sự đàn áp của nhà cầm quyền thành phi pháp. Trong đó có việc tự tổ chức những sự kiện lịch sử.

Tài liệu tham khảo

(1) Tổng quát về trận chiến biên giới phía bắc năm 1979, Lê Vĩnh, http://www.viettan.org/Tong-quat-ve-tran-chien-bien-gioi.html?artsuite=0

(2) Đừng Bốc Phét Nữa, Trần Hồng Tâm, https://songle2015.wordpress.com/2013/10/10/tran-hong-tam-dung-boc-phet-nua-ve-tuong-vo-nguyen-giap/

(3) GS Vũ Dương Ninh: ’SGK dứt khoát không được né tránh cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc’, http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/gs-vu-duong-ninh-sgk-dut-khoat-khong-duoc-ne-tranh-cuoc-chien-tranh-bien-gioi-phia-bac-3358153.html

(*) Theo tập tục văn hoá Việt Nam, những người có công với dân, với nước được dân chúng tự động lập đền, miếu thờ tự. Sau đó rất lâu, có khi hàng thế kỷ, các vị vua chúa đời sau mới sắc phong chức tước.

Lê Vĩnh – Web Việt Tân

- Quảng Cáo -

71 CÁC GÓP Ý

  1. Nguoi my qua vn ko phai la de cuop dat, tai nguyen, chinh quyen… .ma ho dua nen van minh, hien dai cua nhan loai qua giup cac nuoc ngheo va lac hau de phat trien, xay dung mot xh ma ai cung co nhung quyen co ban nhat. QUYEN DUOC SONG, MUU CAU HANH PHUC, TU DO, BINH DANG VA BAC AI.

  2. Sai lầm cái mả cha mày. Nếu có chiến tranh chắc chỉ giỏi lên tàu đi tị nạn theo kiểu “thuyền nhân” thôi làm gì dám cầm súng như những người VN yêu nước. Ngồi đó mà múa phím xin tiền nước ngoài. Không thấy nhục

    • Cái gì củng có 2 mặt của nó nếu xã hội tư bản nó tốt đẹp ngay từ đầu thì đã không sinh ra một học thuyết Mác lê cũng không sinh ra những người CS. Xã hội phương tây đặt được những thành tựu to lớn như hôm nay thì đó là sự đấu tranh xương máu của biết bao nhiêu người CS trên khắp thế giới. Bản thân học thuyết cs còn tồn tại nhiều mâu thuẫn chưa khắc phục được thì dần dần phải thay đổi để tồn tại.

    • Rảnh thì đi nhậu đi anh bạn già à..hay tập gym..thậm chí là chơi gái..vẫn còn có ích hơn là ngồi giải thích với những đối tượng này..đơn giản là vì cuộc sống họ chưa gặp trắc trở hoặc lịch sử giáo khoa đã đầy trong não..TB hay CS cũng vẫn phải đấu tranh cho quyền lợi..khác biệt la TB đc phép còn CS gọi đó là phản động..ok

  3. Bọn lưu vong chạy phọt cứt . Lại bàn chiến ko cần . Mình tự vệ và phản đòn hai trân đó luư sử sách đẹp. Mà bọn luư vong ko có một công trạng nào ghi sử. Như là bám đít Mỹ. Ăn hại.

  4. Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào. Bắc nam sum họp xuân nào vui hơn.! Bọn cha chó mẹ lợn lũ con lai vatican cứ sủa đi.! Mãi mãi chúng mày ko bao giờ làm gì đc nữa đâu.! Chúng mày có đẻ con cháu ra đào tạo phản động thì chúng tao cũng bóp chết từng thằng con cháu phản động chúng mày.

  5. Không liên quan nhưng vẫn phải cmt cái: Mã cha thằng nào làm nghề dư luận viên. Tương lai của lũ dư luận viên sẽ bị quả báo tới cả nhà của tụi nó. Cả nhà tụi dư luận viên sẽ chết từ từ và khi chết sẽ bị người khác đào mồ mã.

  6. Trung cộng nó nhờ có nội gián từ bên trong chỉ có dân đen và những người lính con dân phải bỏ mạng chứ có thấy ông to bà lớn nào chết đâu bây giờ nhiều người vẫn còn nhắm mắt u mê vì không hiểu biết hay vì lợi lộc cho bản thân và gia đình còn tương lai dân tộc và đất nước sẽ đi về đâu

  7. 11.676. Tháng 4 năm 1984 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lại gây chiến với Việt Nam ở Vị Xuyên.

    Cuộc chiến biên giới 17/2/1979 với tên gọi “phản kích tự vệ” chống Việt Nam, do Đặng Tiểu Bình phát động. Cuộc chiến tàn khốc chỉ diễn ra trong vòng một tháng, nhưng mức độ hủy diệt và kéo dài cho đến năm 1989 là cuộc chiến Vị Xuyên, Hà Giang.

    Có lẽ chính vì sự tàn bạo và khốc liệt của bản thân cuộc chiến từ tháng 2/1979 đến 4/1989, mà giới cầm quyền của cs Việt Nam hiện nay đã rất sợ hãi khi nhắc đến nó.

    11.676. Tháng 4 năm 1984 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lại gây chiến với Việt Nam ở Vị Xuyên

    Posted by admin on February 17th, 2017

    Nguyễn Đình Ty

    17-2-2017

    Ngày 19/12/2012, Đại tá Trần Đăng Thanh PGS TS NGUT của Học viện Chính trị Bộ Quốc Phòng giảng về tình hình Biển Đông cho các Bí thư Đảng ủy và Hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam, có nói “Từ thế kỷ 13, vị Vua anh minh Trần Nhân Tông đã ra Tuyên Cáo rằng cái họa lâu đời của chúng ta là họa Tầu Hán. Các ngươi phải nhớ lời ta dặn, một tấc đất của Tiền nhân để lại cũng không được để mất vào tay kẻ khác…”. Xin giới thiệu bài tóm tắt về cuộc chiến anh dũng của quân đội ta chống quân xâm lược Trung Quốc, để giữ đất, bảo toàn lãnh thổ phía bắc Tổ Quốc ở Vị Xuyên – Hà Giang, kéo dài suốt 5 năm, từ 2/4/1984 đến tháng 4-1989:

    5 năm sau khi kết thúc cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung (vào 16/3/1979), ngày 2/4/1984 CHNDTH lại gây ra cuộc chiến với Việt Nam ở khu vực Vị Xuyên thuộc tỉnh Hà Tuyên và kéo dài đến 5 năm mới thực sự chấm dứt (từ 2/4/1984 đến tháng 4/1989).

    Lần này Đặng Tiểu Bình tự đặt tên cho cuộc chiến là “Phản công tự vệ”, nhằm đánh chiếm 1 phần lãnh thổ của Việt Nam rộng khoảng 50 Km2, đang thuộc quyền Việt Nam quản lý, nằm trong huyện Vị Xuyên, thuộc Hà Giang của tỉnh Hà Tuyên. Ông ta lập luận phần đất này xưa kia là của Trung Quốc, nay họ đánh chiếm lại.

    Căn cứ bản đồ tỉ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương (thời thuộc Pháp) xuất bản vào những thập niên 30, 40 và 50 của thế kỷ 20 và bản đồ tỉ lệ 1/50.000 của Mỹ đã xuất bản thì phần đất đó thuộc lãnh thổ Việt Nam, nằm bên trong đường biên giới, Suối Thanh Thủy và Sông Lô (xem bản đồ kèm theo). Bản đồ do Sở Địa dư Đông Dương xuất bản được lập theo công trình phân giới và cắm mốc tại vùng biên giới khu vực tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, liên quan đến địa bàn Vị Xuyên thuộc Hà Giang của Việt Nam, thực hiện theo biên bản Pháp – Thanh phân giới số 3, ký kết ngày 13/6/1897 (Bản sao bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương do nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn sưu tầm từ tài liệu lưu trữ của Trung tâm văn khố Hải ngoại Pháp ở Aix-en Provence, gửi từ Pháp đăng trên BBC ngày 16/7/2016).

    Địa bàn cuộc chiến và lực lượng mỗi bên:

    Địa bàn chiến sự nằm trong phần đất được gạch chéo trên bản đồ, giới hạn bởi đường biên giới, Suối Thanh Thủy và Sông Lô, trong đó 2 điểm cao (đánh dấu ngôi sao) đã xảy ra những trận giao tranh rất khốc liệt là điểm cao 1509 phía Việt Nam gọi là Núi Đất, phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và điểm cao 1250 phía Việt Nam gọi là Núi Bạc, phía Trung Quốc gọi là Giả Âm Sơn. Địa bàn cuộc chiến này có chiều dài khoảng 20 Km chạy theo đường biên giới, vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,5 Km, tương ứng với chiều dài Suối Thanh Thủy và đường biên giới. Khoảng cách giữa đường biên giới và Suối Thanh Thủykhoảng 2,5 Km.

    Lực lượng mỗi bên:

    – Trung Quốc: Theo tài liệu của Trung Quốc công bố, từ 1984 đến 1989, họ đã huy động vào cuộc chiến này 17 sư đoàn bộ binh, 5 sư đoàn và lữ đoàn pháo binh thuộc các đại quân khu Côn Minh, Nam Kinh, Phúc Kiến, Tế Nam, Lan Châu, Thành Đô. Tổng số quân Trung Quốc thay nhau tham chiến khoảng nửa triệu người, trong đó nhiều đơn vị đã được huấn luyện chuyên nghiệp, không còn là những nông dân chân đất cầm súng như hồi họ gây ra chiến tranh biên giới với Việt Nam năm 1979.

    – Việt Nam: đã huy động nhiều đơn vị chủ lực thay nhau tham chiến. Các đơn vị tham chiến thuộc quân khu 1 là trung đoàn 2 của sư đoàn 3, trung đoàn 567 của sư đoàn 322. Các đơn vị thuộc quân khu 2 là các sư đoàn bộ binh 313, 314, 316, 356, các đơn vị pháo binh, xe tăng, đặc công, công binh, thông tin, vận tải của quân khu 2, trung đoàn 247 của tỉnh đội Hà Tuyên, trung đoàn 754 của tỉnh đội Sơn La. Đặc khu Quảng Ninh có trung đoàn 568 thuộc sư đoàn 328 tham chiến. Các đơn vị chủ lực thuộc Bộ tham chiến có sư đoàn 31, sư đoàn 312, sư đoàn 325. Ngoài ra còn nhiều đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn trực tiếp tham chiến hoặc hỗ trợ chiến đấu.

    Diễn biến cuộc chiến:

    (theo ghi chép của Trường Sơn, phóng viên chiến trường, đã đăng trên Infonet)

    Ngày 26/3/1984: Trên tuyến biên giới thuộc tỉnh Hà-Tuyên (khi đó Hà Giang và Tuyên Quang sát nhập thành tỉnh Hà Tuyên nhưng chỉ Hà Giang có chung đường biên giới với Trung Quốc) Trung Quốc tập trung 4 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn pháo binh của Đại quân khu Côn Minh lên thê đội một, áp sát hướng Vị Xuyên – Yên Minh (Vị Xuyên và Yên Minh là 2 huyện của Hà Giang, nằm sát nhau và cùng sát biên giới).

    Từ 2/4/1984 đến 27/4/1984: Riêng Hà Giang, kể cả thị xã Hà Giang nằm cách biên giới 18 Km bị quân Trung Quốc bắn phá với khoảng 11.000 viên đạn.

    5 giờ sáng 28/4/1984: Riêng trên hướng Vị Xuyên, pháo binh Trung Quốc bắn khoảng 10.000 viên đạn chi viện cho bộ binh tấn công các trận địa phòng ngự của Việt Nam ở phía tây Sông Lô. Trung Quốc đã đưa vào trận chiến số quân đông gấp 6 lần so với Việt Nam. Cuối ngày 30/4/1984 quân Trung Quốc chiếm được điểm cao 1509 (Núi Đất – Lão Sơn), điểm cao 772, điểm cao 685 tại bình độ 300-400 và 2 điểm cao 226, 233.

    Trung đoàn 122 thuộc sư đoàn 313 của Việt Nam bị tổn thất nặng, rút xuống phía dưới tiếp tục phòng ngự.

    Ngày 30/4/1984: Trên hướng Yên Minh, quân Trung Quốc đánh chiếm được điểm cao 1250 (Núi Bạc – Giả Âm Sơn) do tiểu đoàn 3 thuộc huyện đội Yên Minh bảo vệ.

    Ngày15/5/1984: Trên hướng Vị Xuyên quân Trung Quốc tiếp tục tấn công vào phía đông Sông Lô, chiếm được khu vực Pa Hán và điểm cao 1030 (Đông Sơn) do trung đoàn 266 thuộc sư đoàn 313 bảo vệ. Cũng trong đợt này, từ 28/4/1984 đến 15/5/1984 quân Trung Quốc đã chiếm được nhiều vị trí trong lãnh thổ Việt Nam rồi tổ chức phòng ngự giữ đất, tại các điểm cao 1509 (Núi Đất), 772, 685, 233, 1030 và 1250 (Núi Bạc).

    Vẫn trên hướng Vị Xuyên, quân Trung Quốc bố trí 1 sư đoàn trên tuyến 1 và 2 sư đoàn ở phía sau. Trên hướng Yên Minh, quân Trung Quốc bố trí 1 trung đoàn ở phía trước và 2 trung đoàn ở phía sau.

    Ngày 20/5/1984: Bộ tư lệnh Quân khu 2 của Việt Nam quyết định củng cố các đơn vị và các trận địa, ngăn chặn quân địch và từng bước tổ chức đánh chiếm lại các điểm cao đã mất.

    Ngày 11/6/1984: Quân đội Việt Nam đã tổ chức đánh chiếm lại các điểm cao 233 và 685 nhưng không thành công.

    Quân khu 2 được giao nhiệm vụ tiêu diệt một số vị trí đã bị quân Trung Quốc chiếm đóng, khôi phục các điểm cao đã bị mất ở Vị Xuyên và Yên Minh. Bộ tư lệnh mặt trận quyết định tăng cường 3 trung đoàn bộ binh thuộc các đơn vị mới, có sự chi viện của đặc công và pháo binh, tham chiến trong chiến dịch mang tên là MB 84. Ở phía đông Sông Lô, trung đoàn 876 thuộc sư đoàn 356 đánh chiếm điểm cao 772, trung đoàn 174 thuộc sư đoàn 316 đánh địch ở bình độ 300-400. Ở phía tây Sông Lô, trung đoàn 141 thuộc sư đoàn 312 đánh chiếm điểm cao 1030 (Đông Sơn).

    Rạng sáng 12/7/1984: Quân Việt Nam đồng loạt nổ súng tấn công trên cả 3 hướng. Chiến dịch MB 84 đã diễn ra rất khốc liệt nhưng vẫn không thành công. Cả 3 trung đoàn bị tổn thất nặng. Nhiều sĩ quan và chiến sĩ hy sinh, trong đó có cả sĩ quan chỉ huy cấp tiểu đoàn và cấp trung đoàn. Theo số liệu Việt Nam đã công bố, riêng sư đoàn 356 bị thương vong 600 người. Chiều 12/7/1984 Bộ tư lệnh mặt trận ra lệnh cho các đơn vị ngừng tấn công, chuyển sang phòng ngự.

    Sau chiến dịch MB 84, Bộ tư lệnh Quân khu 2 quyết định thay đổi chiến thuật, mở chiến dịch đánh vây lấn, dùng dùng sư đoàn 313 và sư đoàn 356 chiếm lại điểm cao 685 và bình độ 300-400. Các đơn vị tham chiến chuẩn bị trong 4 tháng, để thực hiện cách đánh mới, dùng bộ binh kết hợp đặc công, có hỏa lực pháo binh chi viện mạnh, từng bước bao vây chia cắt, lấn sát địch.

    Ngày 18/11/1984: Phía Việt Nam bắt đầu chiến dịch vây lấn. Pháo binh bắn phá điểm cao 685 và bình độ 300-400. Sau 5 ngày đêm, trung đoàn 14 thuộc sư đoàn 313 đánh lấn địch ở bình độ 300-400. Trung đoàn 153 thuộc sư đoàn 356 được tăng cường 1 tiểu đoàn đặc công, vây lấn địch ở điểm cao 685.

    Sau 2 tháng liên tục chiến đấu, từ tháng 11/1984 đến tháng 1/1985, quân Việt Nam đã chiếm lại một số chốt, hình thành thế phòng ngự xen kẽ, bám sát, ngăn chặn địch ở Đồi Chuối, Đồi Cô Ích, Đồi Đài, vị trí A4, A21, Khu Cót Ép, Khu C, một phần Khu E của điểm cao 685. Tại nhiều nơi, quân Việt Nam chỉ cách quân Trung Quốc khoảng 15 mét. Tại “Chốt 4 hầm”, 2 bên chỉ cách nhau khoảng 8 mét. Cuộc chiến rất quyết liệt. 2 bên giành nhau từng mỏm đá, từng ụ đất.

    Tại “Chốt 4 hầm”, Đồi Cô Ích, điểm cao 685, quân Việt Nam và quân Trung Quốc liên tục thay nhau phản kích, có nơi 2 bên giành nhau, đánh chiếm lại đến 30 lần.

    Từ 27/5/1985 đến 30/5/1985: Phía Trung Quốc thay quân, sau đó mở đợt tấn công lớn vào các điểm cao do quân Việt Nam đang chiếm giữ, từ Đồi Tròn, Lũng 840, Pa Hán thuộc phía đông Sông Lô, đến Đồi Cô Ích, vị trí bình độ 1100 thuộc phía tây Sông Lô nhưng đều bị quân Việt Nam đẩy lùi.

    Ngày 31/5/1985: Quân Việt Nam chiếm lại, chốt giữ điểm cao A6B, đánh bại 21 đợt phản kích của quân Trung Quốc trong 13 ngày, rồi giữ được điểm cao này đến khi kết thúc cuộc chiến.

    Từ 23/9/1985 đến 25/9/1985: Quân Trung Quốc lại tấn công từ Đồi Tròn, Lũng 840, Pa Hán thuộc phía đông Sông Lô, đến Đồi Cô Ích, bình độ 1100 thuộc phía tây Sông Lô. Quân Việt Nam giữ được tất cả các trận đia. Riêng Pa Hán bị quân Trung Quốc chiếm nhưng chỉ sau 1 ngày, quân Việt Nam đã phản kích chiếm lại.

    Từ tháng 10/1985 đến tháng 11/1986: Phía Trung Quốc thay quân, mở thêm nhiều đợt tấn công, nhằm đẩy quân Việt Nam ra khỏi khu vực bờ bắc Suối Thanh Thủy nhưng quân Trung Quốc đều bị thất bại.

    Từ 02/01/1987 đến 07/01/1987: Phía Trung Quốc dùng cấp sư đoàn, có pháo binh chi viện, mở chiến dịch mới, nhằm vào 13 điểm cao do quân Việt Nam chiếm giữ, ở cả phía đông và phía tây Sông Lô. Mục tiêu chủ yếu của họ nhằm vào Đồi Đài và Đồi Cô Ích. Chỉ trong 3 ngày của chiến dịch này, họ đã bắn khoảng 100.000 quả đạn pháo chi viện cho bộ binh, liên tục tấn công. Có ngày quân Trung Quốc tấn công đến 7 lần nhưng đều bị pháo binh và bộ binh Việt Nam ngăn chặn ngay trước trận địa.

    Trận chiến trên điểm cao 1509: (Theo bản tin của Infonet)

    Trong toàn bộ cuộc chiến Vị Xuyên, trận chiến trên điểm cao 1509 là khốc liệt nhất. Điểm cao 1509, theo tên gọi của Việt Nam là Núi Đất. Phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn. Đây là một đỉnh núi trong dãy núi chạy sát biên giới 2 nước Việt – Trung, thuộc địa phận huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (sau khi tách tỉnh Hà Tuyên). Đường biên giới nằm vắt qua ngọn núi này. Từ điểm cao 1509 có thể khống chế toàn khu vực, từ bờ phía bắc Suối Thanh Thủy đến cửa khẩu Thanh Thủy, ở phía đông điểm hợp lưu giữa Suối Thanh Thủy và Sông Lô. Tại điểm cao 1509 có 3 mỏm núi. Mỏm số 1 nằm trên đỉnh cao nhất của Núi Đất. Trên Mỏm số 2 có địa vật đặc biệt là 1 cây cổ thụ khổng lồ, chu vị rộng bằng vòng ôm của 10 người trưởng thành nối lại. Trong cuộc chiến cây này đã bị đạn pháo gọt trụi. Mỏm số 3 nằm trên đường bình độ 1450. Phía đông điểm cao 1509 là Bản Nậm Ngặt. Chính giữa phía đông là điểm cao 772. Điểm cao 772 đã nhiều lần bị pháo kích. Để mô tả mức độ đấu pháo cực kỳ ác liệt và thương vong của 2 bên, các chiến sĩ Việt Nam đặt tên điểm cao 772 là “ Đồi thịt băm “.

    Tại điểm cao 1509 có khoảng 100 chiến sĩ Việt Nam phòng ngự. Phần lớn trong họ là những lính trẻ của đại đội bộ binh số 6, thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn 122, sư đoàn 313. Trung Quốc đã dùng binh lực đông gấp 6 lần so với Việt Nam để tấn công vào điểm cao này. Trận chiến trên điểm cao 1509 bắt đầu ngày 2/4/1984, kéo dài 3 đợt: từ 2/4/1984 đến 15/4/1984, từ 2/6/1984 đến 10/7/1984 và từ 12/7/1984 đến 14/7/1984. Dù số người ít hơn rất nhiều so với quân Trung Quốc, các chiến sĩ Việt Nam đã gây thương vong lớn và đánh lui nhiều đợt tấn công của sư đoàn 40 thuộc quân đoàn 14 của đại quân khu Côn Minh Trung Quốc. Trận chiến kết thúc ngày 14/7/1984 sau trận tử chiến xáp lá cà bằng lưỡi lê và dao giữa 2 bên.

    Ngày kết thúc cuộc chiến ở Vị Xuyên và thiệt hại của mỗi bên:

    Từ sau ngày 07/01/1987, Trung Quốc giảm dần các cuộc tấn công lấn chiếm. Cuối tháng 12/1988 họ bắt đầu ngưng bắn phá sang phía Việt Nam. Từ tháng 3/1989 đến tháng 9/1989 quân Trung Quốc lần lượt rút khỏi các vị trí đã chiếm trên lãnh thổ Việt Nam.

    Cuộc chiến ở Vị Xuyên xảy ra trong một địa bàn hẹp nhưng rất khốc liệt và dài ngày. Theo tài liệu của phía Trung Quốc đã công bố, trong cuộc chiến này, họ đã bắn sang phía Việt Nam tới 1,8 triệu quả đạn pháo và cối. Đã có nhiều trận đấu pháo ác liệt giữa 2 bên. Đã có nhiều trận đánh giữa quân Trung Quốc và quân Việt Nam, giành nhau từng khúc suối, từng hốc đá. Có những điểm cao nằm trên mỏm núi, như điểm cao 685 đã bị pháo bắn nát vụn như vôi. Để ghi nhớ tinh thần bảo vệ

    Tổ Quốc trong điều kiện chiến tranh khốc liệt này, các chiến sĩ Việt Nam đặt tên điểm cao này là “Lò vôi thế kỷ”. Với mức độ ác liệt và thương vong tương tự của cả 2 bên, khu vực ngã ba Suối Thanh Thủy – Sông Lô được đặt tên là “Cối xay thịt của thế kỷ”.

    Cuộc chiến ở Vị Xuyên, nhất là trận chiến trên điểm cao 1509 đã được nhiều chuyên gia quân sự nước ngoài (trong đó có Nhật và Ấn Độ) nghiên cứu. Họ cho rằng đây là loại trận địa chiến điển hình ở vùng núi và khốc liệt nhất ở Châu Á, kể từ sau Thế chiến thứ 2.

    Trước khi nổ ra cuộc chiến, điểm cao 1509 (Núi Đất – Lão Sơn) và điểm cao 1250 (Núi Bạc – Giả Âm Sơn) do quân đội Việt Nam chốt giữ và nằm trong lãnh thổ của Việt Nam nhưng nay đã thuộc về Trung Quốc. Họ dùng điểm cao 1509 làm địa danh du lịch của họ.

    Đến nay, cả Trung Quốc và Việt Nam đều chưa chính thức công bố số thương vong của mình.

    Theo tài liệu của Việt Nam, từ tháng 4/1984 đến tháng 8/1984, khoảng 7.500 binh sĩ Trung Quốc đã bị quân Việt Nam loại ra khỏi vòng chiến đấu.

    Theo tin tức của nước ngoài, số binh sĩ Việt Nam bị chết trong cuộc chiến này khoảng 4.000 người. Hai sư đoàn của Việt Nam bị thương vong nặng nhất là sư đoàn 313 và sư đoàn 356. Sư đoàn 356 giải thể vào năm 1989.

    Chiến trường diễn ra ở vùng núi. Do bị quân Trung Quốc khống chế các tuyến đường bộ, việc vận chuyển thương binh Việt Nam tại mặt trận rất khó khăn, phải leo qua nhiều vách đá và đèo dốc. Ở nhiều nơi, người tải thương phải trườn bò, dùng tời để chuyển thương binh từ trên các vách đá xuống. Mức thương vong của bộ đội tải thương rất lớn, tương đương 30% tổng số thương binh, không kịp đưa hết thương binh về tuyến sau.

    Sau ngày kết thúc cuộc chiến, nhà báo Huy Đức đã đến thăm nghĩa trang Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang và được gặp ông Nguyễn Thanh Loan là người trông giữ nghĩa trang. Khi đó nghĩa trang có 1680 ngôi mộ thì 1600 là mộ liệt sĩ, hầu hết tử trận trong cuộc chiến ở Vị Xuyên vào năm 1984 và năm 1985. Ông Loan kể lại hồi đó cứ từ nửa đêm trở về sáng, xe GAT 69 chở về từng túi tử sĩ xếp chồng lên nhau để chôn cất tại nghĩa trang này. Trong 1600 mộ liệt sĩ còn khoảng 200 ngôi mộ là mộ vô danh, chỉ kịp đưa về nghĩa trang, chưa xác định được tên tuổi, quê quán của liệt sĩ.

    Tin tức về các thương binh, tử sĩ Việt Nam còn sót lại mặt trận Vị Xuyên:

    Trên Đài BBC tiếng Việt ngày 18/7/2015, ông Hà Minh Thành, Việt kiều tại Nhật Bản tham gia Đoàn làm phim của Đài truyền hình NHK Nhật Bản về cuộc chiến biên giới Việt – Trung và quay phim trên điểm cao 1509 vào năm 2009, đã cung cấp một số thông tin về số phận các thương binh, tử sĩ Việt Nam còn sót lại ở mặt trận. Ông Thành được Vương Doãn Hải, một sĩ quan Trung Quốc đã tham chiến tại điểm cao 1509kể lại, phía Trung Quốc đã thu gom hài cốt binh sĩ của cả 2 bên. Họ chôn thi thể các sĩ quan và binh lính Trung Quốc tại nghĩa trang liệt sĩ của Trung Quốc cách điểm cao 1509 khoảng 10 Km. Thương binh và tù binh Việt Nam thì bị quân Trung Quốc xử bắn tại chỗ rồi gom lại chôn chung trong một hố, cùng với các thi thể sĩ quan và binh lính Việt Nam đã tử trận. Sau đó binh chủng hóa học Trung Quốc đốt xác và cho xe ủi san lấp hố. Vương Doãn Hải ước tính có khoảng 3.000 xác sĩ quan và binh lính Việt Nam bị quân Trung Quốc chôn trong hố này.

    Pháp lý quốc tế về đường biên giới ở Vị Xuyên Hà Giang:

    Đặng Tiểu Bình đặt tên cuộc chiến do phía CHNDTH gây ra ở Vị Xuyên là “cuộc chiến phản công tự vệ” để chiếm lãnh thổ của Việt Nam. Họ lập luận rằng đường biên giới phân chia lãnh thổ Trung Quốc và Việt Nam ở khu vực Vị Xuyên được xác định theo Công ước Pháp-Thanh ký năm 1887 và theo Công ước bổ túc về biên giới giữa Pháp – Thanh ký năm 1895 là chạy theo đường trung tuyến của Suối Thanh Thủy nên Trung Quốc phản công để đưa đường biên giới hiện hữu trở về trung tuyến của Suối Thanh Thủy. Nhưng tại Biên bản Pháp – Thanh phân giới số 3 ký kết sau đó vào ngày 13/6/1897, thực hiện công trình phân giới cắm mốc biên giới thì đường biên giới là đường sống núi phân chia lãnh vực Thanh Thủy thuộc tỉnh Hà Giang của Việt Nam và lãnh vực Mãng Cang thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Đường biên giới này chính là đường biên giới hiện hữu, nằm cách Suối Thanh Thủy khoảng 2,5 Km, đã được Sở Địa dư Đông Dương xác định trên bản đồ tỉ lệ 1/100.000 và đã xuất bản vào những thập niên 30, 40, 50 của thế kỷ 20. Từ thời Pháp-Thanh, cột mốc biên giới đã được cắm theo bản đồ này. Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn, từ Pháp gửi đăng trên BBC ngày 16/7/2016 cho biết hiện nay Công ước Pháp-Thanh 1887, Công ước Pháp-Thanh bổ túc năm 1895 và Công ước Pháp-Thanh phân giới số 3 ngày 13/6/1897 đang được lưu giữ tại Trung tâm văn khố hải ngoại của Pháp ở Aix-en-Provence.

  8. Chẳng liên quan gì đến dân thường
    Các bố xung đột quyền lợi,nói xấu nhau thì cú phanh phui,phơi bày ra đừng làm dân den đỗ máu,gia đình tan nát mất mát thêm nữa

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here