Đọc xong bài viết của anh Thành bên dưới, hẳn sẽ có một số bạn còn băn khoăn liệu có phải nội dung chương trình đào tạo có gì nhạy cảm quá nên an ninh mới hành xử bạo lực như vậy.
Vì mình là một trong những người được anh Thành mời tới chia sẻ với các bạn học viên, nên để mọi người tiện hình dung, có thể đơn cử buổi chia sẻ của mình, trong đó các bạn học viên được hướng dẫn thảo luận nhóm, sắp xếp các ý tưởng rời rạc của các bạn ấy về một vấn đề xã hội nhất định thành một bản kế hoạch dự án chi tiết mà nếu được thực hiện thì hi vọng sẽ đóng góp nho nhỏ vào việc giải quyết vấn đề xã hội đó. Cụ thể trong buổi chia sẻ này các bạn học viên đã chọn 2 vấn đề nhỏ thuộc lĩnh vực môi trường và giáo dục để thảo luận và thực hành việc lập kế hoạch.
Như vậy có nhạy cảm không? Và có đáng bị đối xử bằng bạo lực không?
Lẽ ra mình cũng đã phải chịu trận đòn này cùng với anh Thành nếu không nhờ may mắn là sau ly cafe sáng với anh ấy mình rời đi vì có vài cuộc hẹn, đến chiều thì mọi việc xảy ra. Bởi vậy đọc từng chữ anh ấy viết, cảm xúc của mình khá hỗn độn, kiểu như vừa đau nhưng lại như vừa được truyền cảm hứng. Đau vì những gì anh Thành và các bạn khác vừa trải qua, nhưng lại được tiếp thêm niềm tin rằng một lúc nào đó (có thể cũng sớm thôi) nếu phải chịu đòn như thế, mình sẽ học được thái độ tích cực của anh ấy. Như chính anh ấy đã nói trong bài viết: ‘Bạo lực không làm ta khuất phục’.
*
Paulo Thành Nguyễn: Bạo lực không làm ta khuất phục
“Anh ơi, công an đứng ngoài đập cửa đòi kiểm tra”- Đây là lời nhắn của bạn trẻ đang tham gia chương trình đào tạo nhà hoạt động xã hội trẻ do tôi quản lý. Ngay lập tức, tôi chạy đến gần khu vực các bạn ở để theo dõi tình hình, vừa ngồi trong quán cà phê được 15 phút thì bất ngờ tôi bị một nhóm hơn 10 người tấn công từ phía sau, tay tôi bị bẻ ngược ra sau cùng lúc với những đòn đánh đá liên hồi vào đầu, ngực và lưng. Một kẻ cao lớn rút súng ra chỉa vào màng tang bên phải đầu tôi, xoáy sâu khẩu súng trên tay và nói: “Mày mà chống cự là tao bắn mày, ĐM mày dám đào tạo hả!”. Tiếp đó anh ta đập đầu tôi vào mặt bàn và lôi ra, lấy một cái áo khoát trùm kín mặt tôi lại và đưa lên xe chở đi. Đó là vào lúc 15h30 ngày 26/12/2016.
Họ đưa tôi đến một đồn công an phường, vì bị trùm kín mặt nên tôi không biết là phường nào. Sau khi họ thả ra vào nửa đêm cùng ngày thì tôi mới biết đó là công an phường Tân Mỹ, quận 7.
Nhân viên an ninh tên Bình, người luôn theo dõi tôi từ năm 2011, kể từ những cuộc biểu tình chống sự bành trướng Trung Quốc mà tôi tham gia, cũng là thời điểm khiến tôi thay đổi nhận thức của tôi về tình hình đất nước. Bình nhận bàn giao tôi từ tay nhóm đã bắt cóc tôi về đây, và đưa tôi lên lầu 2 cùng với hai thanh niên trong dáng vẻ côn đồ, lăm le cây gậy làm bằng nhựa dẻo, loại hung khí đánh người gây nội thương mà không để lại nhiều vết tích bên ngoài. Tôi đoán chắc đây cũng một trong nhóm hơn 10 người đánh hội đồng tôi lúc nãy.
Bình ra vẻ quan tâm hỏi han về sức khỏe, gia đình tôi. Theo phép lịch sự tôi cũng trả lời, khi tôi im lặng trước những câu hỏi lãng xẹt thì tên côn đồ cầm cây nhựa dẻo đưa lên tỏ vẻ hăm họa sẽ đánh nếu tôi không nói. Máu nóng trong người tôi trỗi dậy, tôi nhìn thẳng vào mặt tên côn đồ đang hăm dọa và nhấn mạnh giọng nói theo ngôn ngữ của họ: “Tao thích thì tao nói, còn đéo thích thì tao sẽ im lặng, mày ngon thì đánh tao đi, loại tụi mày chỉ được cái ăn hôi đánh hội đồng. Nếu bản lĩnh thì mày với tao đánh tay đôi!”. Sau đó, hai tên côn đồ bị đuổi ra ngoài, hai an ninh khác vào phòng tỏ vẻ xoa dịu. Vậy là dùng tính cương trong những tình huống này là hợp lý, từ đây tôi giành lại thế chủ động trong hoàn cảnh này, ít nhất là làm chủ cái miệng của mình.
Một nhân viên an ninh khác vào phòng, người này xưng tên là Đại, có thể thuộc Bộ công an vì theo Bình nói thì vụ đào tạo này của tôi Bộ trực tiếp chỉ đạo. Ngay từ đầu Đại đã phủ đầu bằng cách chụp mũ bằng giọng điệu rằng tôi nhận tiền từ các “thế lực thù địch nước ngoài” nhằm âm mưu xây dựng lực lượng để lật đổ chế độ. Đại nói liên hồi tầm 20 phút trong khi tôi vẫn giữ quyền im lặng. Sau cùng Đại nài nỉ tôi nói về quan điểm của mình sau những gì Đại trình bày về nhận định đối với tôi của Bộ công an qua lời diễn giải của Đại. Lúc này, tôi mới bắt đầu nghĩ đến việc nói.
Tôi mở đầu bằng việc hỏi Đại có gia đình chưa?
Có rồi – Đại trả lời.
Vậy anh có con chưa? – Tôi hỏi tiếp
Có một đứa – Đại trả lời
Tôi cũng có một đứa con giống anh, và tôi không muốn tương lai của con tôi phải sống trong tình trạng xã hội như tôi đang sống. Tôi muốn tương lai của con tôi phải sống trong một môi trường bình đẳng và tự do, nơi mà mọi người đều có cơ hội tiếp cận giáo dục và công việc bằng nhau mà không phải bị phân biệt bởi sự giàu nghèo, bởi quan hệ, bởi lý lịch gia đình. Tôi nghĩ anh cũng muốn như vậy mà phải không? Đại hơi lựng khựng một lúc và không trả lời.
Đất nước này phải thay đổi tốt hơn, đó là điều chắc chắn. Anh muốn sự thay đổi đó sẽ diễn ra trong hòa bình hay bạo động và hỗn loạn? Tôi không chờ anh trả lời và tiếp tục nói, hơn ai hết tôi thực sự muốn sự thay đổi của đất nước mình diễn ra trong hòa bình, không ai muốn đi chống phá đất nước của tổ tiên, của nơi mình sinh ra như các anh thường quy chụp. Và đó là những lý do chính khiến tôi muốn hoạt động, tôi muốn góp chút sức mình vào sự thay đổi xã hội thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức mà tôi đã trải qua với những người quan tâm và muốn hành động. Đây là việc đào tạo những kiến thức nền tảng về lịch sử, hiến pháp, pháp luật và dân quyền chứ đâu phải huấn luyện bắn súng hay ôm bom đâu mà mấy anh phải lo? Với lại, hạng tép riu thân thế không có như tôi thì làm gì ảo tưởng đến mức có thể lật đổ được một chế độ với lực lượng hùng hậu công an và quân đội với vũ khí bạo động trong tay? Các anh ảo tưởng về tôi quá rồi!
Đại nói rằng đó không phải là bản chất vấn đề. Bản chất vấn đề là tôi đã làm sai luật. Tôi nhấn mạnh rằng tôi không hề sai luật, đó là quyền tự do hội họp và học tập được quy định trong phần Dân quyền được ghi trong hiến pháp. Lỗi là do quốc hội của các anh đã không luật hóa và thi hành. Nếu anh nói tôi sai thì tôi sai ở đâu, luật nào? Việc tôi âm thầm hoạt động đào tạo chẳng qua là vì sợ các anh phá hoại thôi. Như tôi đã từng thực hiện chương trình Khơi Nguồn Tri Thức vào đầu năm 2012 bị các anh phá không thương tiếc.
Thấy không còn gì để nói với tôi nên Đại nói ngang rằng mày không muốn sống đất nước này thì mày đi đi chứ đừng làm tay sai bán nước, chống phá đất nước. Tôi nhìn thẳng mặt Đại và nói: Tại sao tôi phải đi? Đây là nhà tôi, là đất nước tôi, và tôi sẽ sống chết ở đây, tôi phải được tự do trên đất nước của mình!
Không khí trở nên căng thẳng thì tôi chốt lại một câu cuối rằng đó là tất cả những quan điểm của tôi để các anh hiểu rõ, còn từ giờ phút này trở đi tôi sẽ im lặng, nếu các anh muốn bắt giam, cầm tù thì cứ việc lập hồ sơ rồi tự làm án.
Tôi bắt đầu ngồi thiền và thinh lặng.
Đến 11h30 tối thì Bình yêu cầu tôi đứng dậy đi, tôi tưởng sẽ đưa về Bộ nhưng không phải, họ để tôi về nhà. Trước khi về thì một an ninh cầm điện thoại quay phim và hỏi tôi tự về được không. Tôi trả lời được nhưng trong lòng gợi lên một điều gì hơi bất an, vì tôi biết họ sẽ không đơn giản thả ra như vậy.
Tôi đứng đón taxi hơn 30 phút, đúng 12h lên xe, định lấy điện thoại liên lạc báo cho bạn bè biết để an tâm mới phát hiện là điện thoại không mở nguồn được. Sáng hôm sau đi sửa thì mới biết là điện thoại tôi bị ngâm nước rất lâu đến nổi pin nở phình ra. Có lẽ họ thù vặt vì không xâm nhập được điện thoại tôi nên phá hoại cho bỏ tức.
Ngồi trên taxi tôi vẫn cảm nhận được điều xấu gì đó đang đến. Xe đi đến đoạn đường Nguyễn Văn Linh, khu vực Phú Mỹ Hưng thì có một thanh niên đi xe máy Air Black lên đánh võng trước đầu xe buộc xe phải chạy chậm lại. Đến đoạn đèn đỏ thì một nhóm gần 20 người đi trên 10 xe máy áp sát vào taxi, 5 xe máy dàn hàng ngang để chặn người đi đường từ xa, 5 xe còn lại đến gần xe taxi đập cửa yêu cầu taxi mở cửa và lao vào tấn công tôi. Họ lôi tôi ra khỏi xe và đánh đập hội đồng. Lúc này tôi chỉ kịp ôm đầu và mặt để bảo vệ phần chính và đành chịu những đòn hiểm của họ vào phần ngực và lưng. Họ đánh tôi trong khoảng 10 phút đến khi tôi nằm giữa đường mới bỏ đi. Tôi ngồi dậy nhìn trong đoàn người đi qua thì thấy hai công an sắc phục và dân phòng lướt ngang như không có chuyện gì. Tôi đã rướm nước mắt, không phải vì đau, mà vì đây là thực trạng cai trị bằng bạo lực của chế độ này mà cả ngày hôm nay tôi đã trực tiếp trải nghiệm.
Ngay lúc này, tôi biết tôi sẽ còn phải nổ lực nhiều hơn để tương lai không còn những tình trạng tương tự với những người quan tâm đến tình hình đất nước và mong muốn hoạt động để thay đổi xã hội như tôi.
Tôi đã định im lặng không viết về điều này vì ngại nhiều người sẽ sợ hãi như điều mà nhà cầm quyền này muốn thông qua việc khủng bố tinh thần tôi bằng bạo lực. Cũng như trường hợp đã im lặng khi nhóm chúng tôi bị nhóm côn đồ có bảo kê của công an tấn công, đánh đập ở ga Nha Trang khi đi thăm gia đình nhà hoạt động Mẹ Nấm với cảnh báo “đừng đến Nha Trang”. Nhưng tôi nghĩ, tôi cần phải viết, phải nói về tình trạng dùng bạo lực để trấn áp nhằm tiêu diệt những hy vọng tích cực nhất nhằm vào những người muốn hoạt động cho một xã hội tự do hơn. Đây là thực trạng chúng ta cần nhìn rõ, chấp nhận trả giá để phá lằn ranh do nhà cầm quyền này tạo ra nhằm nô lệ hóa con người. Và bạo lực, chắc chắn sẽ không làm chúng ta khuất phục!
Sài Gòn ngày 28/12/2016
cau xin on tren phu ho va suc khoe cho anh.
Cái vỏ biểu tình ôn hoà chỉ là lừa bịp, chỉ đánh lừa những người dân thiếu hiểu biết, ai mà không biết động cơ phía sau là gì. Sinh ra công an là để bảo vệ sự bình yên cho nhân dân, trong cộng đồng nếu không có họ chỉ mà loạn xạ.
Thang Nay Cha me no uong cong de no ra ma khong biet dieu gi sai trai? Moi truong o nhiem te nan gia tang…Tinh trang bat binh dang xa hoi ngay cang tram trong…Tham nhung Xa hoi day nhung bat cong…May khong thay nhung dieu do ha?Uong cong cha me may de may ra ma khong thay nhung dieu sai trai ma con benh vuc che do thoi nat….Che do nay roi se sup do.van de la thoi gian thoi…May hay nhin LX….
Giúp thanh niên mở mang trí tuệ mà cứ bị công an ngăn cản, phá phách thì người ta phải mở các lớp “chui”. Việc làm cao thượng, tình nguyện này của anh Nhật Thành hoàn toàn không có tác hại gì cho xã hội mà ngược lại, giúp thanh niên có cái nhìn về xã hội, lịch sử, luật pháp, dân quyền … đúng đắn hơn.
Đối với các nước văn minh đó là hành động tương đối bình thường và được xã hội khen ngợi. Nhưng trong một chế độ độc tài cộng sản toàn trị như Việt Nam thì no đòn của bọn khủng bố áo xanh, áo vàng theo lệnh của những hung thần như Tô Lâm.
Sau hơn 72 cai trị, chúng vẫn tiếp tục thi hành chính sách ngu dân. Dân càng biết ít thì chúng càng dễ đè đầu, tẩy não, cai trị.
Dìm quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Xin duoc bay to long cam phuc va long biet on chan thanh cua toi den voi cac ban tre da khong so set truoc bao luc de phuc vu cho dat nuoc.Truoc kia,du sao khi chien dau chung toi co dong doi.Dong bao ta bao gio moi thoi so hai de noi len uoc vong cua minh?Mong thay !