Thương Phế Binh VNCH – Họ là những ai?

Paulus Lê Sơn - CTM Media

Tác giả Paulus Lê Sơn (ảnh trái) là một trong những tình nguyện viên trợ giúp các TPB trong chương trình "Bên nhau đi nốt cuộc đời” do DCCT Sài Gòn tổ chức từ ngày 27 đến 30 tháng 12 năm 2017.
- Quảng Cáo -

“Bên nhau đi nốt cuộc đời” là chủ đề chính trong chuỗi ngày tri ân các Thương Phế Binh. Tôi may mắn được dìm mình vào các hoạt động thuộc khu vực dành cho các tình nguyện viên trợ giúp các TPB việc đi lại để họ dễ dàng hơn khi đến tham dự chương trình. Từ sáng sớm đến chiều tối, hàng ngàn TPB từ khắp nơi lũ lượt đưa nhau tới vui như trẩy hội.

Những ngày cuối năm Bính Thân này ai có cơ hội đặt chân đến Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn thì cảm nhận được một suối nguồn tình yêu đang chan chứa nơi đây. Đó là một thứ tình yêu diệu vời nối kết con người của các thế hệ, của nhiều tầng lớp, cả Nam – Bắc Việt Nam. Sự liên đới này được tỏ hiện qua chương trình Tri ân Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa mà DCCT đang tổ chức từ ngày 27 đến 30 tháng 12 năm 2016.

Họ là những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã bị lãng quên từ sau năm 1975 khi cộng sản miền Bắc đặt quyền bính tại miền Nam. Họ là những người đui mù, cụt tay, mất chân, câm điếc… vì chiến tranh, họ đã để lại nơi xa trường một phần thân thể của mình. Tất cả họ đều chiến đấu vì Tổ Quốc Trên Hết, thế nhưng, lịch sử do người cộng sản viết nên lại biến họ trở thành “ngụy quân”.

Với sự tuyên truyền từ bộ máy cai trị của cộng sản Bắc Việt đã khiến cho biết bao thế hệ trẻ bị tê liệt não trạng, đã đẩy những con người Việt Nam miền Nam vào những trạng thái đau khổ và tồi tệ. Họ đã tạo nên một xã hội Việt Nam trước và sau 1975 đầy nghi kỵ và dối trá, con người trở nên bất nhân với nhau nhiều hơn, và hàng chục ngàn TPB Việt Nam Cộng Hòa là những nạn nhân thực thụ.

- Quảng Cáo -

Tôi ngắm nhìn từng khuôn mặt khắc khổ, từng thước da đen sạm, từng vết thương hằn sâu, chứng kiến từng sự khó khăn trong sinh hoạt khi đi lại hay lúc vệ sinh của họ mới thấy hết được những đau đớn cả về thể xác và tinh thần mà họ đã, đang phải gánh chịu.

Một bác hơn 70 tuổi ngồi xe lăn, người Sài Gòn, bác rất lịch sự, nhã nhặn, tôi đẩy bác di chuyển đi lại vào nhà vệ sinh, bác đứng không vững, bác hết lời cám ơn tôi. Bác nói về những trận binh biến đã qua mới thấy được tấm lòng của bác đối với anh em cùng trang lứa ngoài Bắc. Bác nói: “Cộng sản rất tàn ác. Nhưng tôi vẫn yêu mến những người lính bên kia chiến tuyến, họ cũng là dòng máu Lạc Hồng, cũng là anh em của mình. Trong đời lính tôi đã nhiều lần nhiều cách giúp những lính bại trận miền Bắc được sống và đối xử với họ nhân đạo”.

Bỗng nhiên tôi nhớ đến một người lính Bắc Việt mà tôi đã từng trò chuyện, ông này nói rằng: “Dù trong chiến đấu sinh tử nhưng người lính VNCH họ có cái nhân tâm lớn, trong số những người tôi được tiếp xúc thì họ là người có trí thức, lòng yêu nước và hiểu biết. Tuy nhiên, quá khứ đã đi vào lịch sử, khi đó buộc chúng tôi phải cầm súng bắn họ, nếu thời gian quay trở lại thì chúng tôi sẽ không bao giờ làm con thiêu thân để huynh đệ tương tàn như xưa nữa”.

Trên khóe mắt nhăm rúm của nhiều người lính già VHCH đang hiện diện hôm nay có những giọt lệ thâm sâu. Những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc và ấm áp tình người. “Đã lâu lắm, lâu lắm rồi đấy anh bạn trẻ ạ, chúng tôi mới có được cảm nhận của tình yêu thương mà mọi người đem lại cho chúng tôi” –một bác cầm tay tôi bày tỏ. Khóe mắt tôi cay xè cùng sự ấm áp của hai bàn tay, hai thế hệ, hai miền Nam Bắc.

Những người lính già nua này vẫn thể hiện được cái tinh hoa của tuổi trẻ, sự tài tử, hào hoa và phong lưu qua những bài hát về đời lính, qua sự hứng khởi nhún nhẩy theo nhịp đàn, tiếng hát, sự reo hò vui tươi sau những lời nói đượm chất hài hước. Là người lính nhưng họ không khô khan, không sắt máu, không lạnh lung. Dù thời gian có lùi xa vào dĩ vãng, dù bị kiềm hãm, chôn vùi, nhưng những đức tính của họ có lẽ không bị mai một, mất đi.

Là một người trẻ chìm mình vào với các TPB VNCH; tôi thiết nghĩ, lịch sử phải trả lại cho họ sự thật, xã hội phải trả lại tên cho họ đúng nghĩa, họ xứng đáng được xã hội tôn trọng và tri ân. Mười người lính già đều trả lời như một: “Chúng tôi chiến đấu để bảo vệ tổ quốc Việt Nam, Tổ Quốc Trên Hết, chiến đấu vì tự do và nền dân chủ của Tổ Quốc”, trước câu hỏi của tôi: “Các bác đã chiến đấu vì cái gì?”.

Paulus Lê Sơn

- Quảng Cáo -

6 CÁC GÓP Ý

  1. Mark Twain đã nói :
    Lương thiện (lòng tốt) là một loại ngôn ngữ phổ quát của thế giới, nó có thể khiến cho người mù cảm nhận được và người điếc nghe thấy được.

  2. bộ đội cụ hồ chiến đấu vì lí tưởng CS ( dù có thiêu rụi dãy trường sơn, dù có thiêu rụi bộ đội, ta đánh mỹ đây là đánh cho liên xô , trung quốc), lính chế độ VNCH chiến đấu bảo vệ lí tưởng tự do, ai chính nghĩa hơn

  3. Họ là tập hợp những tên máu lạnh, sẵn sàng xả súng vào đồng bào mình không thương tiếc. Một người dân vô tội dù chưa biết chắc chắn hay không khi bị nghi là cộng sản thì họ sẵn sàng sát hại. Thật sự họ là đám ô hợp của xã hội, ở quê tôi có 3 ông theo nguỵ quyền bị cộng đồng xa lánh.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here