10. Miền Tây mất mùa, đồng bằng Cửu Long ngập chìm nước mặn.
Đợt hạn hán năm 2016 tại đồng bằng sông Cửu Long là đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong 100 năm qua.
Có 13 tỉnh bị nước mặn xâm nhập dẫn đến thiệt hại kinh tế nặng nề và thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.
Ngoài nguyên nhân nắng hạn gay gắt và lượng mưa thấp do hiện tượng El Nino, còn vì lượng nước đổ về đồng bằng sông Cửu Long từ sông Mê Kông bị giảm mạnh do 6 đập thủy điện xây trên lãnh thổ Trung Quốc và hệ thống các đập thủy điện được nhiều quốc gia xây dựng trên dòng chính của con sông đã giữ lại một lượng nước rất lớn.
9. Đập Hố Hô xả lũ nhấn chìm 3 xã ở Hương Khê
Chiều ngày 14 Tháng 10, 2016, nhà máy thủy điện Hố Hô (Hà Tĩnh) xả lũ ồ ạt khiến hàng nghìn hộ dân huyện Hương Khê ngập sâu trong biển nước.
Người dân tố cáo thủy điện xả lũ quá bất ngờ khiến lượng nước đổ về hạ lưu tăng quá nhanh làm người dân không kịp trở tay.
Giám đốc thuỷ điện thì quả quyết “xả lũ đúng quy trình” và rằng không có trách nhiệm thông báo tới UBND huyện.
Không ai bị truy tố cũng như chịu trách nhiệm về thiệt hại sinh mạng và tài sản của người dân.
Đó là hệ quả của chế độ độc tài toàn trị.
8. Nghị quyết chống “tự diễn biến” trong nội bộ CSVN
Ngày 30 Tháng 10, 2016, ông Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị Quyết số 04-NQ/TƯ mà nội dung là “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng CSVN, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hoá’ trong nội bộ Đảng.”
Song song với Nghị Quyết số 04 này là phát biểu “để đời” của ông Trọng là “Chống tham nhũng là ‘ta đánh ta.’”
Thật không có gì biểu hiện rõ ràng hơn tình trạng tham nhũng thối nát tới độ mục rữa của Đảng CSVN khi một đằng người đứng đầu Đảng ban hành một nghị quyết dài kể ra trăm căn bệnh nan y của Đảng; và đằng khác, phát biểu một câu hết sức “ngô nghê và lú lẫn” khi chính thức tự nhận là nếu lo chữa những bệnh nan y đó thì tương đương với… tự sát!
7. Vụ Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đình Duy đào thoát
Việc bắt ông Vũ Đức Thuận, cũng như truy bắt thất bại khi bỏ trốn ra nước ngoài của các ông Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đình Duy, là những cán bộ thuộc Bộ Công Thương từ lúc ông Đinh La Thăng rồi đến ông Vũ Huy Hoàng thay nhau làm bộ trưởng trong thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng, cho thấy chiến dịch gọi là chống tham nhũng do ông Nguyễn Phú Trọng, TBT đảng CSVN phát động chỉ nhằm chống những nhóm lợi ích nào không thuộc phe ông ta và biểu hiện sự sát phạt nội bộ và thách thức quyền lực lãnh đạo có tổ chức.
6. Phong trào ứng cử độc lập Quốc Hội Khóa 14
Trong kỳ bầu cử Quốc hội khóa 14 vào Tháng 5, 2016, xã hội dân sự chính thức khởi động phong trào tự ứng cử vào Quốc Hội, với hàng loạt các nhà hoạt động tại Việt Nam tự ứng cử với tư cách ứng viên độc lập. Các ứng cử viên QH độc lập đã rầm rộ vận động, đưa ra các quan điểm chính trị về việc bầu cử và tranh cử để vận động sự ủng hộ của quần chúng, bất chấp nhà cầm quyền gây khó dễ ngăn chận.
Việc nhà cầm quyền CSVN tiếp tục dùng hội nghị hiệp thương, cùng với đấu tố như là rào cản để loại các ứng viên độc lập, cho thấy bầu cử vẫn còn là một trò hề và đáng bị tẩy chay như kỳ bầu cử QH khóa 14 vừa qua. Tuy nhiên, theo trào lưu trò hề này sẽ không kéo dài.
5. Thảm sát giữa các cán bộ cao cấp ĐCSVN tại Yên Bái
Tỉnh Yên Bái và cả hệ thống nhà nước CSVN đã rúng động vì những phát súng Yên Bái ngày 18 Tháng 8, 2016, và xác của 3 cán bộ cao cấp Đảng CSVN: Đỗ Cường Minh, Chi Cục Trưởng Chi Cục Kiểm Lâm; Phạm Duy Cường, Bí Thư Tỉnh Uỷ Yên Bái; Ngô Ngọc Tuấn, Chủ Tịch HĐND Yên Bái.
Tự tử sao đạn lại bắn vào sau gáy?
Ba phát súng nổ sao không ai nghe tiếng?
Rõ ràng đã có bàn tay thứ tư. Rõ ràng đây là thanh toán trong nội bộ Đảng CSVN
Nhưng ai ra lệnh? Vì mục đích gì? Là những câu hỏi mà người dân muốn biết nhưng Đảng CSVN vẫn tiếp tục che giấu.
Thảm sát Yên Bái chính thức mở đầu cho giai đoạn leo thang công khai tiêu diệt nhau trong nội bộ Đảng CSVN và sự chán ghét cùng cực Đảng CSVN được biểu hiện qua phản ứng hả hê của người dân trước cái chết của những tên tham quan cộng sản.
4. TT Obama thăm VN gặp gỡ các nhà dân sự xã hội, gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương
TT Mỹ Obama thăm Việt Nam từ 23 đến 25 tháng Năm 2016 và quyết định bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, kéo dài từ năm 1964 khi xẩy ra biến cố Vịnh Bắc Bộ.
Điều kiện của việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam đã bị cột chặt vào hồ sơ vi phạm nhân quyền của CSVN.
Tuy đã thoả mãn một số điều kiện Hoa Kỳ đặt ra như ký kết Công Ước Chống Tra Tấn và Đối Xử Dã Man của LHQ, đồng ý để Báo Cáo Viên LHQ về Tự Do Tôn Giáo viếng thăm Việt Nam, … trên thực tế CSVN tiếp tục vi phạm nhân quyền tệ hại với việc gia tăng bỏ tù những người bất đồng chính kiến.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền đã mạnh mẽ phản đối quyết định của ông Obama.
TT Obama đã gặp gỡ một nhóm nhỏ gồm đại diện xã hội dân sự, các tổ chức tranh đấu cho tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng mặc dầu có sự cản trở và thái độ khó chịu của nhà nước CSVN.
Tuy nhiên, vấn đề giữ hay bỏ lệnh cấm bán vũ khí cũng chỉ là một yếu tố không hơn không kém trong bàn cờ địa lý chính trị của Hoa Kỳ bên cạnh những yếu tố quan trọng và to lớn khác như vấn nạn Trung Quốc xâm lấn Biển Đông mà Việt Nam có tiềm năng trở thành một lực cản quan trọng một khi lệnh cấm vũ khí được dỡ bỏ, TPP, vai trò của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á.
3. Trọng loại trừ Dũng trong Đại Hội Đảng 12
Thất bại trong việc kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng năm 2012, Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra Quyết Định 244 quy định một số thủ tục ứng cử, đề cử trong đảng nhằm ngăn chặn tham vọng của Nguyễn Tấn Dũng muốn trở thành Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước cho khóa XII, được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 20 đến 28 tháng Một năm 2016. Kết quả Nguyễn Tấn Dũng bị loại khỏi hệ thống quyền lực đảng.
Chiến thắng của Nguyễn Phú Trọng đã không thể che giấu sự sát phạt không nhân nhượng trong nội bộ Đảng CSVN, giữa các phe lợi ích đang núp dưới chiêu bài là phe giáo điều thân Trung Cộng và phe cấp tiến thân Mỹ.
2. Biểu tình phản đối Formosa gây ô nhiễm
Biến cố Formosa đã khiến đời sống của hàng triệu ngư dân lâm vào cảnh khốn khổ; Các nhóm từ thiện và các giáo xứ khắp nơi đã nhanh chóng cứu trợ, giúp đỡ; đồng thời tổ chức, huy động người dân qua các hoạt động đấu tranh ôn hòa, đòi Formosa phải bồi thường thỏa đáng, làm sạch môi trường và cút khỏi VN.
Cuộc biểu tình ngày 2 tháng 10 trước bản doanh Formosa Hà Tĩnh với hơn 10 ngàn người tham dự là điểm tích cực của Đấu Tranh Bất Bạo Động, và đánh dấu sự lớn mạnh của các tổ chức xã hội dân sự trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ đời sống và quyền lợi của người dân.
1. Biến cố Công Ty Formosa-Hà Tĩnh hủy hoại sinh thái biển Miền Trung
Tháng Tư, 2016, nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh đã thải chất độc ra biển gây nên nạn cá chết hàng loạt dọc 200km bờ biển 4 tỉnh miền Trung VN. Dự án Formosa Hà Tĩnh khởi công vào cuối năm 2012 với nhiều ưu đãi từ CSVN và thu nhận công nhân từ Trung Quốc vào làm việc.
Cuối tháng Sáu, Formosa thừa nhận là thủ phạm gây ra thảm họa cá chết và được nhà nước CSVN chấp nhận khoản bồi thường 500 triệu USD, một số tiền quá nhỏ so với những thiệt hại khổng lồ mà Formosa đã gây ra cho môi trường biển VN. Với sự bao che của nhà nước CSVN, không những Formosa không đền bù thoả đáng, không làm sạch môi trường và không “cút khỏi VN” như người dân Việt đòi hỏi, mà vẫn được tiếp tục hoạt động và xả thải chất độc.