Nụ cười của Trịnh Văn Quyết và nước mắt tức tưởi của hàng vạn người dân

Công Minh - bluevn.org

- Quảng Cáo -

Trên khắp các mặt báo hiện nay đều đăng tải thông tin, ông Trịnh Văn Quyết mới đây đã lọt vào danh sách người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán với khối tài sản lên tới trên 10.000 tỷ đồng, chỉ sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng (Đã có thông tin ông Trinh Văn Quyết vượt mặt ông Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam). Tập đoàn bất động sản FLC được Savills định giá ở mức trên 3 tỷ USD. Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nắm trong tay hàng loạt dự án BĐS quy mô lớn khắp cả nước như: 6 “siêu” quần thể khu nghỉ dưỡng và sân golf ở 6 tỉnh, thành chiếm quỹ đất lên tới 4.124 ha, 3.600 phòng khách sạn và hàng nghìn căn biệt thự với tổng mức đầu tư đăng ký lên tới 30.000 tỷ đồng cùng hàng loạt dự án nhà cao tầng đưa Trịnh Văn Quyết trở thành “ông trùm” địa ốc.

Nhiều tờ báo đã hết lời ca ngợi “tài năng” của vị tỷ phú trẻ tuổi này. Có rất nhiều bài viết kể về cuộc đời, sự thành công và giàu có của Trịnh Văn Quyết. Thậm chí có những bài viết và hình ảnh tô vẽ những phát ngôn “bí quyết” mang tính quảng bá “triết lý kinh doanh” của đại gia này được đăng tải. Nhưng sự thật, sau ánh hào quang đó là gì.

FLC thu lợi lớn, dân rơi vào cùng quẫn

Trong khi Tập Đoàn Him Lam của Dương Công Minh đang gây bức xúc, ngang tai chướng mắt cho hàng triệu hành khách sân bay Tân Sơn Nhất khi xây sân golf trong lòng sân bay. Thì Tập đoàn FLC của Trịnh Văn Quyết lại đang gây bức xúc cho hàng vạn nông dân nghèo trên phạm vi cả nước.

- Quảng Cáo -

FLC Sầm Sơn (Thanh Hóa): Khu nghỉ dưỡng cao cấp này được báo chí quảng bá rầm rộ là thiên đường nghỉ dưỡng phía Bắc, trị giá 5.500 tỷ dọc bờ biển Sầm Sơn đã đưa vào hoạt động giai đoạn 1, thu hút một lượng khách đột biến. Nhưng rất ít đài báo nào đề cập chuyện Tập đoàn FLC đã gây tội rất lớn đối với người dân nơi đây.

khai-truong-quan-the-du-lich-sam-son
Khai trương quần thể du lịch FLC Sầm Sơn

Đầu tháng 3/2016, rất đông ngư dân Sầm Sơn đã biểu tình phản đối việc Tập đoàn FLC phá sạch rừng phòng hộ ven biển làm sân golf và cấm biển, ngăn chặn bà con không thể đánh bắt cá, cào ngao. Thậm chí FLC chiếm luôn bến đậu của ngư dân. Không còn kế sinh nhai, khi chăn nuôi không có, nông nghiệp không, bờ biển bị chiếm, người dân nơi đây vô cùng phẫn nộ, giận dữ.

dan-bieu-tinh-doi-tra-bien-sam-son-2Các hộ dân ở đây thực sự rơi vào cảnh cùng quẫn, bấn loạn. Họ kéo lên đòi gặp lãnh đạo tỉnh trình bày. Tối về lại vắt chân lên cổ chạy xe, bán hàng rong để có tiền gửi đơn kêu cứu. Những ngư dân chất phát này đang đứng trước thách thức quá lớn.

Hơn nữa, UBND thị xã Sầm Sơn đã ráo riết tiến hành cưỡng chế lấy đất của 12 hộ dân thuộc thôn Hồng Thắng (xã Quảng Cư) giao cho Tập đoàn FLC. Hàng chục hộ dân rơi vào tình cảnh cùng quẫn. Việc cưỡng chế này có rất nhiều khuất tất khiến dư luận bức xúc cho rằng, Thanh Hoá đang cố tình dùng sức mạnh chính quyền tiếp tay cho FLC “cướp không” đất ở của dân làm biệt thự bán với giá “đất vàng”. Người dân thiệt đủ đường khi đất cha ông bị lấy, còn Tập đoàn FLC thu lợi lớn.

rung-phong-ho-sam-son-bi-pha-sach
Nhiều diện tích rừng phòng hộ ven biển Sầm Sơn đã bị FLC phá sạch.

“Tôi không biết trên đất nước mình có nơi nào như vậy hay không? Nhà dân đang ở, doanh nghiệp đã phân lô trên giấy để bán nền thu lợi hàng nghìn tỉ?” – ông Ngô Hữu Dương – hộ dân bị cưỡng chế – cay đắng nói.

Các hộ dân chỉ được nhận đền bù với giá từ 1,2 triệu đồng/m2. Trong khi đó, không phải đầu tư gì vì đường sá, tỉnh Thanh Hoá đã bỏ ngân sách ra làm, Tập đoàn FLC rao bán ngay chính mảnh đất ấy với giá từ 30 – 60 triệu đồng/m2. “Nếu DN nào cũng có thể kinh doanh theo kiểu bán nhà người khác thế thì đất nước mình sẽ như thế nào?” – ông Dương lại đau đáu hỏi. “Để lại đất vàng, nhà cửa với giá bèo bọt 1,2 triệu/m2, vào khu tái định cư phải mua tới 4 triệu đồng/m2. Còn gì đau đớn hơn” – ông Lường Văn Ngọc (hộ dân bị thu hồi) chua chát.

Việc phát triển Sầm Sơn hiện đại là cần thiết. Nhưng những gì người dân được nhận là quá cay đắng và tàn nhẫn. Đất đai, nhà cửa được cha ông họ gầy dựng từ hàng trăm năm trước. Nơi đây là đầu sóng ngọn gió hứng chịu bão tố, bom đạn, cha ông họ đã kiên cường trồng phi lao chắn cát, cầm súng giữ đất mới có ngày hôm nay. Vậy mà, Tập đoàn FLC được chống lưng thực hiện dự án sân golf, khách sạn đã chiếm hết nhà cửa ruộng vườn của dân.

trinh-van-chien-trinh-van-quyet
Trong khi người dân nghèo Thanh Hóa đang rơi nước mắt thì ông Trịnh Văn Chiến – Bí thư tỉnh ủy – Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vẫn tươi cười sau mỗi dự án được thi công.

FLC Resort Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc): Không chỉ chặn đường mưu sinh của ngư dân Thanh Hoá, Tập đoàn FLC còn thâu tóm nhiều lô đất nông nghiệp bờ xôi ruộng mật, những khu đồi vàng, cho Dự án Resort FLC tại Vĩnh Thịnh, để lại đằng sau bao nỗi lo lắng, bức xúc về một tương lai đầy bất ổn cho người nông dân.

khai-truong-vinh-thinh-resortDự án Quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Vĩnh Phúc đã giải ngân gần 1.000 tỷ đồng và đưa vào hoạt động giai đoạn 1. Nhưng người dân đã phát hiện sự việc động trời khi giai đoạn 2 của dự án này ngang nhiên khởi công khi chưa được phê duyệt.

Ông Lỗ Văn Tước – Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai (Sở TNMT Vĩnh Phúc) cho biết, Một dự án lên đến 250ha, nhưng tổng đầu tư chỉ 4.600 tỷ, số tiền này không đủ giải phóng mặt bằng, chứ nói gì đến xây dựng các công trình. Trước khi tổ chức khánh thành giai đoạn 1 và khởi công giai đoạn 2, tôi cũng đã nói với FLC: “Sao chưa có đất, chưa giải phóng mặt bằng mà đã khởi công rồi… làm như vậy là sai, nhưng không hiểu sao họ vẫn tự ý làm”.

Ông Lê Nguyễn Thành Trung – Chánh văn phòng UBND huyện Vĩnh Tường cho biết, dự án sẽ “ăn” vào phần lớn đất của xã Vĩnh Thịnh. Đây là xã trọng điểm về chăn nuôi của huyện. Hiện các hộ nuôi khoảng 6.300 con bò sữa và hàng trăm con bò thịt, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động. Hiện đa số người dân đều không muốn “nhường” đất cho dự án.

72e5c9eece609daf274ef085f72f07c3

Có đến Vĩnh Thịnh những ngày này mới thấy bầu không khí ngột ngạt, lo sợ đến tức tưởi của người dân trong vùng. Trước nguy cơ Resort Vĩnh Thịnh giai đoạn 2 nuốt toàn bộ đất của một số xã lân cận với hàng nghìn ha, chị Nguyễn Thị Sáu, 45 tuổi, ở thôn An Lão cho biết: “Mất đất trồng cỏ thì bò chỉ có mang thui, dân sống nhờ vào bò, bò chết thì người cũng chết. Dự án FLC lấy đất, sinh kế lâu dài bị tước đoạt, thử hỏi hàng vạn người dân trong vùng sẽ sống bằng gì? Mà nghèo thì sinh ra đạo tặc, những bất ổn xã hội đều phát sinh từ nghèo đói, hay vô công rồi nghề, thử hỏi lúc đó người dân có bắt đền được doanh nghiệp không? Các cấp chính quyền thử đặt vào vị trí của người dân chúng tôi xem, mất đất rồi, chúng tôi làm gì để ăn, mà nông dân không trồng trọt, chăn nuôi thì biết làm gì?”

Chứng kiến lễ khởi công hoành tráng này, bà Hoàng Thị Ngà (thôn An Lão Xuôi) nói: “Đất vẫn đất của dân, hoa màu vẫn của dân, FLC đã chiếm, đền bù đồng nào đâu mà khởi công. Tôi không hiểu họ khởi công là khởi công cái gì?”.

Bà Nguyễn Thị Đa (thôn An Lão Xuôi) nói: “Tôi đang trồng 3 sào cỏ và nuôi 20 con bò, lãi từ 20 – 25 triệu đồng/tháng. Nhờ có bò mà gia đình tôi đã có của ăn của để, bây giờ lấy hết đất, thì chúng tôi lấy cỏ đâu để nuôi bò. Làm nông nghiệp mà không có đất thì sống bằng gì?”.

29649c891b3988853dab40f13caad40eCòn ông Đặng Văn Sinh (57 tuổi, cùng thôn), tỏ ra cương quyết: “Tỉnh đã phê duyệt vùng chăn nuôi, vận động dân trồng cỏ, nuôi bò, khi chúng tôi vừa quen nghề, có thu nhập, sao giờ lại cho Tập đoàn FLC lấy đất làm resort. Chúng tôi biết làm gì khi đất đai bị FLC thôn tính hết?. Con cháu tôi biết lấy gì để mưu sinh, tôi già rồi biết chuyển đổi nghề gì?”. Cô Hoàng Thị Ngà (thôn An Lão Xuôi) mặc dù không muốn “nhượng đất” cho FLC, song trước sức ép của chính quyền bà vẫn phải “nhượng”.

Cùng hoàn cảnh với ông Sinh, bà Ngà, ông Đặng Văn Quốc cương quyết rằng: “Nếu dự án của Nhà nước thì tôi đồng ý, nhưng dự án của doanh nghiệp tôi không đồng ý nhượng đất. Tôi nuôi bò, không có đất trồng cỏ thì lấy gì nuôi bò”.

Luật sư Nguyễn Anh Tuấn – Giám đốc Công ty Luật Đại Nam Hà Nội cho rằng “Những sai phạm hiện hữu của FLC cho thấy việc UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra Quyết định 164/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch là vội vàng, hợp lý hóa cho những sai phạm của FLC. Việc làm này sẽ tạo nên tiền lệ xấu”

Việc làm ngang ngược và thâu tóm đất nông nghiệp của FLC khi chưa bàn với người dân đã và đang bị người dân phản đối kịch liệt. Khi người dân gặp ông Nguyễn Văn Trì – Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc thì ông Trì đã từ chối, với lý do: “Bận tiếp khách”.

47e3f09757a465d597437b14849274af
Sau khi chiếm hơn 7 ha đất nông nghiệp để xây dựng Vĩnh Thịnh Resort, Tập đoàn FLC lấy thêm 256,8822 ha đất nông nghiệp ở các xã Vĩnh Thịnh và An Tường để thực hiện giai đoạn hai của dự án….

Đất Vĩnh Thịnh là nơi chôn rau cắt rốn của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC. Nói là mang tiền về để xây dựng quê hương, nhưng ông ta phớt lờ lợi ích và mưu sinh của người dân, phạm phải điều cấm kỵ. Với các dịch vụ nghỉ dưỡng, sân golf, ăn chơi, hưởng thụ cao cấp thì thử hỏi hàng ngàn nông dân nghèo được lợi ích gì hay chỉ là sự kệch cỡm phục vụ những ông chủ giàu có giữa những làng quê đói nghèo.

FLC Hạ Long (Quảng Ninh): Sau dự án FLC Sầm Sơn chặn đường mưu sinh của ngư dân, những lình xình tại dự án FLC Resort Vĩnh Thịnh, đến lượt FLC Hạ Long (224 ha tổng mức đầu tư 3.400 tỷ) cũng bộc lộ nhiều chiêu bài khuất tất động trời, tiếp tục gây bức xúc cho người dân.

22fdf1550495d855b32c2d2196ee0024
FLC Hạ Long khởi công

Sáng 4/8 vừa qua, người dân sinh sống tại khu dân cư và trường tiểu học thuộc khu 3, phường Hà Trung, TP Hạ Long rơi vào tình cảnh khốn khổ vì bùn đất từ dự án sân golf của FLC đổ xuống, bùn chảy ngập đường xá, nhà cửa.

Ông Nguyễn Văn Tuyền (60 tuổi) bức xúc, “Gia đình tôi đã sinh sống gần 30 năm tại đây và chưa bao giờ bị ngập lụt bùn đất. Thế nhưng kể từ khi dự án của FLC khởi công thì cả khu lãnh đủ. Họ phá hết cây cối, đào xới đất rừng, nên nước mưa mới cuốn bùn đất xuống”. Bà Trần Thị Hà (50 tuổi) cũng cho biết, “Cả khu có gần 200 hộ, bùn đất tràn hết vào nhà dân khiến sinh hoạt bị đảo lộn”. Còn theo bà Phạm Thị Loan (55 tuổi), nhà nào trong khu cũng bị bùn đất tấn công, đồ đạc trong nhà bị hư hỏng nặng vậy mà FLC để mặc sống chết dơ bẩn cho hơn trăm hộ dân.

ngap-bun
Người dân khốn khổ vì sống trong cảnh ngập ngụa bùn đất từ dự án FLC

Ngoài ra, ông Vũ Ngọc Bình – Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.Hạ Long cho biết: “Theo thiết kế phê duyệt, dự án chỉ có 158ha chứ không phải 224ha như FLC công bố. Tỉnh yêu cầu, nên chúng tôi đã bàn giao 80ha để phía FLC triển khai”. Ông Bình cũng cho biết, theo quy hoạch, dự án sẽ “ăn” hơn 100ha rừng. Một lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh (đề nghị giấu tên) cho biết: “FLC đang tiến hành san rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Tỉnh ưu ái cho Tập đoàn FLC khởi công trước rồi hoàn thiện thủ tục sau, ngành kiểm lâm cũng chỉ làm theo chỉ đạo”. Tuy nhiên, khi đề nghị cung cấp quyết định phê duyệt và biên bản bàn giao đất cho Tập đoàn FLC thì ông Bình tỏ ra rất lúng túng. Khi hỏi số quyết định và ngày tháng ký quyết định thì ông Bình im lặng.

2a7418924638f7b2122ecc46e59648c3
Dự án sẽ “ăn” hơn 100ha rừng
- Quảng Cáo -

16 CÁC GÓP Ý

  1. giàu bằng trí tuệ và nghị lực thì được chứ đừng thông đồng ăn cướp làm hại cả dân tộc thì tội to lắm tuicũng muốn nhửng người giàu ở v n ta tham gia chính trị như ô trump

  2. Ông này cũng chỉ dân thường kinh doanh mua ban dat dai sao ông đấy làm được như vậy nhỉ vì mọi quyết thu hồi đất là của cơ quan công quyền ban hành mà….

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here