Cộng sản Việt Nam tìm kiếm điều gì từ Vatican?

Paulus Lê Sơn - CTM Media

Đức ông Antonio Camilleri - Thứ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh và ông Bùi Thanh Sơn - Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam tại cuộc họp vòng 4 của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Tòa Thánh vào tháng 6, 2013. Ảnh: Phạm Thành/Vietnam+
- Quảng Cáo -

Theo đài VATICAN đưa tin, trong khuôn khổ Khóa họp thứ 6 của Phái đoàn Tòa Thánh và Việt Nam, phái đoàn Nhà Nước Việt Nam sẽ đến Vatican để làm việc với Phái đoàn Tòa Thánh từ ngày 24 đến 26-10-2016.

Trong thông cáo công bố hôm 22-10-2016 tại Vatican, Ông Greg Burke, Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết:

”Như thỏa thuận, trong những ngày 24 đến 26-10 tới đây, sẽ diễn ra tại Vatican cuộc gặp gỡ thứ 6 của Nhóm Làm Việc (Tổ Công Tác) giữa Tòa Thánh và Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt nam, để phát triển và đào sâu các quan hệ song phương. Phái đoàn Tòa Thánh sẽ do Đức Ông Antoine Camilleri, Thứ trưởng ngoại giao, làm trưởng đoàn; Phái đoàn Việt Nam sẽ do Ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng ngoại giao hướng dẫn”. – G. Trần Đức Anh OP.

Quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Việt Nam (cũng có thể gọi là Quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Việt Nam) trong lịch sử chưa bao giờ được thiết lập chính thức mặc dù Việt Nam là một quốc gia có số lượng giáo dân Công giáo lớn ở châu Á. Cho tới hiện nay, cấp bậc cao nhất trong mối quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam cũng chỉ là Khâm sứ Tòa Thánh nhưng chỉ tới năm 1975.

- Quảng Cáo -

Cần phải nói thêm, sau Hiệp định Genève 1954, Khâm sứ Dooley vẫn tiếp tục giữ cương vị đại diện chính thức của Tòa Thánh tại Hà Nội. Năm 1957, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu chính sách trục xuất các giáo sĩ nước ngoài ra khỏi lãnh thổ miền Bắc Việt Nam, tịch thu cơ sở Tòa khâm sứ Hà Nội. Cuối cùng, Khâm sứ Dooley chấm dứt nhiệm vụ và rời khỏi miền Bắc Việt Nam ngày 15 tháng 9 năm 1959.

Cùng thời điểm đó, thì Đại lý Khâm sứ tại Sài Gòn được nâng lên thành Khâm sứ Tòa Thánh tại Sài Gòn. Ngày 17 tháng 6 năm 1964, Giáo hoàng Phaolô VI đã cho đổi Khâm sứ Tòa Thánh tại vùng Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) thành Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt Nam và bổ nhiệm Giám mục Angelo Palmas vào chức vụ Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt Nam, trụ sở đặt tại Sài Gòn.

Sau đó, vì chính quyền cộng sản yêu cầu, ông rời khỏi Việt Nam vào ngày 5 tháng 6 năm 1975, bắt đầu giai đoạn quan hệ giữa Việt Nam với Tòa Thánh bị cắt đứt ngày 19 tháng 12 năm 1975.

Cộng sản luôn thù địch đối với Công Giáo và gây ra nhiều tội ác đối với người người theo Công Giáo. Đến nay, tại Việt Nam không có quyền tự do tôn giáo.

Cộng sản Việt Nam có thực tâm đối thoại để tìm kiếm xây dựng và tôn trọng quyền tự do tôn giáo? Hãy nhìn vào những gì cộng sản đã và đang làm đối với Giáo hội Công Giáo tại Việt Nam.

 

- Quảng Cáo -

5 CÁC GÓP Ý

  1. Doi chac va ap luc de Vatican han che cac linh muc VN dung` di kien cha ong tau` phi~ cua chung ‘ lu loi ich ca nhan khon nan nam trong hang` lanh dao VN . cac lanh dao vi dan vi nuoc thi yeu co’ hon nen khong thay co tieng noi .

  2. Cuối năm mỹ sẽ có tân tổng thống đó chính là bà Clinton,tòa thánh đã dẹp bỏ một vài chết động cs do vua rồi obama còn nhân tu,nếu bà Clinton lên năm quyền thi chac chan một điều là cs sẽ không còn tồn tại.Trong đó có nga,trung quốc,triều tiên,còn vn là dạng con cháu nên moi đi trước một bước mong sự khoan dung của tòa thánh vatican thôi.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here