Trịnh Xuân Thanh và giấc mơ tự do báo chí
Sau khi báo Petrotimes tiếp đăng một phần bài phỏng vấn về ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức cùng những diễn biến sau đó, người của ông Trịnh Xuân Thanh đã gửi tới Thời Báo các trang tài liệu này để công bố rộng rãi đến bạn đọc.
- Phỏng vấn ông Bùi Thanh Hiếu tại Đức về vụ việc Petrotimes .
* Ông cho biết cảm nghĩ của mình về vụ việc xẩy ra sau khi Petrotimes đã tiếp đăng một phần nội dung phỏng vấn về Trịnh Xuân Thanh ?
Như các bạn đã biết, tờ Thời Báo.de có phỏng vấn tôi về vụ việc anh Trịnh Xuân Thanh. Tôi đã trình bầy trên các văn bản và giấy tờ do anh Trịnh Xuân Thanh cung cấp, trên nguyên tắc của nghề báo, thì tôi có được tài liệu gì và trông thấy gì thì tôi tường trình lại như thế .
Tôi không hề có sự thêm bớt, hoặc đưa nhận định cá nhân của mình vào mang tính chất suy diễn, sau khi Thời báo.de đưa chương trình phỏng vấn đó lên báo, thì tờ Petrotimes của ông Nguyễn Như Phong có đăng lại một phần đầu tiên và trong phần đấy không có vấn đề gì cả, mà chỉ trình bầy rằng, anh Trịnh Xuân Thanh anh ấy muốn được thanh minh nhưng không có tờ báo nào ở trong nước cho anh ấy thanh minh mặc dù anh đã đưa tài liệu đến một số nơi, có gửi thư đến báo Thanh Niên nhưng mà không được, thì với cương vị của người làm báo, tôi thấy Thoibao.de và bản thân tờ Petrotimes đưa lại vấn đề này rất công tâm và khách quan, nhưng vì sự việc này mà ông Nguyễn Như Phong của Petrotimes bị kỷ luật, tước thẻ nhà báo và cách chức Tổng biên tập.
* Ông thấy sao, khi trong nước có phản ứng rất đột ngột với Petrotimes và TBT Nguyễn Như Phong?
Về cách chức TBT, thì đấy là vấn đề của tổ chức của nhà nước Việt Nam, tôi không bàn, nhưng vấn đề tước thẻ nhà báo thì tôi thấy đây là một việc làm không được đúng, trên quan điểm tự do báo chí ở Việt Nam và các nước khác trên quốc tế .
* Chính phủ Đức đã mời ông sang đây viết văn, nhiều Bộ ngành của Việt Nam cũng sang đây học tập nâng cao nghiệp vụ, vậy ông đã có tội gì mà lại bị một số người trong nước hận thù đến vậy ?
Ông Trương Minh Tuấn cho rằng tôi “là đối tượng chuyên gây rối an ninh trật tự …”, nếu ông dùng khẳng định đấy để kết tội ông Nguyễn Như Phong thì tôi cho rằng không xứng đáng, vì trách nhiệm của nhà báo, thì khi người ta hỏi tôi thì như hỏi một nhân chứng, người ta cũng có thể hỏi một người ăn cắp, hay người bán hàng rong, hoặc một người đã đứng đấy chứng kiến sự việc, hỏi đã nhìn thấy gì, chứ không thể bảo là một tên ăn trộm hay người bán hàng rong thì không đủ tư cách, hoặc đưa họ lên làm một nhân chứng mà phê phán, chỉ trích thì không đúng với nghiệp vụ của người làm báo, vì người làm báo họ gặp ai, trông thấy cái gì thì họ hỏi và chỉ thế thôi.
Tiếp đó ông Trương Minh Tuấn nói văn bản của Thời báo.de và Petrotimes đưa lại là nó bị cắt xén không đầy đủ, thì tôi phải nói rằng đã đưa trước một tập đầy đủ hồ sơ cho Thời báo.de, tất nhiên trong một khoảng thời gian có hạn thì người ta không thể nào trình chiếu đầy đủ các văn bản, nếu họ có đủ thời gian trình chiếu thì tôi sẽ đưa toàn bộ văn bản để họ đăng lại.
* Ông thấy gì qua việc TBT Nguyễn Như Phong gặp họa kép, vừa mất chức lại bị thu luôn thẻ nhà báo trong 1 ngày như vậy ?
Cũng nói thẳng là tôi không ưa gì ông Nguyễn Như Phong, nhưng chúng ta đều là những người viết, những người làm báo, tuy rằng không ưa nhau, nhưng trong cách hành xử, hoặc khi những người đồng nghiệp của mình bị một cái hạn, cái tai họa không đúng với họ thì chúng ta cũng cần phải lên tiếng để làm rõ và minh bạch sự việc này .