Bắc Triều Tiên thách thức Nghị quyết chế tài của LHQ

Trực thăng quân sự Hughes MD-500 bay biểu diễn tại Wosan, Bắc Hàn
Trực thăng quân sự Hughes MD-500 bay biểu diễn tại Wosan, Bắc Hàn
- Quảng Cáo -

WONSAN, BẮC TRIỀU TIÊN (CTM Media)- Trong hai ngày 24 và 25 Tháng Chín, 2016, chính quyền Bình Nhưỡng đã cho tổ chức một cuộc triển lãm Hàng không dân dụng và quân sự tại Phố Cảng Wonsan (Nguyên Sơn, nằm ở Đông Bắc Triều Tiên).

Các màn biểu diễn phi cơ bay lượn trên không cũng bình thường, nhưng ký giả nước ngoài được mời đến thu tin ngạc nhiên khi thấy mấy phi đoàn trực thăng quân sự Hughes MD-500 của Hoa Kỳ do phi công Bắc Hàn điều khiển trên bầu trời Wosan.

Bình Nhưỡng đem loại trực thăng này ra bay biểu diễn cho các ký giả nước ngoài thấy là ngụ ý cho mọi người biết Nghị Quyết 1874 của Liên Hiệp Quốc chế tài Bắc Triều Tiên vào năm 2009 chẳng có hiệu quả gì vì trong Nghị Quyết đó có điều khoảng cấm mua bán vũ khí với Bắc Triều Tiên, nhưng Bình Nhưỡng vẫn mua được trực thăng của Mỹ.

Sau vụ Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần thứ 5 vào ngày 09 Tháng Chín, 2016, Hội Đồng Bảo An LHQ đã nhóm họp và sắp ra thêm Nghị Quyết chế tài đối với Bắc Triều Tiên nên Bình Nhưỡng muốn qua cuộc triển lãm hàng không này để cho thế giới biết rằng có cấm vận thêm cũng không ảnh hưởng gì.

- Quảng Cáo -

Theo hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) thì từ năm 1983, Bắc Triều Tiên đã mua một số máy bay trực thăng quân sự này. Tháng Sáu, 2009, LHQ ra Nghị Quyết cấm vận Bắc Hàn, nhưng Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục mua được trực thăng quân sự Hughes MD-500 cho dù các trực thăng mua sau này đã qua một thời sử dụng.

Máy bay được một tàu mang quốc tịch Panama vận chuyển bằng đường biển từ Los Angeles đến thành phố cảng Antwerp của Bỉ. Sau đó, chúng lại được vận chuyển trên xe vận tải hạng nặng đến cảng Rotterdam của Hà Lan. Từ đây, máy bay được bốc xuống tàu hàng chở đến Nigeria, điểm đến tiếp theo là Hồng Kông. Cuối cùng, 1 tàu vận tải biển của Liên Xô đã vận chuyển số máy bay này đến Triều Tiên một cách an toàn. Trong giấy tờ hải quan của lô hàng này, chủ sở hữu của lô hàng là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nigeria và Nhật Bản.

- Quảng Cáo -

4 CÁC GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here