Sự thất bại đầu tiên thuộc về Ban kiểm tra trung ương đảng do Trần Quốc Vượng, cánh tay phải của Nguyễn Phú Trọng, người mà suốt cả nhiệm kỳ trước là chánh văn phòng cho Trọng. Trước nữa Vượng là viện trưởng viên kiểm sát tối cao.
Thông tin về Trần Quốc Vượng trên báo chí mới đây đều bị cắt bỏ phần hoạt động trước, đảng chỉ giới thiệu lý lịch Vượng từ năm 2006 trở lại đây.
Trần Quốc Vượng có kinh nghiệm về an ninh, tố tụng và xử lý việc trong đảng. Dưới sự nâng đỡ của đàn anh Nguyễn Phú Trọng, chỉ trong thời kỳ Trọng lọt vào tứ trụ, Vượng liên tục được cất nhắc qua nhiều chức vụ và cuối cùng lọt vào tốp 10 quyền lực trong Bộ Chính Trị.
Thế nhưng với từng ấy bề dày kinh nghiệm trên lĩnh vực pháp luật, nội vụ đảng, Trần Quốc Vượng đã không thể làm gì được Trịnh Xuân Thanh suốt mấy tháng ròng, từ khi nhận chỉ đạo của Trọng từ đầu tháng 6 xử lý Trịnh Xuân Thanh.
Ba tháng trời dù lệnh đốt cháy giai đoạn, có thể bỏ qua cả trình tự pháp luât, dùng luật đảng và lệnh của TBT để đè lên pháp luật…. nhưng Trần Quốc Vượng không thể nào ép được Trịnh Xuân Thanh nhận tội.
Sau nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra, đối chất, làm việc với các đơn vị liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh không đạt được kết quả nào, ngoài những kết luận ban đầu mang tính áp đặt của Trọng như,
– Dùng xe tư đeo biển xanh chạy.
– Tự ý xin bổ nhiệm.
– Liên quan đến thất thoát 3000 tỷ.
Ở việc dùng xe tư đeo biển xanh chạy là sai, nhưng cái sai đó phải được phân tích đúng tình , đúng lý.
Nếu là người dân dùng xe ô tô biển số giả, mức xử lý quy định như sau.
Khi tham gia giao thông mà xe lắp biển số giả có thể bị xử phạt hành chính từ 4.000.000 đồng – 6.000.000 đồng theo quy định tại điểm d, khoản 5, Điều 16 và bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung tại điểm c, khoản 6, Nghị định 171/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
[…]5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…..
- d) Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
Như vậy trong trường hợp Trịnh Xuân Thanh là người dân, dùng xe ô tô biển số giả. Thanh sẽ bị áp mức xử phạt trên. Ở đây Thanh là phó chủ tịch tỉnh, hàm tương đương thứ trưởng. Hãy đối chiếu về quy định tiêu chuẩn và định mức chế độ sử dụng xe ô tô công. Thanh ở trong trường hợp được quyền đi xe công với điều kiện tự túc.
Biển số xe do công an Hậu Giang cấp, như vậy Thanh chịu lỗi về biển số gắn không đúng.
Việc như thế đã có nghị định xử phạt, có mức phạt quy định.
Chuyện tổng bí thư, văn phòng trung ương đảng, ban kỷ luật trung ương vào cuộc xem xét chủ nhân trước xe dưới danh nghĩa là bảo vệ uy tín đảng là việc làm bịp bợp. Đảng luôn tìm cách che đậy đồng đảng của mình, chuyện đảng nói rằng vì giữ uy tín cho đảng nên phải xử lý đồng chí đi xe gắn biển không đúng giấy tờ xe đăng ký là chuyện tào lao, không lừa được người dân vốn đã bị lừa quá nhiều.
Sự việc Formosa sai phạm về hình sự, gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, dù là lỗi sơ ý như đảng xem xét cũng phải truy tố hình sự vì hậu quả quá lớn, không khắc phục được. Nhưng đảng đã nhận 500 triệu usd và coi là xong. Không phải bồi thường do phán quyết của toà hình sự, cũng không phải xử phạt hành chính…. mà như đảng là một công ty làm ăn và cầm tiền bồi thường của công ty khác. Mọi yêu cầu xử lý hình sự Formosa bị đảng coi là chống phá chế độ; mọi đòi hỏi quyền lợi của người dân bị thiệt hại trực tiếp, đảng cho là phá rối an ninh trật tự.
Trong khi đó thì ông TBT lờ vụ Formosa để chỉ đạo vụ biển xe không đúng xe.
Ai cũng hiểu đây là cái cớ, vì các tài liệu chưa đủ chứng minh Trịnh Xuân Thanh phạm tội hình sự gì. Trọng dùng báo chí kết hợp với ban kiểm tra trung ương hướng dư luận kết tội Thanh, hòng tạo áp lực để Bộ Công An vì sức ép dư luận sẽ bất chấp, làm trái quy định, xử lý Thanh.
Vụ tự xin bổ nhiệm.
Có gì sai nếu một người xin được thăng chức, xin được chuyển công tác khác, xin được bổ nhiệm.
Chẳng có gì là sai, nhưng Trọng bị ám ảnh năm trước đòi kỷ luật Ba Dũng ra quốc hội. Chuyện tưởng như gần xong thì Ba Dũng chơi đòn:
– Mọi người tín nhiệm tôi thì tôi làm.
Trọng đã không làm gì được Ba Dũng và Trọng phải rơi lệ. Thật ra thì trước hôm ra quốc hội, Ba Dũng cũng rơi lệ vì không nghĩ có ngày mình bị ép vào đường cùng như vậy. Nhưng thật bất ngờ, chỉ một câu nói đơn giản không phải những lời khuôn sáo, Ba Dũng được cảm tình quốc hội và trụ lại. Sau đó phiếu tín nhiệm lại cao vọt gần như dẫn đầu.
Đến đại hội 12, Trọng lo sợ Ba Dũng sẽ lập lại câu nói ấy. Lúc đó số phiếu cho Ba Dũng khoảng hơn 40 %, một số lửng lơ chưa quyết. Chỉ cần Ba Dũng giở bài nói một câu.
– Tôi vẫn muốn cống hiến, nếu các đồng chí tín nhiệm tôi sẽ làm.
Chắc chắn kết quả bầu cho Ba Dũng ở lại sẽ khác, và sẽ không phải một mình Trọng như bây giờ độc ngôi để biến mình thành Cha già dân tộc thứ hai.
Nhưng vì lý do nào đó, Trọng đã bắt Dũng không được nói. Cũng có thể do Ba Dũng chủ quan và thích kiểu oai là mọi người tin tôi thì tôi làm, một kiểu anh hùng rơm như thế chỉ cần bị đối thủ chơi trò tiểu nhân hơn là bại.
Cái ám ảnh đấy theo Trọng đến tận bây giờ khi Trọng ở ngôi cao nhất trong Đảng. Giá thử nếu Trọng ở ngôi thứ ba, thứ tư chắc ông ta cũng khoái cái chuyện tự đề cử mình. Nhưng giờ ông ta ở ngôi cao nhất, ông ta sợ trong một cuộc họp trung ương nào đó khoá 12, có một uỷ viên BCT đứng ra nói anh Trọng già yếu, tôi xin ứng cử thay, đề nghị mọi người biểu quyết.
Trọng đè Thanh chuyện tự xin bổ nhiệm là vì lý do thế. Trọng muốn dưới thời của Trọng không thằng nào được phép tự ý xin bổ nhiệm và muốn nó thành tiền lệ trong đảng ở các kỳ họp trung ương diễn ra sau này.
Vì những lý do không trong sáng và không đủ sức thuyết phục, cũng như không đủ căn cứ xét tính chất ở vụ xe biển xanh và tự ứng cử. Ba trong hai chiêu bài Trọng sai Vượng cầm đi bị thất bại.
Nhưng hai đòn này thành công trên mặt dư luận nhờ Đinh Thế Huynh định hướng báo chí, liên tiếp muôn vàn nhà báo, dư luận viên xung trận đánh chìm Trịnh Xuân Thanh từ kẻ đi xe biển xanh thành kẻ tội đồ dân tộc, kẻ tham nhũng, biến chất (mặc dù chưa có kết luận chính thức bằng văn bản nào..)
Và biến Nguyễn Phú Trọng, cha già dân tộc thứ hai, đầy anh minh và tràn trề sức lực huy hoàng trong mắt quần chúng nhân dân.
Chiêu bài thứ ba là thất thoát 3000 tỷ, Trọng , Huynh, Vượng biến vụ thất thoát này cho thiên hạ nghĩ rằng đây là tham nhũng. Trong khi đó bộ công an, viện kiểm sát và chính phủ… những người biết rõ câu chuyện thì họ thận trọng hơn và muốn xem xét kỹ. Vì việc chuyển nợ, chuyển lỗ chạy vòng từ tập đoàn này sang tập đoàn khác để che đậy, không phải là lỗi của cá nhân Thanh. Hơn ai hết Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Đinh La Thăng… ba uỷ viên bộ chính trị hiện nay đều có liên quan đến việc này ở nhiệm kỳ trước của họ.
Đòn nham hiểm này đánh qua Thanh sẽ làm 3 ứng viên trẻ tuổi còn sức đi tiếp kia phải dè chừng bước chân của mình. Nếu tương lai muốn đi tiếp thì phải nghe Trọng ngay từ bây giờ, còn không sẽ phải chịu điều tra vì liên quan.
Cũng vì sự liên quan không hẳn lỗi do Thanh, nên ban kiểm tra trung ương của Vượng được sai đi gần như tay trắng trở về. Trọng tức tối bắt Công an và Chính Phủ vào cuộc tiến hành bắt Thanh ngay. Sự chần chừ của công an và chính phủ là do họ thấy động cơ mù quáng của Trọng đang xúi họ làm ẩu. Lỡ có gì bản thân họ chịu tội, lên thượng tướng Lê Quý Vương nói phải cần có điều tra, có khi là 4 tháng và còn hơn nữa trên nguyên tắc suy đoán vô tội. Còn Phúc Hói biết chắc cuộc tấn công này không nhằm vào mình, chuyến đi chầu thiên triều Trung Cộng sẽ về phần mình, chắc chắn rồi Phúc mới ra mặt chỉ đạo làm vụ Trịnh Xuân Thanh, những là mãi sau này.
Ở phần trước có nói Trịnh Xuân Thanh vào thành phố HCM thì mất tích sau vụ khám nhà, bắt nguội hụt. Trước khi xảy vụ khám nhà, Thanh có đến gặp một uỷ viên BCT ở nhà riêng tại Hà Nội nói.
– Sao em lại bị xử ép thế này, lỗi là do trên chuyển nợ xuống, đâu phải em.
Vị uỷ viên BCT kia dỗ dành.
– Chả có gì đâu, chú cứ nhận rồi sẽ xong thôi.
Thanh bảo.
– Thôi em chả tin vào bọn này, nó cứ nhốt mình tù mọt gông có cho nói đâu. “Em đi đây”
Vị uỷ viên BCT kia lặng ngắt lúc lâu không nói gì,, dù Thanh nhấn lại tiếp ”em đi đấy, đi thật đấy”.
Ông ta điềm tĩnh đi lấy một gói bánh, mở gói bánh ra mời Thanh ăn, ông nói.
– Ngày xưa khó khăn, toàn ăn lương khô, giờ lâu lâu cũng thèm, ăn bánh cho đỡ nhớ. Chú ăn đi, bánh ngon, tí chú cầm chỗ dở về mà ăn.
Ông ta không nói gì thêm, ăn bánh xong lặng lẽ tiễn Thanh về.
Chỉ có thằng ngu mới không hiểu người ta đưa lương khô cho mình làm gì…..
… và Thanh thì không ngu….
Trịnh Xuân Thanh dê tế thần: Phần 14 – “Em đi đây” và Thanh nhận lương khô rồi đi…
Ông ủy viên BCT cho lương khô để Thanh ăn cầm hơi đi trốn kia là ai nhỉ?
Nghe có vẻ là một người Bắc và không còn trẻ tuổi.
Và Trọng và bè lũ tham quan mừng ra mặt hát lên bài: Anh biết Thanh đi chẳng trở về ( nhạc và lời của Anh Bằng, Thái Can).
Có lẽ ông ấy biết giờ G sắp điểm nên ngụ ý cần trốn ngay.
Hay day