Liên tục trong 2 ngày, chính quyền ông Tập Cận Bình đã thay quan chức cấp cao ở 6 tỉnh: Tân Cương, Hồ Nam, An Huy, Vân Nam, Tây Tạng và Nội Mông Cổ. Chuyên gia chính trị Đại Lục nhìn nhận, thay quan chức hàng loạt ở các địa phương thực chất là đang gỡ bỏ thế lực tại địa phương của ông Giang Trạch Dân, là chuẩn bị cho chiến lược tối hậu: bắt Giang
Ngày 28/8, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, Đỗ Gia Hào thay Từ Thủ Thịnh giữ chức Bí thư tỉnh Hồ Nam, Trần Hào thay Lý Kỉ Hằng đảm nhiệm chức Bí thư tỉnh Vân Nam, và Ngô Anh Kiệt thay Trần Toàn Quốc giữ chức Bí thư khu tự trị Tây Tạng.
Ngày 29/8, truyền thông nhà nước Trung Quốc lại công bố việc Trần Toàn Quốc được điều đến Tân Cương thay Trương Xuân Hiền làm Bí thư khu tự trị Tân Cương và Lý Kỷ Hằng thì thay Vương Quân giữ chức Bí thư khu tự trị Nội Mông Cổ. Một chức vụ cấp cao khác cũng có thay đổi là Lý Cẩm Bân thay Vương Học Quân giữ chức Bí thư tỉnh An Huy.
Trong ba quan chức bị thay thế, chỉ có Trương Xuân Hiền là được giải thích về nơi công tác mới. Cựu Bí thư tỉnh An Huy là Vương Học Quân và cựu Bí thư khu tự trị Nội Mông Cổ là Vương Quân đều không hề được nhắc đến chức vụ mới sau khi bị thay thế. Có phân tích cho rằng, hai người này hoặc là đã bị ép phải về hưu hoặc rơi vào tình cảnh không hề khả quan. Truyền thông nhà nước cũng không hề nhắc đến nơi chuyển công tác của Từ Thủ Thịnh, cựu Bí thư tỉnh Hồ Nam.
Cùng ngày 29/8, trước khi truyền thông nhà nước công bố tin tức, có trang tin ở hải ngoại cũng đưa tin đồn việc Trương Xuân Hiền bị điều chuyển chức vụ. Báo này cho biết Trương Xuân Hiền được điều về Bắc Kinh giữ chức vụ lãnh đạo một tiểu tổ trong Trung ương Đảng. Chức vụ này được giới quan sát nhìn nhận là một chức vụ không có thực quyền.
Người thay thế Trương Xuân Hiền là Trần Toàn Quốc, được nhận định là người của thủ tướng Lý Khắc Cường, lúc trước đã từng làm việc cùng ông Lý Khắc Cường ở Hà Nam, lúc ông Lý giữ chức Bí thư tỉnh ủy, Trần cũng đảm nhiệm chức Phó tỉnh trưởng, Cục trưởng Cục Tổ chức, Phó bí thư Đảng ủy tỉnh Hà Nam. Mãi đến năm 2011, Trần được điều nhiệm đến Tây Tạng giữ chức Bí thư.
Liên tục trong 2 ngày, chính quyền ông Tập Cận Bình đã thay quan chức cấp cao ở 6 tỉnh: Tân Cương, Hồ Nam, An Huy, Vân Nam, Tây Tạng và Nội Mông Cổ. Chuyên gia chính trị Đại Lục nhìn nhận, thay quan chức hàng loạt ở các địa phương thực chất là đang gỡ bỏ thế lực tại địa phương của ông Giang Trạch Dân, là chuẩn bị cho chiến lược tối hậu: bắt Giang.
Như vậy, trong quá trình luân chuyển chức vụ công tác này, có 4 quan chức đã bị triệt tiêu quyền lực là Trương Xuân Hiền, Vương Học Quân, Vương Quân và Từ Thủ Thịnh.
Trương Xuân Hiền từng nhiều lần thách thức Tập Cận Bình
Ông Trương Xuân Hiền được giới quan sát nhận định là người của ông Chu Vĩnh Khang, từng nhiều lần có hiện tượng ‘bố trận’ trong bóng tối để chống ông Tập Cận Bình.
Cuối năm ngoái, Bí thư Ban Kỷ luật Tân Cương liên tục chỉ trích các quan chức địa phương là không “đồng điệu” cùng với chính quyền của ông Tập Cận Bình, không chỉ đối với các quyết sách lớn “nói một đằng làm một nẻo” và “công kích trung ương”, mà còn “hỗ trợ các hoạt động khủng bố”. Đây đều là các từ ngữ vô cùng nghiêm trọng.
Lúc đó, bình luận viên chính trị Hạ Tiểu Cường đã nhận xét, luận điệu này cho thấy Bí thư Ban Kỷ luật không phải đang gửi báo cáo cho Trương Xuân Hiền. Theo thông lệ của truyền thông nhà nước Trung Quốc, luận điệu công khai này là tấn công nhắm vào ông Trương Xuân Hiền, ám chỉ rằng ông phải chịu trách nhiệm cho các vấn đề ở Tân Cương.
Trong thời gian Lưỡng hội năm nay, ông Trương Xuân Hiền trả lời câu hỏi của truyền thông về việc có ủng hộ sự lãnh đạo của ông Tập hay không chỉ bằng câu “còn phải nói nữa sao”. Đặc biệt, báo mạng do Cục Tuyên truyền Đảng ủy Tân Cương chủ quản, báo Vô Giới Tân Cương, trong thời kỳ Lưỡng hội đã cho đăng một bức thư từ chức công khai, nội dung nhiều lần nhắc đến việc đe dọa người nhà cũng như chính bản thân ông Tập Cận Bình. Lúc đó, giới quan sát cho rằng sự nghiệp chính trị của ông Trương Xuân Hiền chắc chắn gặp nguy hiểm.
Tổ tuần tra Ủy ban Kỷ luật Trung ương đã ‘đả hạ’ nhiều ‘lão hổ’
Năm nay là năm quan chức địa phương Trung Quốc có nhiều sự thay đổi. Tổ tuần tra của Ủy ban Kỷ luật Trung ương (UBKL) đã tiến hành vòng thứ nhất và vòng thứ hai tuần tra qua các tỉnh, đã ‘hạ bệ’ nhiều quan chức cấp cao ở địa phương, trong đó bao gồm nhiều ‘đại lão hổ’ là quan chức cấp tỉnh cục trở lên.
Vòng điều tra thứ nhất, sau khi điều tra bốn tỉnh Hà Nam, An Huy, Liêu Ninh, Sơn Đông, có 30 quan chức bị “ngã ngựa”. Người đầu tiên bị xử lý là Dương Á Châu, Phó thị trưởng kiêm Ủy viên thường vụ thành ủy Thẩm Dương của tỉnh Liêu Ninh. Tính riêng các “lão hổ” là các quan chức từ cấp tỉnh cục trở lên thì có 4 người, cựu Bí thư tỉnh ủy Liêu Ninh là Vương Mân, cựu Phó chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Liêu Ninh, Vương Dương, cựu Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư ban chính pháp Liêu Ninh Tô Hoành Chương, Phó chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Liêu Ninh là Trình Ngọc Chiêu, tổng cộng có 4 quan chức cấp cao bị bắt điều tra.
Ngoài ra, trong 3 tỉnh còn lại, Sơn Đông và An Huy đều có 1 quan chức cấp tỉnh cục “ngã ngựa”, là cựu Phó Bí thư thành ủy kiêm Thị trưởng thành phố Tế Nam tỉnh Sơn Đông Dương Lỗ Dự và cựu Phó tỉnh trưởng tỉnh An Huy Dương Chấn Siêu.
Sau đó còn có Phó thị trưởng thành phố Thiên Tân là Doãn Hải Lâm cũng vì tình nghi vi phạm kỷ luật nghiêm trọng nên bị điều tra. Đây cũng là đánh dấu bắt đầu vòng 2 tuần tra của UBKL.
Truyền thông Đại Lục dự báo ở phía sau vẫn còn nhiều dây có liên quan, sẽ có không ít “đại lão hổ” cấp tỉnh cục bị kéo ra ngoài.
UBKL trong một ngày hai lần nhắc đến việc “hát lạc điệu”
Ngày 25/8, UBKL đã trong 1 ngày hai lần đề cập đến vấn đề “hát lạc điệu”. Trang mạng của UBKL gửi ra công bố việc tuần tra và chỉnh đốn tỉnh ủy Liêu Ninh, đề cập đến việc cựu Bí thư tỉnh ủy Liêu Ninh là Vương Mân “trụy lạc tiêu cực, và chống đối trung ương”.
Buổi chiều cùng ngày, UBKL lại gửi lên Weixin phân tích về vụ án, trong đó nói về việc Phó bí thư Đảng ủy kiêm Viện trưởng viện nghiên cứu Khoa học Giáo dục thành phố Thiên Tân là Võ Hồng Quân đã “công khai hát lạc điệu” với trung ương.
Chuyên gia: Thay đổi chức vụ ở nhiều tỉnh chính là chuẩn bị chiến lược cho việc bắt Giang Trạch Dân
Chuyên gia về chính trị Đại Lục, ông Tân Tử Lăng cho biết, việc thay đổi lớn chức vụ nhiều quan chức ở các tỉnh, cũng như việc các hội nghị chính trị gần đây đã thông qua các điều lệ mới về công tác của quan chức, chính là chuẩn bị chiến lược cho việc bắt ông Giang Trạch Dân vào trước Đại hội 19.
Ông cũng nói: “Khi hai quân giao tranh, cần phải đem toàn lực của mình ra để tranh thắng bại, như thế mới bắt được vương. Vì vậy anh phải tìm cách tấn công vào cơ sở vững chắc của đối phương, hiện giờ chính là đang như thế. Đổi một cán bộ, thay một cán bộ mới, đây chính là làm cho cơ sở của Giang mỗi ngày mỗi yếu đi, làm cho ông ấy phải liên tục căng thẳng”.
Tân Tử Lăng nhận định: “Hiện giờ việc điều tiết một số lượng lớn các cán bộ địa phương có một lý do nữa là, họ đều là người gây dựng lực lượng cho Giang Trạch Dân, đều là do ông ấy đề bạt nên trung thành với ông ấy, theo ông ấy, vì vậy phải thay những người này xuống. Về mặt này thì ông Tập làm cũng rất đúng, vì sau đó có động đến Giang Trạch Dân cũng không gây chấn động cho quốc gia, cũng được mọi người trên dưới đều lên tiếng ủng hộ”.
Một người trong giới truyền thông có kinh nghiệm lâu năm ở Đại Lục, tác giả độc lập Hoàng Kim Thu lúc trước đã từng phát biểu trên truyền thông hải ngoại rằng, hiện giờ rất nhiều các quan chức địa phương là do Giang Trạch Dân đề bạt lên, rất nhiều người tham nhũng, nhận và đưa hối lộ. Khi mà những người này bị thiệt hại về lợi ích, thì họ sẽ đứng ra công khai phản đối, và nhiều quan chức địa phương khác cũng sẽ hô ứng với họ. Nếu như dung túng cho những người này tiếp tục lớn tiếng phản đối, ông Tập Cận Bình và ông Vương Kì Sơn chắc chắn không thể chống tham nhũng, cũng không thể làm bất cứ cải cách nào. Nó sẽ có khả năng trở thành thách thức với mức độ vô cùng lớn, khó mà thông qua bất cứ điều gì trong đảng.
Ông này nói tiếp: “Đây là Tập Cận Bình đang thanh tẩy một số lớn người trong đảng có dị nghị với việc ông ấy làm cải cách, không chỉ là những người không phục bằng mồm, mà cả những người trong tâm không phục. Thêm vào đó, thông qua việc xử lý những người như Vương Mân với lý do công khai công kích trung ương, vi phạm quy củ chính trị, đối kháng điều tra, ông ấy cảnh cáo công khai chư hầu các địa phương. Nó cũng là một dạng của tập trung quyền lực.”
Tự Minh