Formosa không đáng được tồn tại lâu dài trên lãnh thổ Việt Nam tới 70 năm

Cty gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh
- Quảng Cáo -

CTM Media – Đó là ý kiến của Tiến Sĩ Nguyễn Thành Sơn, nguyên Giám Đốc Ban Quản Lý Các Dự Án Than Đồng Bằng Sông Hồng thuộc Tập Đoàn Công Nghiệp Than – Khoáng Sản Việt Nam (Vinacomin), về dự án Cty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh khi chia sẽ với phóng viên báo Dân Trí ngày 27 Tháng Bảy 2016.

Tiến Sĩ Nguyễn Thành Sơn cho biết, từ khi thành lập đến nay, tập đoàn Formosa – công ty “mẹ” của Cty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh không phải là doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm về gang thép. Vậy tại sao Formosa lại bỗng nhiên lao vào lĩnh vực gang thép vốn không phải thế mạnh của mình và lại lao vào ngay khi thị trường thép thế giới bắt đầu xuống dốc?

ts.nguyen-thanh-son-phai-tong-phe-duyet-dtm-cua-formosa
Tiến Sĩ Nguyễn Thành Sơn

Theo Tiến sĩ Sơn, nếu nghiêm túc, có trách nhiệm, không có doanh nghiệp nào đầu tư như Formosa Hà Tĩnh. Nhưng Formosa đã dám đầu tư, vì tập đoàn này đã lựa chọn ngành nghề đầu tư không bình thường và theo “thế mạnh cạnh tranh cốt lõi” của mình, đó là kinh doanh môi trường bẩn.

Khi ngành thép thế giới (trong đó có Đài Loan) đang bị thu hẹp, những doanh nghiệp thiếu nghiêm túc sẽ nghĩ ngay đến việc tiết giảm chi phí về bảo vệ môi trường. Và theo hướng đó, Formosa đã chọn những công đoạn độc hại nhất trong chuỗi sản phẩm của thép để đưa vào Hà Tĩnh, đó là luyện than thành cốc (coke) và luyện quặng sắt thành gang.

- Quảng Cáo -

Tiến sĩ Sơn nhận định, với cách làm đó ở Hà Tĩnh, Formosa hướng đến mục tiêu giảm thua lỗ, đưa ô nhiễm ra khỏi Đài Loan và duy trì được thị phần thép trong bối cảnh khủng hoảng thừa của công nghiệp thép hiện nay.

Tiến sĩ Sơn cho rằng, bản chất của dự án Formosa là dựa vào sự buông lỏng quản lý, để nhập khẩu loại than rẻ tiền để luyện cốc và nhập khẩu quặng sắt để luyện gang ở Hà Tĩnh. Đây chỉ là một dự án “lớn” về ô nhiễm môi trường, chứ hoàn toàn không phải là một dự án “lớn” về lợi ích mang lại cho Hà Tĩnh. Do vậy, nó không đáng được tồn tại lâu dài trên lãnh thổ Việt Nam tới 70 năm.

Tiến sĩ Sơn phân tích:“Công nghệ hóa than nói chung, và công nghệ luyện than thành cốc nói riêng, được coi là rất độc hại về mặt môi trường. Do vậy, chỉ có những người thiếu trách nhiệm mới không “lường hết” những nguy hại có thể mang đến cho môi trường sống từ những dự án như Formosa”.

Dự án gang – thép Formosa Hà Tĩnh về bản chất công nghệ, thuộc loại những dự án rất bẩn về môi trường. Trên thế giới, các nước đang tìm mọi cách đẩy ra khỏi biên giới của mình các dự án về luyện kim vì vấn đề xử lý chất thải rất tốn kém, không hiệu quả về kinh tế.

Theo Tiến Sĩ Nguyễn Thành Sơn, dù chiếm diện tích đất rất lớn nhưng sự lan tỏa của dự án Formosa là rất thấp, lợi ích mang lại của dự án hầu như không có. Vì vậy, Tiến sĩ Sơn kiến nghị Chính phủ CSVN nên xem xét lại quy mô (không nên quá 7,5 triệu tấn/năm) và thời gian tồn tại của dự án Formosa không nên quá 25-30 năm – đây là vòng đời kinh tế của các dự án công nghiệp.

Người dân lên tiếng tranh đấu cho quyền sống của mình
Người dân lên tiếng tranh đấu cho quyền sống của mình

Dư luận thì cho rằng tống cổ Formosa ra khỏi VN là điều tốt nhất cho hiện nay và về sau.

- Quảng Cáo -

9 CÁC GÓP Ý

  1. Không thể nói rằng trình độ thẩm định một dự án khi trình duyệt phải có luân chứng KT kỹ thuật và yếu tố tác đông môi trường đây rõ ràng là đã bị đồng tiền làm mờ mắt

  2. Anh quan thì no mồm nặng bụng , anh dân thì độc chất chạy khắp tứ chi. Thật là tội nghiệp cho cái tội dân đen

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here