Bạn có biết, ban đầu FORMOSA định đặt nhà máy thép ở Vân Lâm (Yunlin), Đài Loan (năm 2007) nhưng làn sóng phản đối của báo giới, xã hội dân sự và một số người có trách nhiệm trong các cơ quan môi trường của Đài Loan đã chặn đứng thành công dự án này.
Năm 2008, FORMOSA chuyển dự án sang một nước khác, nghèo hơn, nơi họ có thể cắt giảm được các chi phí về môi trường.
Dự án ngay lập tức được Chính phủ nước đó chấp nhận, trong một tiến trình xét duyệt hồ sơ dự án nhanh bất thường.
Bạn có biết đó là nước nào không?
Chính là Việt Nam.
Khoảnh khắc tôi nhớ nhất khi ở cùng đoàn làm phim Taiwan PTS ở Hà Tĩnh là khi một thành viên trong đoàn hỏi tôi:
‘Dân Đài Loan chúng tôi đã phản đối quyết liệt để dừng dự án nhà máy thép của FORMOSA vì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường của nó.
Sao các bạn lại còn rước nó về?’
Lúc ấy, và ngay cả lúc này, chưa bao giờ tôi thấy mình có lỗi đến thế với mảnh đất nơi mình sinh ra, lớn lên.
Giá mà ngay khi FORMOSA dự định đầu tư vào Việt Nam, tôi và nhiều người nữa tìm hiểu thật kĩ thông tin về tập đoàn này, và làm hết sức mình, dành hết tâm trí của mình đấu tranh quyết liệt với các cấu kết quyền-tiền để ngăn chặn dự án như những người bạn Đài Loan đã làm, thì dẫu có thành công hay không, tôi cũng không phải chịu cảm giác có lỗi này.
Tôi thành thật cảm thấy phần lỗi của mình trong thảm họa này. Có lỗi với mảnh đất này, với các thế hệ tương lai sau này.
Nhưng dẫu vậy tôi vẫn phải khẳng định rằng:
Ai, tổ chức nào rước FORMOSA về, cấp phép nhanh kinh ngạc, ký hợp đồng giao đất 70 năm cho nó mới là kẻ phải chịu trách nhiệm lớn nhất đối với nhân dân, với quê hương xứ sở.
70 năm tới, hàng chục triệu người sẽ phải sống trong nơm nớp lo sợ, không biết thảm họa lúc nào sẽ tái diễn.
70 năm tới, cư dân địa phương sẽ chết dần chết mòn vì ô nhiễm nước, không khí – như những gì đã và đang xảy ra với người dân sống xung quanh nhà máy FORMOSA Đài Loan ở hai huyện Vân Lâm và Chương Hóa. Cư dân địa phương nơi đây đang tiến hành thủ tục kiện FORMOSA đòi đền bù chi phí chữa trị ung thư và mai táng cho người thân của họ đã chết vì những bệnh được cho là có liên quan tới khí thải của tập đoàn này.
70 năm tới, đất nước sẽ phải song hành với một trong những tập đoàn tai tiếng nhất thế giới về gây ô nhiễm môi trường, đã từng bị trao giải Hành Tinh Đen 2009, và đã từng chấp nhận việc vi phạm, nộp phạt để tiếp tục vận hành vì số tiền phạt quá nhỏ so với khoản lợi nhuận khổng lồ thu được từ việc vi phạm.
‘Sao lại rước FORMOSA về?’ – Câu hỏi cứ văng vẳng bên tai tôi.
http://boxitvn.blogspot.com/2016/05/nhung-bat-cap-trong-trien-khai-du.html
Tan mồ cha cũng rước voi dày
Máu đà nhúng đỏ ban tay Biết chi đau đớn cỏ cây đông bào !
Đã quá trễ
dang cong san vn muon nam//////////////////
Có lẽ dân bốn tỉnh miền trung lại phải di dân đi bẩy mươi năm sau hãy về .ko có sẽ chết vì ô nhiễm
Người dân không có rước
Chính phủ dám thay mặt nhân dân rước
Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước toàn nhân dân
No tret day hong lu khon chu dan co bt gj dau lu hai dan