Lại đưa tin thiếu căn cứ về tai nạn chiếc tiêm kích Su-30MK2!
Theo các báo tường thuật, thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (phi công cấp 3 – phi công phụ ngồi ghế trước) cho biết: khi máy bay cách mục tiêu 15 km (vì đây là phi vụ diễn tập, nên mục tiêu là giả định, chứ không phải mục tiêu không đối không hay đất hoặc tàu đối không thật sự), anh nghe tiếng nổ ở buồng lái (tiếng nổ này ngẫu nhiên, không thể giả định), hai anh em bung dù cách nhau khoảng 3 km, rơi cách nhau 6 km, anh Cường gần bờ hơn.” Thông tin của thiếu tá Cường rất tối nghĩa, tiếng nổ trong buồng lái không phải là lý do mà điều lệnh bay cho phép nhảy dù, điều lệnh chỉ cho phép nhảy dù khi máy bay hoàn toàn bất khiển dụng (hai động cơ cháy, máy bay cháy hay bị vỡ, cần lái, tay ga, pedal cánh đuôi đứng không điều khiển được). Thứ đến, phải có lệnh miệng của cơ trưởng: “nhảy dù, nhảy dù, nhảy dù (bail out, bail out, bail out)”, chứ không phải nghe nổ là hai em bung dù. Có thể, thiếu tá Cường nói tắt, vì phải có người nhảy ra trước nên hai cái dù mới bung ra không cùng một chỗ mà cách nhau 3 km, và khi rơi xuống biển do bị gió đẩy đi nên cách nhau đến 6 km. Có thể lúc bị nạn, Su-30 đang bay từ biển vào bờ và thiếu tá Cường rơi sau, nhưng 6 km so với vị trí rơi cách bờ 20 hải lý (38 km) thì lợi thế gần bờ không có ý nghĩa gì.
Nhưng điều bí ẩn nhất là khi tàu cá của ngư dân Phan Văn Lễ vớt được thiếu tá Cường, thì thiếu tá Cường đang ở trên phương tiện gì? Có báo nói mơ hồ là anh đang nằm trên phao. Vậy thì ai đã lột đồ bay dính liền (flight suit) của thiếu tá Cường ra, để thiếu tá Cường mặc quân phục (áo quần rời) không có quân hàm, quân hiệu, không gắn bảng tên và cánh bay trên miệng túi trái. Có thể, đồ bay của thiếu tá Cường ướt sủng, nên phải thay đồ khác, nhưng nếu người và quần áo ướt sủng thì làm sao thiếu tá Cường đốt cháy diêm quẹt để báo cho ngư dân Lễ thấy. Bộ phao cứu sinh của phi công còn có túi chứa thuốc chống cá mập lại gần, thuốc lọc nước biển thành nước ngọt, pháo flare và súng ngắn. Tại sao thiếu tá Cường không bắn pháo flare (phát sáng màu xanh) hoặc bắn súng ngắn để gây tiếng nổ kêu cứu?
Sáng 14/6/2016, máy bay tiêm kích Su-30MK2 (số hiệu 8585) cất cánh từ sân bay Sao Vàng (Thọ Xuân, Thanh Hóa) thực hiện nhiệm vụ huấn luyện trên biển. Đến 7h29 14/6, chiếc Su-30MK2 bỗng biến mất khỏi màn hình radar khi đang trên vùng biển phía đông Nghệ An. Lúc 4h30 sáng 15/6, tàu cá HT 20219 TS của ngư dân Hà Tĩnh Phan Văn Lễ đã vớt thiếu tá phi công Nguyễn Hữu Cường. Thiếu tá Cường (39 tuổi) Phó phi đội trưởng Phi đội bay Su-30 thuộc Trung đoàn không quân 923, Sư đoàn 371 là phi công cấp 3. Phi công thứ hai chưa rõ tung tích là Thượng tá Trần Quang Khải (43 tuổi) Phó trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn không quân 923. Là phi công cấp 1 dày dặn kinh nghiệm trong huấn luyện, thượng tá Khải được tin tưởng có khả năng ứng phó tốt với các tình huống phức tạp.
Nhớ lại trưa ngày 16/4/2015, hai chiếc Su 22, gồm chiếc phiên hiệu 5857, do trung tá Lê Văn Nghĩa (trung đoàn phó Trung đoàn Không quân 937, sư đòan 370 lái và chiếc phiên hiệu 5863 do đại úy phi công Nguyễn Anh Tú lái cùng cất cánh từ sân bay Bình Sơn, Phan Rang, Ninh Thuận. Trong lúc không diễn trên hải phận phía Bắc đảo Phú Quý cả hai chiếc đều mất dạng trên Radar. Nhân chứng duy nhất là ông Nguyễn Phùng (thuyền trưởng tàu cá 828) và con trai ông thấy 2 máy bay rơi xuống biển. Thế là lập tức các báo suy đoán 2 phi công đã nhảy dù. Rồi phải mất 12 ngày sau, chiều 28/4, Lực lượng đặc công mới vớt được xác trung tá Lê Văn Nghĩa bị kẹt trong buồng lái. Rồi ngày 29/4, xác đại úy Nguyễn Anh Tú cũng được tìm thấy trong buồng lái. Hai năm liền, hai tai nạn làm thiệt hại 1 chiếc Su-30 và 2 chiếc Su-22, 1 phi công cấp 3 thoát nạn và 1 phi công cấp 3 tử nạn, 1 phi công cấp 1 mất tích và 1 phi công cấp 1 tử nạn. Cả hai phi công cấp 1 đều là Trung đoàn phó, mà Trung đoàn KQND VN tương đương với không đoàn của Mỹ (Flying Wing), chỉ huy 4 phi đoàn (Wing), tổng cộng trên 200 phi công và khoảng 120 phi cơ)