Bắc Giang: người dân phản đối thu sân golf Yên Dũng

Lê Doãn Hưng - FB. Lê Doãn Hưng

- Quảng Cáo -

Chiều hôm qua 1.6. Yên Dũng Bắc Giang .

Chuyện làng “Nhô” Bình An

Suốt dọc đường về Hà Nội, tôi miên man nghĩ về cái hồ nước của dân làng Bình An, xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

Cả một làng, gần 500 hộ với hơn 2.000 khẩu. Hàng chục năm nay đều lấy nước từ một cái hồ nhân tạo được người dân đào đắp gần đó để chăn nuôi, trồng trọt, nuôi sống già trẻ lớn bé quanh vùng.

- Quảng Cáo -

Cho đến một ngày, khi trưởng thôn gọi loa kêu bà con ra xã lấy tiền bồi thường, hỗ trợ thì họ mới biết là có một dự án sân golf về đây lấy đất xung quanh cái hồ nước của làng.

san golf & ho tuoi tieu

13331007_302363736762211_1996844167442867480_n

Nhiều người phấn khởi bởi sẽ có thêm công ăn việc làm nhưng cũng không ít người băn khoăn lo ngại sợ rằng khi dự án đi vào hoạt động thì không còn nước để tưới tiêu nữa vì chủ đầu tư sẽ giữ nước lại, không cho chảy ra ngoài đồng ruộng của bà con.

Và thế là trong thôn bắt đầu chia làm hai luồng ý kiến. Ai ủng hộ dự án thì ra xã lấy tiền, người ít thì vài trăm, nhiều thì tiền triệu. Những ai không ủng hộ thì bắt đầu đi tìm hiểu và thu thập thông tin về dự án này.

Sau nhiều ngày, nhóm không ủng hộ cũng kiếm được một số văn bản liên quan tới dự án. Và họ bắt đầu kêu cứu bởi quy trình, thủ tục thu hồi đất là có vấn đề. Đơn thư được gửi đi, các chuyến ra huyện, lên tỉnh, xuống Hà Nội đều đặn như cơm bữa nhưng tất cả đều qua đi trong vô vọng.

Chính quyền gần nhất là xã trả lời không đủ thẩm quyền giải quyết, Ủy ban huyện thì xa lánh dân, không dám đối mặt giải quyết vấn đề bức xúc, nổi cộm trong dân về dự án này. Tỉnh và TW thì chỉ biết chuyển đơn quay trở lại huyện. Quả bóng trách nhiệm cứ đá qua, đá lại như vậy. Mãi tới ngày 17/5 vừa qua, ông PCT tỉnh mới “xì” thông tin ra. Còn ông PCT huyện thì cho dân 2 cái Văn bản chỉ có chữ ký mà không có dấu đỏ.

Một số cơ quan báo chí đã vào cuộc phản ánh dự án sân golf lấy hơn 87 ha đất nhưng không họp dân, không thông báo…

Bức xúc tích tụ lâu ngày không được giải tỏa nên những người phản đối dự án bắt đầu dựng “chiến khu” quanh hồ nhằm giữ bằng được nguồn sống của cây lúa, củ khoai quanh thôn.

Cuộc chiến bắt đầu xảy ra, chủ đầu tư thì cho phương tiện máy móc vào san gạt, múc đất đi bán khi chưa được bàn giao đất. Phía người dân thì hô hào phản đối chính quyền, phản đối chủ đầu tư ủi đất làm hẹp lòng hồ. Đáng ngại hơn là bắt đầu xuất hiện rất nhiều đối tượng lạ mặt xuất hiện uy hiếp, đe dọa giết bà con.

Đỉnh điểm của vụ việc là vào sáng qua (1/6/2016). Khoảng gần 9h sáng, hàng trăm người với đủ mọi thành phần, sắc phục. Họ tập hợp thành lực lượng kéo vào khu vực dự án với đủ loại công cụ hỗ trợ trong tay.

bac giang-1

13325467_302342986764286_7292026911869873088_n

Từ cảnh sát cơ động, hình sự, an ninh trật tự cho đến các cấp chính quyền rồi các đối tượng lạ mặt, quen mặt mặc thường phục đeo băng đỏ hoặc dây đỏ tiến vào đối đầu với nhân dân.

Nhiều người bị xô đẩy, kéo đi. Không hiếm người già bị xốc nách đủn đẩy ra khỏi khu vực lán trại quanh hồ. Quang cảnh được mô tả còn hơn thời cướp phá kho thóc nhật khi tiếng la hét, gào khóc, chửi rủa… quyện lẫn vào nhau… bi ai không bút nào tả xiết.

13332732_302363786762206_647729808465282895_n

Cùng lúc đó, một nữ phóng viên báo TNMT cũng có mặt tại điểm nóng và vô tình lọt vào trận địa của lực lượng liên quân. Kết quả là cả hai điện thoại dơ lên để tác nghiệp đều bị 1 đối tượng nữ cướp mất trước đông đảo ánh mắt của công an và chính quyền sở tại. Nhân dân thấy vậy xúm vào giải cứu bởi đối tượng kia còn định giật túi xách của phóng viên.

Không còn cách nào khác, nữ phóng viên phải kêu cứu về Hà Nội bằng 1 tin nhắn “anh Hưng ơi, về Bắc Giang cứu em” trên facebook qua 1 chiếc… máy tính bảng. Nhận được tin nhắn và cuộc thoại, tôi về ngay điểm nóng và không quên gọi một ctv ở Bắc Giang vào sân golf hỗ trợ trước.

Tới nơi, thấy nữ phóng viên đang đợi ở rìa đường, sau khi nghe qua câu chuyện, chúng tôi kéo vào ủy ban huyện tìm gặp Chủ tịch và Bí thư, không gặp ai hết. Và chỉ sau khoảng 30 phút nói chuyện với Phó CVP và TP TNMT thì quyết định sang công an huyện trình báo việc mất điện thoại… bởi hai vị này không cung cấp bất cứ thông tin gì về dự án.

Mất 3h đồng hồ trong công an chỉ để làm cái việc viết đơn trình báo kèm biên bản lấy lời khai. Chúng tôi quay trở lại làng Bình An nhằm có thêm thông tin về dự án và sự việc lúc sáng. Cả trăm người dân đã tụ tập đón chúng tôi ở đầu làng. Làm việc tới gần 21h thì có tin báo một số đối tượng lạ mặt đã lảng vảng quanh làng.

Quá quen với những tin báo kiểu như vậy nên chúng tôi làm việc tiếp cho tới khi xong việc mới ra khỏi làng. Người dân thấy vậy không yên tâm, cử gần 30 người đi theo đề phòng bất trắc xảy ra.

Về tới Hà Nội. Đồng hồ chỉ 23:38.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here