Tình trạng thiếu nước ở đồng bằng sông Cửu Long

Nguyễn Minh Quang, P.E. - VNTB (IJAVN)

- Quảng Cáo -

Kết luận

Từ giữa tháng 2/2016, tuy chưa phải là cao điểm của mùa khô, báo chí trong nước cũng như các đài phát thanh quốc tế đã lên tiếng báo động về tình trạng hạn hán và xâm nhập của nước mặn ở ĐBSCL, gây thiệt hại cho hàng trăm ngàn ha lúa cũng như gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày của người dân. Các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam như BNNPTNT, VKHTL, và UBSMC đều cho rằng “các hồ chứa thượng lưu” là nguyên nhân “chi phối chủ đạo.”

Dữ kiện lưu lượng tại các trạm thủy học do MRC công bố cho thấy nguyên nhân của tình trạng thiếu nước ở ĐBSCL, không phải do các đập thủy điện trên dòng chánh Mekong ở Trung Hoa hay trên phụ lưu trong hạ lưu vực Mekong, mà chính là do việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong để dẫn tưới trong mùa khô ở Lào, Thái Lan, và Cambodia. Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2016, lưu lượng trung bình do các nước nầy sử dụng lên đến 2.991 m3/sec, tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể một lượng nước quan trọng do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié, chẳng hạn như dự án Vaico và Stung Schinit.

Nhưng việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong trong mùa khô của Lào, Thái Lan, và Cambodia không phải là nguyên nhân duy nhất của tình trạng thiếu nước hiện nay ở ĐBSCL. Nó càng không phải do tình trạng hạn hán (hay thay đổi khí hậu) vì ĐBSCL hiện đang ở trong mùa khô. Nó bắt nguồn từ chánh sách phát triển thiển cận, nguyên tắc “mạnh ai nấy làm” trong lưu vực, và việc quản lý nguồn nước thiếu khoa học kéo dài từ năm 1975 cho đến nay.

Để cứu hạn mặn ở ĐBSCL, chánh phủ Việt Nam đã yêu cầu Trung Hoa xả nước sông Mekong từ đập Cảnh Hồng. Nhưng trên thực tế, biện pháp nầy “quá ít và quá trễ” vì hầu hết vùng canh tác lúa và hoa màu ở vùng ven biển đã bị thiệt hại gần hết.

- Quảng Cáo -

Biện pháp thực tiễn và khả thi cấp thời là (1) sử dụng khôn ngoan số nước hiện có trong sông Tiền và Hậu để cứu vãn diện tích lúa Đông-Xuân chưa bị thiệt hại trong vùng không bị nhiễm mặn và (2) tránh tối đa việc “lấy ngọt chống hạn” cho các vùng ven biển để giảm thiểu sự xâm nhập của nước mặn trong sông Tiền và Hậu hầu duy trì nguồn nước ngọt cho các thành phố lớn như Cần Thơ, Bến Tre, Trà Vinh và Mỹ Tho. Các biện pháp ngắn hạn có thể bao gồm việc (1) thực hiện hệ thống đo đạc lưu lượng và độ mặn đầy đủ và chính xác (đến mức có thể đạt được) dùng cho việc quản lý nguồn nước ở ĐBSCL, (2) giảm bớt số lượng nước dùng cho nông nghiệp bằng cách trồng một vụ lúa trong mùa mưa và hoa màu trong mùa khô ở vùng chịu ảnh hưởng của nước mặn, và (3) nghiên cứu khả thi việc sử dụng hồ chứa của các dự án thủy điện hiện có trên Cao nguyên miền Trung cho mục đích thủy nông. Các biện pháp dài hạn có thể bao gồm (1) thay đổi chánh sách biến tất cả đất đai ở ĐBSCL thành ruộng lúa bằng một chánh sách đa dạng, uyển chuyển dựa theo điều kiện tự nhiên của ĐBSCL, (2) “cải tạo” hệ thống thủy lợi hiện nay ở ĐBSCL cho phù hợp với chánh sách phát triển mới, (3) “phục hồi” các nguyên tắc của MC 1957 và điều lệ của Thông cáo chung 1975 bị hủy bỏ khi ký kết Thỏa ước MRC 1995, và (4) thương thảo – song phương hoặc đa phương – với các quốc gia thượng nguồn để đạt đến thỏa thuận có tính ràng buộc pháp lý và có biện pháp chế tài để bảo vệ quyền lợi của Việt Nam trong việc phát triển sông Mekong.

Tài liệu tham khảo

[1] Trung Chánh. 15 tháng 2 năm 2016. “Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với hạn, mặn.” KinhtếSàigònOnline. http://www.thesaigontimes.vn/142287/Dong-bang-song-Cuu-Long-doi-mat-voi-han-man.html

[2] Quốc Thanh – Chí Quốc. 17 tháng 2 năm 2016. “Hạn, mặn đặc biệt trong gần 100 năm.” Tuổi Trẻ. http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160217/han-man-dac-biet-trong-gan-100-nam/1052728.html

[3] Thu Trang. 23 tháng 2 năm 2016. “Hạn, mặn kỷ lục do hồ chứa thượng nguồn.” Tin Tức. http://baotintuc.vn/xa-hoi/han-man-ky-luc-do-ho-chua-thuong-nguon-20160225222551141.htm

[4] Thắng Quang – Minh Anh. 23 tháng 2 năm 2016. ”Hạn, mặn kỷ lục 100 năm do hồ chứa ở thượng nguồn.” Zing.vn. http://news.zing.vn/Han-man-ky-luc-100-nam-do-ho-chua-thuong-nguon-post628410.html?google_editors_picks=true

[5] Nhóm Phóng viên. 1 tháng 3 năm 2016. ”ĐBSCL khốn đốn vì hạn, mặn.” Sài Gòn Giải Phóng Online. http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/DBCuuLong/2016/3/413262/

[6] VOA Express. 22 tháng 2 năm 2016. “Đồng bằng sông Cửu Long bị hạn hán tồi tệ nhất 1 thế kỷ.” VOA. http://www.voatiengviet.com/media/video/3198766.html

[7] BBC Tiếng Việt. 24 tháng 2 năm 2016. “Thiên tai ngập mặn tràn vào miền Tây.” BBC. http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/02/160224_mekong_delta_drought

[8] Gia Minh. 1 tháng 3 năm 2016. “Xâm nhập mặn và khô hạn nặng vùng ĐBSCL.” RFA. http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/severe-salinization-n-drought-mekong-delta-gm-03012016113436.html

[9] Trần Bá Hoằng. 28 tháng 12 năm 2015. “Dự báo xâm nhập mặn tại các cửa sông vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất các giải pháp chống hạn. Cập nhật cuối tháng 12 năm 2015.” Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. TP Hồ Chí Minh, Việt Nam. http://www.siwrr.org.vn/tv3_files/Dubao_man_DBSCL_29_12_2015.pdf

[10] Thu Trang. 2 tháng 3 năm 2016. “Sử dụng hài hòa lợi ích nước sông Mê Kông.” Tin tức. http://baotintuc.vn/xa-hoi/su-dung-hai-hoa-loi-ich-nuoc-song-me-kong-20160302225351088.htm

[11] Mekong River Commission (MRC). Updated weekly, 2010 and 2016. “Tabular rated and forecasted discharges.” Mekong River Commission. http://ffw.mrcmekong.org/tabulardata.htm

[12] Wikipedia. Accessed March 9, 2016. “Hydropower in the Mekong River Basin.” https://en.wikipedia.org/wiki/Hydropower_in_the_Mekong_River_Basin#cite_note-11

[13] Thomas Fuller. April 1, 2010. “Countries Blame China, Not Nature, for Water Shortage.” The New York Times. http://www.nytimes.com/2010/04/02/world/asia/02drought.html

[14] Nguyễn Minh Quang. Tháng 10 năm 2014. “Ảnh hưởng của các đập trên phụ lưu sông Mekong.” Chính danh hóa Việt Nam. http://chinhdanhhoavietnam.com/a124/anh-huong-cua-cac-dap-tren-phu-luu-song-mekong

[15] Khánh An – Lê Quân. 16 tháng 1 năm 2016. “Thái Lan ‘nắn’ dòng Mê Kông: Tác dụng ít, tai hại nhiều.” Thanh Niên. http://thanhnien.vn/thoi-su/thai-lan-nan-dong-me-kong-tac-dung-it-tai-hai-nhieu-658451.html

[16] The Bangkok Post. January 24, 2016. “Mekong pumps to ease Isan drought.” The Bangkok Post. http://www.bangkokpost.com/news/general/836792/mekong-pumps-to-ease-isan-drought

[17] Mekong Flows. Accessed March 15, 2016. “Water Abstractions.” Mekongriver.info.http://www.mekongriver.info/water-abstractions

[18] Khonesavanh Latsaphao. November 13, 2015. “Floating Vientiane pump stations to access river water.” Vientiane Times. http://www.vientianetimes.org.la/FreeContent/FreeConten_Floating.htm

[19] Adrian Young. March 2009. Regional Irrigation Sector Review for Joint Basin Planning Process. MRC. http://www.mrcmekong.org/assets/Other-Documents/BDP/BDP2-Irrigation-Sector-Review-Main-Report-Final-Mar2010.pdf

[20] Lacombe, Guillaume; Douangsavanh, Somphasith; Thepphavong, B.; Hoanh, Chu Thai; Bounvilay, B.; Noble, Andrew; Ongkeo, O.; Johnston, Robyn; Phongpachith, C. 2011. “Is there enough water in the Vientiane Plain?” International Water Management Institute. http://www.mpowernetwork.org/Knowledge_Bank/Key_Reports/PDF/Research_Reports/Nam_Ngum_Report_I.pdf

[21] Chawalit Chantararat. 17 september 2015. “Japanese Construction Technology to be utilized for Construction Projects in Thaland and Neighboring Countries. TEAM Consulting International Co. http://www.netisplus.net/seminar/pdf/151001/team.pdf

[22] Philippe Floch, François Molle and Willibald Loiskandl. January 2008. “Marshalling Water Resources: A Chronology of Irrigation Development in the Chi-Mun River Basin, Northeast Thailand.” IRD, M-Power, IWMI, and BOKU. https://www.researchgate.net/publication/280636510_Marshalling_water_resources_a_chronology_of_irrigation_development_in_the_Chi-Mun_river_basin_northeast_Thailand

[23] MRC. 27-28 January 2010. “Cambodia Baseline Assessment Perspective.” Regional Workshop on SEA Baseline Assessment.” Phnom Penh, Cambodia. ICEM. http://www.icem.com.au/documents/envassessment/mrc_sea_hp/2.%20baseline/presentations/pdf/10.%20Cambodia%20Baseline%20Assessment%20Perspective.pdf

[24] Yang Saing Koma, Khim Sophanna and Seng Sophak. January 19, 2011. “Irrigation development in Cambodia: Challenges and Opportunities.” TrustBuilding.https://trustbuilding.wordpress.com/2011/01/19/irrigation-development-in-cambodia-challenges-and-opportunities/

[25] Cambodia Agriculture Value Chain Program (CAVAC). Accessed March 16, 2016. “Promoting Irrigation.” Australian Aid and CAVAC. http://www.cavackh.org/promoting_irrigation/index/en

[26] The Phnom Penh Post. May 31, 2011. “Irrigation project on the Steung Streng river in Northwest Cambodia.” Agro Cambodia. https://agrocambodia.wordpress.com/2011/05/31/irrigation-project-on-the-steung-streng-river/

[27] WLE and ICEM. 16 February 2014. Cambodia case study report. WLE and ICEM. http://www.optimisingcascades.org/wp-content/uploads/2014/04/AAS1205-REP-003-02_Stung-Chinit_final.pdf

[28] The Cambodia Herald. 21 February 2013. “Cambodia launches $200 mln irrigation project in eastern provinces.” The Cambodia Herald. http://www.thecambodiaherald.com/cambodia/cambodia-launches-200-mln-irrigation-project-in-eastern-provinces-3456

[29] Nguyễn Minh Quang., P.E. Tháng 9 năm 2006. “Những vấn để thủy lợi ở Đồng bằng sông Cửu Long.” Mekonginfo. http://www.mekonginfo.org/assets/midocs/0002375-environment-nhung-van-de-thuy-loi-o-dong-bang-song-cuu-long.pdf

[30] Nguyễn Minh Quang. Tháng 7 năm 2009. ”Mối đe dọa lớn nhất của sông Mekong và hiểm họa thật sự của Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam.” Mekonginfo. http://www.mekonginfo.org/assets/midocs/0003047-inland-waters-m-i-e-d-a-l-n-nh-t-c-a-s-ng-mekong-v-hi-m-h-a-th-c-s-c-a-ng-b-ng-s-ng-c-u-long-vi-t-nam.pdf

[31] MRC. No Date. Lower Mekong Hydrologic Yearbook 2003-2004 (CD-ROM). MRC. Vientiane, Lao PRD.

[32] Trần Bá Hoằng. 16 tháng 2 năm 2016. “Thông báo khẩn cấp về xâm nhập mặn và lấy nước chống hạn Đồng bằng sông Cửu Long.” VKHTL.http://www.siwrr.org.vn/tv3_files/Thong%20bao%20lay%20nuoc_16-2-2016.pdf

[33] Huy Phong – Thư Quỳnh. 14 tháng 3 năm 2016. “Nước mặn đã vào đến Cần Thơ.” Sài Gòn Giải Phóng. http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/DBCuuLong/2016/3/414598/

[34] Trần Bá Hoằng. 29 tháng 2 năm 2016. “Dự báo xâm nhập mặn tại các cửa sông vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất các giải pháp chống hạn. Cập nhật cuối tháng 2 năm 2016.” VKHTL. http://www.siwrr.org.vn/tv3_files/VKHTLMN_Dubaoman_DBSCL_Cap%20nhat%20Cuoi%20T2_2016_End.pdf

[35] Lê Anh Tuấn. 16 tháng 3 năm 2016. “Hạn, mặn ở ĐBSCL: Có nên trông chờ vào thủy điện TQ?” KinhtếSàigònOnline. http://www.thesaigontimes.vn/143651/Han-man-o-DBSCL-Co-nen-trong-cho-vao-thuy-dien-TQ.html

[36] Sơn Ca. 16 tháng 3 năm 2016. “Thủ tướng cứu nguy ĐBSCL: Lời cam kết từ Trung Quốc.” Đất Việt. http://baodatviet.vn/khoa-hoc/quan-diem/thu-tuong-cuu-nguy-dbscl-loi-cam-ket-tu-trung-quoc-3302968/

[37] Hồng Thủy. 17 tháng 3 năm 2016. “Quan chức, truyền thông Trung Quốc nói gì về xả nước sông Mekong?” Giáo dục Việt Nam. http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Quan-chuc-truyen-thong-Trung-Quoc-noi-gi-ve-viec-xa-nuoc-song-Me-Kong-post166469.gd

[38] Lê Anh Tuấn. 16 tháng 3 năm 2016. “Hạn, mặn ở ĐBSCL: Có nên trông chờ vào thủy điện TQ?” KinhtếSàigònOnline. http://www.thesaigontimes.vn/143651/Han-man-o-DBSCL-Co-nen-trong-cho-vao-thuy-dien-TQ.html

[39] VietnamNet TV. 17 tháng 3 năm 2016. “Đặt hai trạm quan trắc theo dõi Trung Quốc xả nước vào hệ thống sông MeKong.” VietnamNet TV. http://vietnamnettv.vn/trong-nuoc/dat-hai-tram-quan-trac-theo-doi-trung-quoc-xa-nuoc-vao-he-thong-song-mekong-a20160317230051508-c110.html?utm_source=BoxNhung_vietnamnettv.vn&utm_medium=BoxNhung_vietnamnettv.vn&utm_campaign=BoxNhung

[40] Đài Tiếng nói Việt Nam. 13 tháng 3 năm 2016. “Các giải pháp phòng chống hạn mặn cho vựa lúa quốc gia.” Giáo dục Việt Nam. http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Cac-giai-phap-phong-chong-han-man-cho-vua-lua-quoc-gia-post166354.gd

 

 

- Quảng Cáo -

2 CÁC GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here