Dẫn nhập
Kể từ giữa tháng 2 năm 2016, tuy chưa phải là cao điểm của mùa khô, báo chí trong nước [1-5] cũng như các đài phát thanh quốc tế [6-8] đã lên tiếng báo động về tình trạng hạn hán và xâm nhập của nước mặn ở ĐBSCL vì thiếu nguồn nước ngọt. Tình trạng nầy gây thiệt hại cho hàng trăm ngàn ha lúa cũng như gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày của người dân ĐBSCL.
Các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam gần như “nhất trí” về nguyên nhân của tình trạng thiếu nước nầy. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (VKHTL) cho rằng “hai yếu tố thượng lưu quan trọng chi phối chủ đạo đến nguồn nước, xâm nhập mặn ở ĐBSCL là lượng trữ trong Biển Hồ (Tonle Sap) và dòng chảy đến Kratié (đầu châu thổ Mekong) trong mùa khô… do có sự chi phối của các hồ chứa thượng lưu” [9]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (BNNPTNT), qua Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng, “… thì khẳng định, hạn hán, ngập mặn có nguyên nhân trực tiếp từ hiện tượng suy thoái các con sông. Và thủ phạm của sự suy thoái đó, chủ yếu là do quá trình phát triển hồ chứa ở thượng nguồn” [4]. Tiến sĩ (TS) Lê Đức Trung, Chánh văn phòng Ủy ban sông Mê Công Việt Nam (UBSMC), thì cho rằng “… vấn đề điều tiết trong các công trình trong lưu vực sông Mê Kông cũng là tác nhân. Hiện trên dòng chính sông Mê Kông có các công trình của Trung Quốc, còn các công trình trên sông nhánh do bị hạn, thiếu nước cũng không xả nước xuống dòng chảy sông Mê Kông. Thái Lan cũng có một số công trình chuyển nước trong khu vực, các quốc gia gia tăng sử dụng nước, làm hạn ở hạ lưu sông Mê Kông trầm trọng hơn” [10].
“Các hồ chứa thượng lưu” có chi phối chủ đạo đến nguồn nước và xâm nhập mặn ở ĐBSCL? Nguyên nhân trực tiếp của hạn hán và ngập mặn ở ĐBSCL là sự suy thoái các con sông qua quá trình phát triển hồ chứa ở thượng nguồn? Việc điều tiết các công trình trên dòng chính sông Mekong ở Trung Hoa và các công trình trên sông nhánh là tác nhân của hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL? Các quốc gia như Thái Lan gia tăng sử dụng nước làm hạn hán ở hạ lưu vực sông Mekong trầm trọng hơn? Bài viết nầy có mục đích trả lời các câu hỏi đó và trình bày những nguyên nhân thực sự của tình trạng thiếu nước hiện nay ở ĐBSCL.
Các ảnh hưởng của hồ chứa ở Thượng nguồn
Ảnh hưởng của các đập thủy điện trên dòng chính ở Trung Hoa
Ảnh hưởng thủy học của các đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong ở Trung Hoa đối với mực nước và lưu lượng sông Mekong ở hạ lưu được lượng định bằng cách so sánh dữ kiện đo đạc tại trạm Chiang Saen ở Thái Lan (Hình 1). Trạm nầy là trạm đầu tiên, nằm ngay cửa ngỏ của hạ lưu vực sông Mekong và không có một công trình nào ở thượng lưu ngoài các đập thủy điện của Trung Hoa. Theo dữ kiện đo đạc được công bố trên website của MRC [11], lưu lượng trung bình trong 2 tháng đầu năm 1999 tại Chiang Saen là 817 m3/sec. Vào thời điểm nầy, chỉ có đập Manwan (1992). Khi các đập Dachaosan (2003), Jinghong (2008) và Xiaowan (2010) được hoàn tất [12], lưu lượng trung bình trong cùng thời kỳ năm 2010 là 1.081 m3/sec, cao hơn lưu lượng trung bình trong cùng thời kỳ năm 1999, mặc dù 2010 là một trong những năm khô hạn tồi tệ của lưu vực sông Mekong [13]. Lưu lượng trung bình trong 2 tháng đầu năm 2016 là 1.211 m3/sec, cao hơn năm 2010 với việc hoàn tất đập Gongguoqiao (2011) và Nuozhadu (2012) [12].
Hình 1 – Trạm thủy học ở thượng hạ lưu vực [11]
Dữ kiện lưu lượng tại trạm Chiang Saen, Thái Lan cho thấy các đập thủy điện trên dòng chính Mekong ở Trung Hoa đã gia tăng lưu lượng của sông Mekong ở hạ lưu, ít nhất là trong hai tháng đầu năm của mùa khô. Điều nầy phù hợp với nguyên tắc thủy học của một đập thủy điện, đó là, trữ nước trong mùa mưa để chạy máy điện trong mùa khô với một lưu lượng lớn hơn lưu lượng tự nhiên của sông tại nhà máy. Số nước nầy được trả lại dòng sông ở hạ lưu đập, vì thế, sông không bị mất nước. Như vậy, các đập thủy điện trên dòng chính Mekong ở Trung Hoa không phải là nguyên nhân của hạn hán và xâm nhập nước mặn ở ĐBSCL.
Ảnh hưởng của các đập thủy điện trên sông nhánh (phụ lưu)
Ảnh hưởng của các đập thủy điện trên sông nhánh (phụ lưu) của sông Mekong đối với tình trạng thủy học của ĐBSCL có thể được lượng định bằng cách so sánh dữ kiện đo đạc tại trạm Kratié ở Cambodia (Hình 2). Trạm nầy là cửa ngỏ của châu thổ sông Mekong.
Theo dữ kiện đo đạc được công bố trên website của MRC [11], lưu lượng trung bình trong 2 tháng đầu năm 1999 tại Kratié là 2.919 m3/sec. Vào thời điểm nầy, chỉ có đập trên các sông nhánh ở Thái Lan và các đập Nam Ngum 1 (1971), Theun-Hinboun (1998), và Houay Ho (1999) ở Lào. Lưu lượng trung bình trong 2 tháng đầu năm 2016 tại Kratié là 2.942 m3/sec sau khi một số đập quan trọng được hoàn tất như Nam Theun 2 (2010) và Nam Ngum 2 (2011) ở Lào; Lam Ta Khong (2002) ở Thái Lan; và Yali Falls (2001) và Plei Krong (2008) ở Việt Nam [12].
Hình 2 – Trạm thủy học ở hạ hạ lưu vực [11]
Dữ kiện lưu lượng tại trạm Kratié, Cambodia cho thấy các đập thủy điện trên phụ lưu Mekong ở Lào, Thái Lan và Việt Nam đã gia tăng lưu lượng của sông Mekong ở hạ lưu, ít nhất là trong hai tháng đầu năm của mùa khô. Mức gia tăng lưu lượng tại Kratié không cao bằng mức gia tăng tại Chiang Saen vì nước sông Mekong được dùng cho các dự án thủy nông dọc theo sông Mekong.
Kết quả của một cuộc nghiên cứu trong năm 2013 [14] cho biết các đập thủy điện hiện nay trên phụ lưu sông Mekong có thể làm cho lưu lượng trung bình trong mùa khô của sông Mekong tại Kratié tăng 406 m3/sec. Như vậy, các đập trên phụ lưu ở hạ lưu vực Mekong cũng không phải là nguyên nhân của hạn hán và xâm nhập nước mặn ở ĐBSCL.
Đắp đập ngăn mặn
Vấn đề ko nên nói tại sao mà là làm thế nào cho tương lai