Vấn nạn tham nhũng của Việt Nam

Dien Luong - The Diplomat

- Quảng Cáo -

Đó là bối cảnh tình hình mà nghị định khai báo tài chánh, được rêu rao là một công cụ mạnh mẽ để giải quyết tham nhũng, hóa ra chỉ là vô dụng. Có lẻ khuyết điểm lớn nhất của biện pháp này là “các khai báo tài chánh không được quần chúng duyệt xét”, theo bà Sarah Dix, cố vấn chính sách chống tham nhũng của Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam.

Thay vào đó, bản khai báo tài chánh của mỗi viên chức được nộp lên để “trưởng cơ quan chấp thuận” trong tiến trình duyệt xét hàng năm. Tiến trình kiểm tra chỉ được thực hiện khi có thăng cấp, được bổ nhiệm, hoặc có khiếu nại than phiền dính đến một viên chức.

Điều đó đẻ ra vấn đề. Mỗi năm các cơ quan này nhận được (và phải xử lý) khoảng một triệu bản khai báo tài chánh. Theo bà Trần Thị Lan Hương, một chuyên gia về chính phủ của Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam, “với số lượng khai báo lớn và bản chất của sự việc, phối kiểm các khai báo không phải là một chuyện đơn giản mà ai cũng làm được.” Ở các nơi khác tại Châu Á, Hồng Kông, Trung Quốc và Nam Hàn chẳng hạn, chỉ có vài chục viên chức cao cấp mới khai báo, khi được yêu cầu. Inđônêxia cho phép công chúng xem các khai báo qua một trang web do cơ quan chống tham nhũng trách nhiệm.

Thiếu minh bạch và sự dòm xét của quần chúng thì tham nhũng sẽ lây lan khắp hệ thống từ trên xuống dưới và dưới lên trên.
Thiếu minh bạch và sự dòm xét của quần chúng thì tham nhũng sẽ lây lan khắp hệ thống từ trên xuống dưới và dưới lên trên. Ảnh: Internet

Trong khi đó, theo bà Dix, “tại Phi Luật Tân, người dân có quyền, theo hiến pháp, xem các khai báo tài chính của viên chức và nhân viên chính quyền, nhưng người dân Việt Nam không được.”

- Quảng Cáo -

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng đề cập đến việc này, cho biết là luật pháp Việt Nam không cho phép quần chúng xem thông tin của nhà nước, và chính quyền thường không cho phép công dân quyền được xem. Khi không có giải pháp nào trước mắt, “hàng triệu bản khai báo tài sản nằm trong kho dính bụi, và quần chúng mất tin tưởng vào chính quyền.”

Minh Bạch qua Vụ Trộm

Với tình trạng như thế, các tay trộm có cơ hội khá hơn các thanh tra để tìm xem các viên chức có bao nhiêu tiền trong một quốc gia mà lương trung bình khoảng 2.000 đô một năm. Thật thế, có một số trường hợp nổi bật mà trộm nhắm vào các viên chức chính phủ và qua đó phơi trần sự tham nhũng và mỉa mai.

Năm 2014, một viên chức cao cấp của Tp.HCM báo cáo mất trộm khoảng 77 nghìn đô la để trong ngăn kéo bàn làm việc. Một năm trước đó, bốn tên trộm bị bắt khi lẻn vào nhà một viên chức tài chánh của tỉnh Kon Tum để ăn trộm tài sản trị giá khoảng 143.000 đô la. Cũng trong năm 2013, một người đàn ông bị án tù bảy năm vì đánh cắp hơn 472.000 đô la từ năm 2010 của nhiều viên chức chính phủ thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam cạnh đó.

Các nhà phân tích cho biết là thiếu sự dòm xét của quần chúng, tham nhũng sẽ tiếp tục không ngăn được và lây lan khắp hệ thống từ trên xuống dưới và dưới lên trên, chỉ có thường dân là bị thiệt thòi.

Chỉ Số Hiệu Quả Quản Trị và Hành Chánh Công mới đây nhất của Việt Nam xác nhận khoảng một phần tư (24%) người dân phải trả các “phí không chính thức” cho sổ nhà đất. Khoảng 12% cho biết đưa hối lộ trong bệnh viện trong khi đó khoảng một phần ba (30%) có con đi học cho biết thầy cô đòi các lệ phí.

Theo ông Zachary Abuza, một phân tích gia về Đông Nam Á tại Washington, “Chỉ số này cho thấy rõ tình trạng tham nhũng tràn lan ở Việt Nam. Nhưng khi nhìn vào xu hướng trong vòng bốn năm, điều đáng lo nhất là mối tương quan giữa tham nhũng và đói nghèo. Các tỉnh nghèo nhất cũng có chỉ số thấp nhấp trong kết quả thăm dò bốn năm.”

Hình ảnh học sinh tại tỉnh Điện Biên phải chui vào bao nilon vượt suối để đến trường. Ảnh: vnexpress
Hình ảnh học sinh tại tỉnh Điện Biên chui vào bao nilon vượt suối để đến trường. Ảnh: vnexpress

Trong một quốc gia mà tham nhũng đầy dẫy trong các dự án hạ tầng, còn quần chúng vẫn khốn khổ vì thiếu cầu đường. Không có gì lạ khi thấy trẻ em và người lớn vượt sông bằng nhiều cách sáng tạo. Có một video lan truyền rộng trong năm 2014 cho thấy học sinh và thầy cô ở một tỉnh miền bắc băng qua sông nước chảy mạnh bằng cách ngồi trong bao ny-lôn rồi có những người đàn ông khỏe mạnh bơi qua sông kéo bao theo. Ở những nơi vùng sâu vùng xa thì người dân địa phương đu dây để băng qua sông. Tất cả những mẫu chuyện trên chỉ làm cho quần chúng phẫn nộ.

Các lãnh đạo cao cấp thường thú nhận là tệ trạng tham nhũng đã làm người dân mất niềm tin. Họ cũng đã nhắc lại điều này trong kỳ đại hội đảng hồi tháng Giêng khi chọn giới lãnh đạo mới.

Nhưng theo các nhà phân tích thì Việt Nam đứng trước ngã rẽ để lấy lại niềm tin của quần chúng, trong thời điểm Luật Chống Tham Nhũng được duyệt lại sau 10 năm thực hiện. Các lổ hổng trong điều luật về khai báo tài chánh phải được giải quyết trong bộ luật mới. Nếu làm không xong thì sẽ biến giới thẩm quyền thành một trò hề, theo ông Abuza. Đảng Cộng Sản ở trong vị thế khó xử vì tuy biết tệ nạn tham nhũng là mối đe dọa sống còn nhưng chính tầng lớp đảng viên là người hưởng lợi nhiều nhất.

Dien Luong là sinh viên Cao Học tại Trường Ký Giả Columbia, New York.

Hoàng Thuyên lược dịch

Theo Theo Diplomat – 29/2/2016

- Quảng Cáo -

4 CÁC GÓP Ý

  1. Việt nam nói không với tham nhũng đã cách đây cả chục năm. Hiện nay Việt nam đã không còn tham nhũng. Ai nói Việt nam có tham nhũng thì người đó muốn phản động. Mọi người có biết vì sao Việt nam không có tham nhũng không? Bởi vì người dân Việt nam rất căm thù bọn tham nhũng, mà cái bọn tham nhũng đó là bọn đảng cộng sản của giặc Tàu chứ không phải là người Việt nam

  2. Người VN sống chung với tham nhũng quen rồi . Cũng như người miền Tây Nam Bộ sống chung với lũ . Bây giờ hết lũ thì Dân NB không chung với lũ nữa mà sống chung với hạn hán, nước mặn . Hết Cs thì VN hết sống chung với tham nhũng !

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here