Gia tăng lực lượng quân sự tại Biển Đông giúp Bắc Kinh nắm quyền kiểm soát

Michael Forsythe và Jane Perlez - The New York Times

- Quảng Cáo -

Hồi tháng rồi, Việt Nam phản đối chính thức sau khi ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã đặt các giàn hỏa tiễn phòng không HQ-9 trên đảo Phú Lâm (Woody Island). Việt Nam tuyên nhận chủ quyền của cả Hoàng Sa và Trường Sa, và tinh thần chống Trung Quốc dâng cao kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển gần Hoàng Sa.

Tổng thống Obama (trái) cùng Tổng thống Tập Cận Bình trước Nhà Trắng hồi Tháng 9, 2015 khi họ Tập đến Hoa Kỳ. Ảnh: Doug Mills/The New York Times
Tổng thống Obama (trái) cùng Chủ tịch Tập Cận Bình trước Nhà Trắng, Tháng 9, 2015 khi họ Tập đến Hoa Kỳ. Ảnh: Doug Mills/The New York Times

Việc gia tăng quân sự trong vùng Trường Sa cũng khiến cho Phi Luật Tân giận dữ. Trung Quốc đoạt lấy đảo Scarborough từ tay Phi cách đây bốn năm, một hành động khiến Tổng thống Benigno S. Aquino III của Phi sau đó ví như hành động chiếm đóng Tiệp của Phát-xít Đức.

Thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy Ban Quân Đội của Thương Viện, gần đây lên tiếng cảnh báo rằng Trung Quốc dường như sắp muốn đẩy lui Phi ra khỏi một đảo khác và khẩn cầu chính quyền Obama lên tiếng về cách phản ứng. Hồi tháng rồi, các tàu bè Trung Quốc bị phản đối khi ngăn chận không cho tàu đánh cá Phi vào một đảo san hô trong vòng tranh chấp.

Các phân tích gia nhận định rằng việc gia tăng quân sự đã tạo dễ dàng cho các tàu Trung Quốc hoạt động một thời gian lâu tại Trường Sa mà không cần quay trở lại đất liền. Các giàn rađa mới gắn trên Đá Châu Viên (Cuarteron Reef) giúp cho Trung Quốc khả năng nhìn xa ngoài chân trời và có thể theo dõi các mục tiêu ở thật xa như eo biển Malacca hàng trăm dậm về phía tây nam.

- Quảng Cáo -

Trong buổi họp thượng đỉnh với Tổng thống Obama vào tháng Chín, họ Tập hứa là sẽ không “đeo đuổi quân sự hóa” vùng Trường Sa, nhưng không đá động gì đến Hoàng Sa, và Bắc Kinh từ đó khẳng định là họ có quyền có “các căn cứ phòng thủ giới hạn” trong vùng Biển Đông, và so sánh với việc Hoa Kỳ có căn cứ tại Hawaii.

Các phân tích gia Trung Quốc lập luận rằng việc gia tăng quân sự gìn giữ hòa bình bằng cách ngăn cản các quốc gia tranh chấp, kể cả Brunei, Indonesia, Mã Lai và Đài Loan. Theo Xu Liping, một nhà nghiên cứu tại Học Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc, “Lý do chánh của việc xây cất là để nói với các nước khác hãy ngưng các hành động khiêu khích, bởi vì nếu họ tiếp tục lấn tới, chúng tôi có khả năng phản công.”

Giới chức Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc sẽ xây các bồn trữ nhiên liệu lớn trên đảo, giúp cho các chiến đấu cơ lưu lại trong vùng lâu hơn, rồi sau đó tuyên bố “vùng nhận diện phòng không” trên Biển Đông như họ đã từng làm trong vùng biển Đông Hải hồi cuối năm 2013.

Trung Quốc tự cho quyền yêu cầu máy bay ngang qua vùng phải thông báo và sẽ có hành động quân sự đối với ai không tuân lệnh. Nhật và Hoa Kỳ khước từ không nhìn nhận quyền này cũng như không hợp tác.

Chính quyền Obama tuy nhiên đã vất vả để có được một chính sách làm chậm lại hoặc ngăn chận việc quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông. Một viên chức quốc phòng, xin ẩn danh, lưu ý là tuy Trung Quốc có thể giành được vùng biển, hành vi của họ cũng đã khiến các nước láng giềng như Phi và Việt Nam nới rộng quan hệ quân sự với Hoa Kỳ.

Trong những tháng gần đây, Hoa Kỳ gia tăng các cuộc tuần tra “tự do hải hành” trong vùng Biển Đông, gửi tàu chiến và máy bay Hoa Kỳ vào vùng mà Trung Quốc tuyên nhận chủ quyền để khẳng định quan điểm của Hoa Kỳ rằng đây vẫn là vùng hải phận và không phận quốc tế.

Nhưng Trung Quốc phản ứng bằng trưng dẫn các cuộc tuần tra này để cho rằng chính Hoa Kỳ mới quân sự hóa Biển Đông – do đó Trung Quốc tiếp tục xây cất.

Bộ trưởng Ngoại giao Wang Yi tại cuộc họp báo hôm 8 Tháng Ba, 2016. Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Wang Yi tại cuộc họp báo hôm 8 Tháng 3, 2016. Ảnh: Reuters

Wang Yi, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc tuyên bố trong một cuộc họp báo, “Trung Quốc là nước đầu tiên khám phá ra, đặt tên, phát triển và quản trị các đảo trong vùng Biển Đông. Lịch sử sẽ chứng minh ai là khách và ai là chủ nhân thật sự.”

Hoàng Thuyên lược dịch

Theo The New York Times – 8/3/2016

 

- Quảng Cáo -

4 CÁC GÓP Ý

  1. Giờ trung quốc bi ca the giới lên án.nếu chien tranh binh lính trung quốc va dan chúng chịu thiệt thòi.lãnh dao làm căng là hại dân

  2. Việt Nam sợ TQ nên ko ai dám nói nặng anh TQ tiếng nào , bây giờ nằm im chờ ngày anh Trung Quốc phong tỏa đường biển là xong ….

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here