T ôi viết mấy điều này nhân câu nói của ông Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải: “Thà là sống nghèo nhưng công bằng và yên bình, còn hơn là cuộc sống giàu mà bon chen, không an toàn”. Có một số người phụ họa, bảo rằng đúng đúng, nghèo cho nên yên bình.
Ngày xưa (chủ yếu ở miền Bắc trước 1975), nếu không kể bị chiến tranh do Mỹ bỏ bom thì có thể nói cuộc sống khá yên bình (theo khía cạnh xã hội) và rất nghèo.
Về mặt xã hội, những vụ việc không yên bình, gây xáo trộn cuộc sống và tai tiếng nhất lại chính là những vụ do nhà nước chủ trương, ví dụ chống Nhân văn giai phẩm, chống nhóm xét lại chống đảng, còn ngoài ra thì cuộc sống của dân khá yên ổn. Ít trộm cắp, tệ nạn xã hội, chém giết, lừa đảo, chạy chọt, lừa thầy phản bạn, hung tợn, khát máu, kênh kiệu, dốt nát, học đòi…; nhiều sự yêu thương, chan hòa, thông cảm, biết quan tâm đến nhau, lễ nghĩa, kính trên nhường dưới, san sẻ nghĩa tình, chân thật, vô tư, trong sáng… Một thời con người thật là đẹp. Chỉ có điều, sự tốt đẹp ấy được bắt nguồn từ bản chất của con người dù trải qua cả thời phong kiến lẫn thực dân, có nền tảng vững chắc trong cả gia đình, nhà trường và xã hội, được các thế hệ truyền cho nhau, ít chịu sự tác động, công phá của chế độ xã hội. Nói thẳng ra, cái tốt, sự yên bình ấy là do con người chứ không phải do chế độ mới.
Còn cuộc sống vật chất, không cần vòng vo gì, rất nghèo. Thiếu thốn đủ mọi thứ. Sống luôn trong tâm trạng đợi ngày mai, sống mòn. Bao nhiêu của cải vật chất tốt nhất dồn cho cuộc chiến tranh nên thiếu thốn là điều không tránh khỏi. Tôi còn nhớ, chỉ dịp tết mới được phân phối chục cái bát ăn cơm phế phẩm (có những cái còn dính cả mảnh vỡ vào thành bát), ký muối, chai mắm, gói hạt tiêu, hộp mứt, chục lá dong… Tất cả những thứ ấy đều có thể sản xuất trong nước mà vẫn thiếu, nói chi đến mét vải, lít dầu hỏa, ký đường phải nhập khẩu. Vài năm không thấy bóng dáng hộp sữa là chuyện thường. Không phải do con người không chịu sản xuất, mà cái chính là làm ra cái gì cũng bị quản lý. Nuôi con lợn, con gà đều phải bán cho hợp tác xã mua bán (tức nhà nước), muốn ăn miếng thịt, phải đợi nhà nước phân phối, nên ghét không thèm làm, chính vì vậy dù có sức sản xuất nhưng không được thúc đẩy, cả nền kinh tế bị trì trệ, cuộc sống vật chất thiếu thốn trầm trọng. Anh nào dấm dúi bung ra làm giàu là bị trừng trị ngay. Cái nghèo một phần do con người thụ động, nhưng nguyên nhân chính cũng tại nhà nước.
Chính vì thế, đừng nên khao khát quay trở lại cái nghèo yên bình hồi xưa. Con người thời nay đã bị chế độ này làm cho méo mó hư hỏng quá nhiều rồi, khó yên bình lắm nếu không cải tạo lại con người. Họ mang cái chất của chế độ xã hội đương thời, dễ gì cải tạo được họ. Một số người nhắc đến sự yên bình xưa để bảo rằng do nghèo mà yên bình, tôi cho rằng không phải thế. Yếu tố con người quyết định tất cả, và thật đáng buồn khi phải nói ra, đó lại là những con người cũ. Càng mới càng hỏng.
Sống sung sướng, giàu có là điều hầu như ai cũng muốn. Vì vậy phải phấn đấu đạt được cuộc sống giàu có. Mọi suy nghĩ, hành động, chí hướng… đều phải cháy bỏng khao khát ấy. Chế độ đừng có ngăn cản, đừng đi vào vết xe cũ. Đừng lấy nghèo yên bình ra để tự ru ngủ mình, lừa chính mình và dân chúng. Một khi chế độ đàng hoàng trở lại thì những sản phẩm con người bị lỗi, dạng phế phẩm vốn sinh ra từ nó sẽ ít dần đi, người tốt sẽ nhiều dần lên. Sẽ lại có cuộc sống yên bình, nhưng là giàu mà yên bình, tốt đẹp, công bằng, an toàn chứ không phải bắt buộc phải nghèo.
Nguyễn Thông
Bác khg nhầm đâu mà cố ý xuyên tạc , bóp méo đấy .
Thuc long ma noi co ai muon ngheo dau. Ngheo LA not cai toi day. Nghe may ten cong san noi lao chuyen nghiep thi nghe lam gi. Noi chuyen voi may con lon tot hon.
Bần cùng sinh đao tặc nghèo lam sao ma yen binh đuoc
Mong sao cho cả nước trong nghèo khó để được…bình yên.
Ý của câu là đói cho sạch rách cho thơm,có gì to tát đâu mà cả làng hùa vào đánh táp lô ông ta,lướt qua ở trang nào cũng thấy đưa chuyện này ra tám,đúng là rỗi hơi
Nghèo bình yên nè