BẮC GIANG (CTM Media) – 27 Tháng 2, 2016 người dân tại Xã Đào Mỹ, Lạng Giang, Bắc Giang phát hiện chính quyền xã thông đồng với chủ doanh nghiệp biến đất dân cho thuê thành đất doanh nghiệp bằng những thủ thuật gian dối. Người dân mất đất uất ức phản ảnh với giới truyền thông để mong làm rõ sự việc.
Sau 10 năm cho ông Dương Ngọc Đào, Giám đốc Công Ty TNHH Anh Đào mướn đất làm cơ sở sản xuất gỗ, 32 hộ dân tại Xã Đào Mỹ ngỡ ngàng phát giác ra, số đất cho thuê không còn là của mình. UBND Huyện Lạng Giang đã chuyển quyền sử dụng cho ông Dương Ngọc Đào.
Thủ đoạn “phù phép” biến đất của dân thành đất doanh nghiệp của chính quyền Huyện Lạng Giang và ông Đào đã được lên kế hoạch và thực hiệc từ hơn 10 năm trước với những bước sau đây:
I) Ông Đào đến từ hộ dân thuê những khu đất mà ông nhắm tới, làm xưởng gỗ với thời hạn 10 năm.
II) Ông cấu kết với lãnh đạo địa phương núp vớì mác dự án phát triển kinh tế địa phương. Từ đó đất của người dân bị thu hồi để giao cho chủ cơ sở kinh doanh.
Đó là lý do vì sao UBND Huyện Lạng Giang, Tỉnh Bắc Giang, trong 1 ngày đã ra tới 3 quyết định hành chính được ban hành nhanh kỷ lục.
1) Quyết định đầu tiên đồng ý chủ trương cho phép xã điều chỉnh quy hoạch một khu đất từ đất ruộng chuyển sang đất sản xuất khu xưởng gỗ.
2) Quyết định thứ 2 ban hành liền sau đó quyết định thu hồi khu đất này từ 32 hộ dân đang sử dụng.
3) Kế đó là huyện đã ra ngay quyết định giao toàn bộ số đất cho xưởng sản xuất gỗ mặc dù chưa cần tiến hành giải phóng mặt bằng.
32 hộ dân hoàn toàn không hay biết gì về dự án trên. Tới khi biết đất không còn là của mình thì họ mới phát hiện trong hồ sơ làm thủ tục chuyển nhượng đất xuất hiện một loạt đơn xin trả lại ruộng của các hộ cùng với văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Đào trong khi người dân chưa bao giờ ký vào các giấy tờ này.
Đặc biệt, trong đó có chữ ký của người dân vào các văn bản kiểm kê tài sản, kiểm đếm hoa màu, đồng ý bồi thường đúng như quy trình giải phóng mặt bằng tại một dự án. Trong khi dân không hề ký, còn huyện sau khi xác minh vẫn cho rằng đó là giấy tờ thật.
Ai là người đã dám thay 32 hộ dân ký vào những văn bản nhận đền bù và đồng ý chuyển nhượng đất?
Ai đã làm ngơ để cho những thủ thuật cướp đất xảo trá này trở thành hợp pháp?
Đây chính là kẽ hở dễ bị lạm dụng của luật đất đai: “Đất đai là sở hữu toàn dân, nhà nước quản lý”
Chỉ có người ní nuận giỏi mới làm được….
Cường hào mới đểu cáng hơn
Thật quá ngỡ ngàng với những gì chính quyền xã và chủ doanh nghiệp sau lưng người dân hiền lành đã làm… Chúng cướp những mảnh đất nuôi sống người dân bằng những thủ đoạt gian manh.
Bọn quan tham của nhà nước là Lũ Ăn Cướp Có Bằng Cấp,Ăn Cướp Có Bài Bản và Ăn Cướp Có Hệ Thống