Biển Đông sẽ là chiến trường tương lai

Robert D. Kaplan - Business Insider

- Quảng Cáo -

Một viên chức cao cấp của một quốc gia trong vùng nói thẳng thừng với tôi trong một cuộc nói chuyện không ghi âm năm 2011, “Trung Quốc không bao giờ chứng minh cho tuyên bố chủ quyền của họ. Họ đúng là có đầu óc nước lớn, và nhất quyết không đem tranh chấp ra tòa án giải quyết. Trung Quốc khước từ quyền lợi của chúng tôi ngay trên thềm lục địa của chính chúng tôi. Nhưng chúng tôi không chịu để bị đối xử như Tây Tạng thay Tân Cương đâu.”

Viên chức này nói rằng Trung Quốc cứng rắn với một quốc gia như Phi Luật Tân cũng như đối với Việt Nam, bởi vì tuy Việt Nam về mặt lịch sử và địa dư thường tranh đấu với Trung Quốc, trong khi Phi là một nước yếu có thể hiếp đáp được.

“Có quá nhiều tranh giành chủ quyền tại Biển Đông. Sự phức tạp của vấn đề khiến cho không dễ có một giải pháp tổng thể, thành ra Trung Quốc chờ đến khi họ mạnh hơn. Về mặt kinh tế, tất cả các quốc gia này sẽ bị chi phối bởi Trung Quốc,” viên chức này cho biết tiếp, trừ phi nền kinh tế Trung Quốc lụn bại.

Một khi căn cứ tàu ngầm chìm dưới mặt đất được hoàn tất ở đảo Hải Nam, “Trung Quốc sẽ có khả năng làm những gì họ muốn.” Trong khi đó, có thêm nhiều tàu chiến Hoa Kỳ đến vùng này, “thành ra cuộc tranh chấp được quốc tế hóa.” Bởi vì không có giải pháp chính trị hay pháp lý nào thực tế, “chúng tôi hỗ trợ cho nguyên trạng.”

- Quảng Cáo -

Tôi hỏi, “Nếu điều đó thất bại, kế hoạch B đối phó với Trung Quốc là gì?”

“Kế hoạch B là Hải Quân Hoa Kỳ – Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương. Nhưng chúng tôi sẽ giữ thế trung lập về mặt công cộng trong bất cứ tranh chấp Mỹ-Trung nào.” Để bảo đảm là tôi hiểu rõ thông điệp này, viên chức này nói thêm: “Sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ cần thiết để đương cự với Trung Quốc, nhưng chúng tôi sẽ không nói lên điều đó.”

Thiết bị quân sự và binh sĩ triển khai tại Hawaii, Alaska, và Guam để bảo vệ an toàn và giữ an ninh trong vùng.
Thiết bị quân sự và binh sĩ triển khai tại Hawaii, Alaska, và Guam để bảo vệ an toàn và giữ an ninh trong vùng.

Trong khi đó, Biển Đông trở nên vùng vũ trang. Trung Quốc đã chiếm lấy 12 địa dư, Đài Loan một, Việt Nam hai mươi mốt, Mã Lai năm, Phi Luật Tân chín. Nói cách khác, việc chiếm đóng các vùng đảo đá này là sự đã rồi. Có lẽ vẫn còn có thể thu xếp để chia sẻ các mỏ dầu và khí đốt. Nhưng cũng khó nói khi mà có những quốc gia như Việt Nam và Trung Quốc có tranh chấp trùng lập và quan hệ căng thẳng.

Lấy thí dụ Trường Sa, với tài nguyên tiềm tàng về dầu hỏa và khí đốt, bị giành chủ quyền toàn bộ bởi Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam, và một phần bởi Mã Lai, Phi Luật Tân và Brunei.

Trung Quốc đã xây bãi đáp trực trăng và công trình quân sự trên bảy bãi đá. Trên Đá Vành Khăn mà Trung Quốc chiếm đóng trước mặt hải quân Phi thập niên 90, họ đã xây một tòa nhà ba tầng và năm tòa nhà bê tông, tất cả dùng cho mục tiêu quân sự. Trên Đá Gạc Ma, Trung Quốc xây một công trình có trang bị súng đại liên với hỏa lực mạnh. Đài Loan chiếm đóng đảo Ba Bình (Itu Aba) và xây hơn một chục tòa nhà quân sự, được hàng trăm binh sĩ và súng đại liên bảo vệ.

Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), Trường Sa, 15 Tháng Mười Một, 2014.
Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), Trường Sa, 15 Tháng Mười Một, 2014.

Việt Nam chiếm đóng hai mươi mốt đảo mà trên đó đã xây các phi đạo, cầu tàu, doanh trại, bể chứa, ụ súng. Mã Lai và Phi Luật Tân, như đã nói, có năm và chín nơi, được các lực lượng thủy quân bảo vệ.

Ai mà cho là với toàn cầu hóa thì biên giới lãnh thổ và tranh giành đất đai không còn ý nghĩa thì nên nhìn vào Biển Đông.

Hoàng Thuyên lược dịch

- Quảng Cáo -

2 CÁC GÓP Ý

  1. Là tài sản của quốc gia Việt Nam đấy thưa các vị…Nếu các vị không sáng suốt để giữ tài sản quốc gia thì k những biếu k cho cẩu tặc mà nhân dân còn bị làm nô lệ nữa trong số đó sẽ có cả các thế hệ con cháu của các vị chứ k riêng gì dân đen Vn đâu ạ

  2. Việt nam mình đâu cần mấx thứ dầu quỷ đó làm j,mình ở thiên đường mà,thôi cho nó đi

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here