“Lào Cai, Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn… bị phá tan hoang. Tại Cao Bằng, quân Trung Quốc phá sạch sẽ từng ngôi nhà, từng công trình, ốp mìn cho nổ tung từng cột điện. Nếu như, ở Bát Xát, Lao Cai, hàng trăm phụ nữ trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang. Thì, tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9-3, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.”
Phần trên là một trích đoạn trong bài viết tựa đề “Biên Giới Tháng Hai” (1979-2009) của nhà báo Huy Đức đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 9/2/2009. Chỉ nội buổi sáng hôm đó bài báo này của Huy Đức đã bị rút xuống. Bài “Biên giới tháng hai” tuy không dài, nhưng đã ghi lại nhiều chi tiết sống động về cường độ của cuộc chiến tranh biên giới phiá bắc năm 1979 và tinh thần chiến đấu dũng mãnh của quân đội Việt Nam. Trích đoạn ngắn nêu trên tuy cô đọng nhưng nêu bật lên sự tàn bạo của quân đội Trung Quốc trên đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó, sự kiện bài báo của Huy Đức bị rút xuống chỉ sau vài tiếng đồng hồ xuất hiện cũng cho thấy thái độ của nhà cầm quyền CSVN đối với xương máu của hàng chục nghìn chiến sĩ và đồng bào Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc này, một thái độ mà sau này càng được tô đậm thêm bằng tính chất “hèn với giặc, ác với dân” của nhà cầm quyền Hà Nội.
Trong những năm vừa qua, ngày càng có nhiều bài viết về cuộc chiến tranh biên giới phía bắc 37 năm trước của những nhà nghiên cứu cũng như của các nhân chứng trực tiếp hoặc đã từng tham dự cuộc chiến đó. Vì vậy, bài viết này chỉ ghi lại một số những điểm nổi bật đáng chú ý liên quan đến trận chiến nhưng ít thấy được trình bày trong các bài viết liên quan.
1/ Bối cảnh và nguyên nhân
Sau khi chiếm trọn miền nam năm 1975, có thể nói là CSVN đã bước lên “đỉnh cao” của chiến thắng. Từ đó tư thế của Hà Nội cũng được nâng cao lên rất nhiều so với thời gian trước, qua sự mở rộng bang giao với hàng chục quốc gia và trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế thay chỗ cho vị trí của Việt Nam Cộng Hoà trước năm 1975. Thế nhưng, để có được những chiến thắng quân sự mà cho đến nay đảng CSVN vẫn coi như là tiền đề cho sự nắm quyền tất yếu của họ, thì những chi viện khổng lồ của Trung Quốc cho Hà Nội trong cả hai cuộc chiến trước đó lại là yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu không được sự chi viện này thì có phần chắc là CSVN sẽ chẳng đạt được một chiến thắng nào mà họ vẫn thường khoe.
Trong nghiên cứu về lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến 1975, ở phần đề cập đến sự chia việc của Trung Quốc, giáo sư Lê Xuân Khoa đã nhận định rằng: (Trong cuộc chiến chống Pháp) “Trung Quốc đã nhận lấy phần công lao lớn nhất. Dù có duy trì được thanh danh về vai trò chủ động trong cuộc chiến, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải mang một món nợ lớn đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, do đó vô hình trung đã tự đặt mình và cả dân tộc vào quĩ đạo của Bắc Kinh. Món nợ đối với Trung Quốc còn to lớn hơn nữa trong cuộc chiến 1955-1975. Quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh trở nên phức tạp và khó khăn khi đảng Cộng sản Việt Nam bị mắc kẹt giữa cuộc tranh chấp Liên Xô-Trung Quốc vào những năm cuối 1960 và đầu 1970”….. “Nhưng đến năm 1971 thì Bắc Kinh lại xoay chiều đi đêm với Mỹ. Khi Mao Trạch Đông chính thức đón chào Tổng thống Mỹ Nixon năm 1972 thì quan hệ Việt-Trung bắt đầu rạn nứt trầm trọng và tan vỡ năm 1975.”
Cùng với món nợ TQ kể trên, sau năm 1975 tình hình thế giới, kể cả hai phía tự do và cộng sản, cũng có nhiều thay đổi khác. Với tâm lý kiêu ngạo sau chiến thắng, CSVN lúc đó đã không bắt kịp được những thay đổi trong các nhận thức mang tính cách chiến lược của những cường quốc có nhiều ảnh hưởng đến Việt Nam, dù rằng họ nhận biết được sự phức tạp trong bối cảnh đó. Kế hoạch “Liên Bang Đông Dương” thách đố tham vọng của TQ trong vùng, vụ “nạn kiều” (sự phân biệt đối xử đối với Hoa Kiều ở VN) được coi là những nguyên nhân gián tiếp của cuộc chiến năm 1979. Trong khi đó, việc Việt Nam ký “Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện” với Liên Xô vào cuối tháng 11 năm1978 được Bắc Kinh xem như là một hành vi thù nghịch của Việt Nam nằm trong mưu toan bao vây Trung Quốc của Liên Bang Sô Viết. Bắc Kinh đã gán nhãn hiệu cho Việt Nam là “tiểu bá quyền” và Liên Xô là “đại bá quyền”. Rồi sau đó, khi TQ đang ủng hộ và khuyến khích các cuộc tấn công VN của “người anh em xã hội chủ nghĩa” Kampuchia dọc biên giới tây nam của Việt Nam, thì tháng 12 năm 1978, VN tràn quân sang Cam Bốt đuổi lực lượng Polpot ra khỏi Nam Vang, khiến TQ bị mất mặt. Hai điều này được coi là nguyên nhân trực tiếp khiến CSTQ động binh để “dạy VN một bài học” về sự “vô ơn bạc nghĩa” của CSVN.
lúc đó tụi CS đang ngắm nhìn 16 chữ vàng
16 chữ hàng 4 chữ dốt
Tiếp tay cho tội ác, phản bội chiến sỹ, đồng bào,ém nhẹm lịch sử, cớ sao để bọn hèn bán nước CS còn tại vị ?…
khi đó còn toàn thăng ng u mà
,
Giờ mới biết HP 1980 nói vậy