Tết đến, đây là một thời điểm tốt để kiểm điểm tình trạng kinh tế của Việt Nam. Kinh tếảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của chúng ta.
Cách đây bốn chục năm, thu nhập quân bình đầu người hàng năm khoảng 100 Mỹ Kim. Việt Nam lúc đó là một trong những nước nghèo đói nhất thế giới. Nhờ chuyển đổi từ mô hình kinh tế Liên Xô sang kinh tế thị trường, ngày nay chúng ta đạt được mức thu nhập quân bình đầu người hàng năm khoảng 2,000 Mỹ Kim. Theo thống kê của Ngân Hàng Thế Giới (NHTG) tỉ lệ số dân nghèo từ 60% vào năm 1993 xuống còn 20% vào năm 2012. Nếu theo định nghĩa mức nghèo từ 2 Mỹ kim trở xuống cho một ngày, tỉ lệ người nghèo ở Việt Nam là 87% vào 1993 và 15% vào 2012. Đây là một thành quả tuy trễ vài chục năm, nhưng cũng đáng mừng.
Tuy nhiên việc phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn vì sự can thiệp sâu sa của nhà nước. Những khu vực kinh tế chiến lược vẫn hoàn toàn nằm trong tay của nhà nước. Những dự án đầu tư lớn đều do nhà nước quyết định. Những công ty quốc doanh vẫn chi phối nền kinh tế.
Khu vực tư nhân vì vậy phát triển chậm. Hậu quả là năng suất quốc gia thấp, khả năng cạnh tranh của Việt Nam thua kém, và Việt Nam bị tụt hậu so với nhiếu quốc gia Á châu. Theo chỉ số cạnh tranh toàn cầu, Việt Nam liên tục đứng hạng chót so với Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mã Lai, Trung Quốc, Thái Lan, Nam Dương, vàẤn Độ. Chúng ta đã thất bại để trở thành con rồng của Á châu nhưđã có một thời chúng ta mơước.
Việc đổi mới nửa vời ở Việt Nam, tự do thị trường và độc tài chánh trị, đã đưa đến một hậu quả mà hầu như ai cũng có thể tiên đoán được. Đó là tham nhũng và cách biệt giầu nghèo. Một ước tính cho thấy cứ 10 Mỹ Kim đầu tư vào dự án do nhà nước kiểm soát, 7 Mỹ Kim chui vào túi của các quan tham nhũng. Khoảng 50%-70% ngân sách quốc gia bị ăn cắp.
Theo tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International), Việt Nam là một trong những nước tham nhũng nhất thế giới, bị xếp vào hạng 112 trong 169 quốc gia được điều nghiên trong năm 2015. Phần lớn những dự án đầu thầu của nhà nước đều rơi vào tay những nhà đấu thầu Trung Quốc cũng vì tham nhũng.
Sức tiêu thụ không kiểm soát của những người giầu bất chính và mau chóng làm cho vật giá leo thang vô tội vạ, khiến người đã nghèo lại càng nghèo thêm. Cách đây mấy ngày, tôi được thấy hình ảnh mấy em bé Việt Nam không có đủ quần áo ấm để mặc, giầy dép để đi vào mùa đông này, tôi không cầm được nước mắt. Trong khi đó, báo chí ngoại quốc tường thuật rằng những người giầu có ở Việt Nam mua một áo thun hiệu Hermes trị gía 500 Mỹ Kim, chiếc đồng hồ hiệu Versace trị giá 15,000 Mỹ Kim, một bộ bàn ăn trị giá 65,000 Mỹ Kim, hơn cả mức thu nhập trung bình của người Mỹ.
NHTG báo cáo rằng trong khoảng thời gian 2004-2010, thu nhập của 10% số người nghèo nhất ở Việt Nam còn giảm đi 20%. Trong khi đó, thu nhập của 5% số người giầu nhất tăng 25%. Khoảng cách giầu nghèo còn tệ hại gấp bội ở nông thôn. Hàng triệu nông dân bị nhà nước thu hồi đất để làm nhà máy và đường xá. Vào đầu thập niên 1990, khoảng 92% gia đình ở nông thôn sở hữu đất. Vào năm 2010, khoảng 25% gia đình ở nông thôn không có đất để trồng trọt. Tình trạng tham nhũng và cách biệt giầu nghèo nếu tiếp tục sẽ đưa đến tình trạng bất ổn trong xã hội.
Ô. Nguyễn Phú Trọng được giữ chức vụ Tổng Bí Thư thêm vài năm nữa là một dấu hiệu cho thấy Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo con đường kinh tế với định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay. Chúng ta sẽ không thấy được những sự cải tổ chính sách kinh tế và chính trị mạnh mẽ trong tương lai gần từ các quan chức nhà nước và Đảng Cộng Sản. Việc thực hiện những cam kết về Thỏa Hiệp Đối Tác Thái Bình Dương (TPP), đặc biệt về quyền lao động, có thể gặp khó khăn. TPP sẽ giúp Việt Nam phát triển kinh tế và bớt phụ thuộc vào Trung Quốc. Việt Nam sẽ là quốc gia được hưởng lợi nhất từ TPP.
Nhân dịp Tết Bính Thân tôi xin kính chúc quý cụ, quý ông bà, quý bác, quý anh chị em tiếp tục tranh đấu ngày một mạnh mẽ và rộng lớn hơn để mọi người sớm có tự do, để cho nhân quyền được tôn trọng và đất nước sớm có dân chủ. “Nơi nào cóđàn áp, nơi đó cóđấu tranh.”
Đảng CSVN sẽ không bao giờ tự nguyện nhả quyền lợi đang nắm trong tay họ, mặc dù họ thừa biết rằng bổng lộc họ đang hưởng ngày hôm nay, ngày mai có thể mất. Trong thế gian này không có gì bất di bất dịch. Ngay sau khi thôn tính được miền Nam bằng võ lực, chế độ xã hội chủ nghĩa đã xụp đổ tan tành. Thời gian về phía người dân chúng ta.
Chúng ta rất vui mừng là phong trào dân chủ ở trong nước đang lớn mạnh với những người con thương yêu của đất nước như Nguyên Khang, Phương Uyên, Thục Vy, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân. Chúng ta tiếp tục kiên trì đấu tranh để đòi công bằng và quyền làm người cho đến ngày hòa bình thật sự đến với quê hương.
Kính chào quý cụ, quý ông bà, quý bác, quý anh chị em.