Nhắc tới chủ quyền là nhắc tới đất nước, nhắc tới một tổ quốc cụ thể nào đó, còn nhắc tới nhân quyền là nhắc tới con người, sự phân chia quyền lợi trong xã hội loài người. Con người có trước rồi mới xuất hiện xã hội, đất nước nhưng cuộc chiến về chủ quyền thì có tính lịch sử lâu hơn so với cuộc chiến đòi hỏi nhân quyền. Các câu hỏi liên quan đến chủ quyền và nhân quyền vẫn đang là những câu hỏi chưa có những lời giải thích thoả đáng ở Việt Nam, vì dụ như:
Chúng ta có nên đánh đổi chủ quyền để có nhân quyền không?
Thực ra chưa có trường hợp nào mà đất nước mất chủ quyền nhưng người dân lại được sống như những người tự do. Khi một dân tộc mất chủ quyền của mình thì đồng nghĩa với người dân ở đó mất hay bị hạn chế phần lớn quyền con người.
Vậy có chủ quyền phải chăng là người dân có tự do?
Đất nước độc lập không có nghĩa là ở đó tất cả mọi người đều hưởng tự do và hạnh phúc. Có hai trường hợp xảy ra khi đất nước độc lập: một là người dân được sống như những con người tự do và hai là người dân bị mất đi tự do vì xuất hiện một chính quyền độc tài.
Chủ quyền chỉ là điều kiện cần để một đất nước mang lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân mình, nó không phải là điều kiện đủ để xây dựng một xã hội nhân bản.
Vậy chủ quyền và nhân quyền điều nào quan trọng hơn?
Chúng ta không thể phân chia bên nào nặng bên nào nhẹ, vì cả hai đều cần thiết và quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta không thể vì lợi ích cá nhân mà can tâm bán nước cầu vinh, nhưng chúng ta cũng đừng quá ngu ngốc đổ máu mình cho một chính quyền độc tài.
Có một điều chắc chắn là khi xã hội tôn trọng quyền con người thì vấn đề chủ quyền sẽ không còn mâu thuẫn với nhân quyền. Và sẽ không còn câu hỏi: chúng ta có nên chiến đấu để bảo vệ cho một chế độ ác với dân hèn với giặc hay không?
Chủ quyền và nhân quyền ở Việt Nam
Quay lại với xã hội Việt Nam ngày hôm nay, vấn đề chủ quyền và nhân quyền đang là hai vấn nạn nan giải mà thiết nghĩ phe phái nào nắm rõ, cũng như sử dụng đúng thời, đúng buổi sẽ là kẻ chiến thắng cuối cùng.
Chế độ độc tài cộng sản Việt Nam đang rất thành công khi sử dụng nhịp nhàng hai vấn đề này để lèo lái dự luận trong và ngoài nước. Khi thấy dân tình đang sội sục vì những bất công do mình tạo ra, vấn đề chủ quyền lại được áp dụng để đánh lạc hướng dư luận. Hoặc khi thấy vấn đề chủ quyền đang trở thành mối nguy thì họ ngay lập tức can thiệp vào vấn đề nhân quyền như ra một vài nghị định đi ngược với hiến pháp và quyền con người, hay đàn áp, bắt bở những người đấu tranh.
Cứ thế bọn họ luân phiên lấy vấn đề chủ quyền và nhân quyền léo lái dư luận một cách tài tình. Hoặc khi thế giới lên án mạnh mẽ về tình trạng vị phạm nhân quyền thì chính quyền này lại hô hào cải cách, ra luật này luật nọ về nhân quyền như có ý họ đang rất quan tâm đến nhân quyền nhưng vẫn hàm ý rằng: vấn đề của Việt Nam không giống PT hay Mỹ mọi chuyện cần có thời gian.
Vấn đề nhân quyền của Việt Nam cũng là lợi thế để TQ tiếp tục bành trướng ở Việt Nam đặc biệt là biển đông. TQ thừa biết cộng sản Việt Nam không thể tự bảo vệ chế độ, không thể tiếp tục duy trì độc đảng nếu không có họ hỗ trợ, chống lưng nên họ đang rất thành công trong việc lẫn chiếm biển đông nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Phải nói rằng Trung Cộng vẫn sẽ là kẻ chiến thắng trong những tranh chấp chủ quyền với Việt Nam khi Việt Nam còn chế độ cộng sản cai trị.
Tại sao lại như vậy?
Nếu để cộng sản Việt Nam tự thân vận động, tự chơi với Mỹ và PT thì trước sau gì họ cũng sẽ phải chấp nhận các quyền tự do của người dân, bởi họ sẽ không thể trụ nổi sức ép từ Mỹ và PT cũng như mong muốn thay đổi từ người dân Việt Nam. Trung Cộng hiểu rõ lòng tham nơi quan chức cộng sản và ước muốn tự do của người dân Việt Nam nên họ xem nhân quyền như cơ hội để họ gây sức ép lên chính quyền cộng sản Việt Nam về vấn đề chủ quyền.
Đứng trước hai kẻ thù được trang bị đầy đủ mọi khí tài giết người như trên thì thiết nghĩ phong trào đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, cũng như cuộc chiến đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa của người dân Việt không phải là muốn là được, nếu không đủ tính tảo, không đủ khôn ngoan thì chính chúng ta sẽ trở thành đồ chơi giữa hai con thú tham lam mang tên cộng sản này.
Qua những gì vừa trình bày thì kẻ thù của phong trào đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam không chỉ một mình chế độ độc tài cộng sản Việt Nam, mà còn có cả chế độ độc tài Trung Cộng. Tôi dám chắc Trung Quốc sẽ tìm mọi cách phá hoại phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, vì họ thừa hiểu nếu chế độ cộng sản Việt Nam sụp đổ thì sự tồn tại của họ cũng sẽ khó mà giữ. Trung Cộng sẽ phá không cho Việt Nam đạt tới nền dân chủ và xã hội tôn trọng quyền con người, nhưng họ vẫn rất cần phong trào đấu tranh này ở Việt Nam cho kế hoạch bá quyền khu vực ĐNA của họ.
Bên cạnh Trung Cộng thì Việt Cộng cũng rất cần phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền, đương nhiên là phong trào phải như bây giờ không đủ gây ảnh hưởng lên dân chúng nhưng đủ để đánh lạc hướng dân chúng khi động tới những vấn đề nhạy cảm như: chủ quyền, hay hiệp ước thành đô.
Tôi tin chắc tất cả những ai mong muốn dân chủ và tự do cho Việt Nam đều hiểu rõ vấn đề sau đây: chủ quyền của đất nước là thiêng liêng, không thể để rơi vào tay Trung Cộng, mà muốn làm được điều đó chúng ta cần có một chính quyền mạnh: mạnh về tài chính và mạnh về tài trí. Nhưng nếu giữ chủ quyền mà sống không khác gì nô lệ thì tất cả hy sinh của chúng ta cũng đều là ngu ngốc và lố bịch. Vì thế bên cạnh đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền, chúng ta phải luôn tỉnh tảo để không bị mất nước một lần nữa. Muốn làm được điều này một mặt cần có sự thức tỉnh của toàn dân, mặt khác cần phải có sự quan tâm của cộng đồng quốc tế về vấn đề chủ quyền cũng như nhân quyền ở Việt Nam.
Bih luan,nhan dih het suc sac sao,mog tac gia tiep tuc co nhieu y kien hay