Trong các buổi chọi trâu, khán giả chỉ được phép đứng xem, la hét, cổ vũ hay chửi rủa, thậm chí đánh nhau, nhưng nhất định không được quyền can thiệp. Sau cuộc chọi, con thắng con thua gì cũng bị giết thịt đãi cho mọi người cùng ăn. Nhưng đó là chọi trâu tại Đồ Sơn.
Chọi trâu tại Ba Đình có khác và khác rất lớn.
Giống như Đồ Sơn, chọi trâu tại Ba Đình, khán giả cũng chỉ được quyền đứng xem, có thể la hét, cổ vũ hay chửi rủa. Nhưng điểm khác rất lớn giữa chọi trâu Ba Đình và chọi trâu Đồ Sơn là con trâu thắng, bất luận con nào, không bị làm thịt mà trở thành “thần linh”. Khán giả bị bắt buộc phải để con trâu thắng “thần linh” xỏ mũi rồi dắt mình đi thay vì mình xỏ mũi và dắt nó.
Hiện nay cuộc chọi trâu tại Ba Đình có 2 con cùng tham gia. Một con tên “giáo điều”, con kia là “hạm ăn”.
Nếu con “giáo điều” thắng! Đám khán giả chỉ có hai chọn lựa: Hoặc chịu, hoặc không chịu bị xỏ mũi. Chịu thì kiềm tỏa ít, không chịu thì kiềm tỏa nhiều. Thực tế hơn 70 năm qua đã chứng minh (mà ai cũng thấy), trong vòng kiềm tỏa của nó, dù ít hay nhiều, khó ai thoát ra được. Nó kiềm tỏa suy nghĩ, hành động, lời nói, kiềm tỏa mọi thứ. Nó cho sống khắc khoải, nhưng không cho chết.
Đó là lúc trước, bây giờ nó lại có 2 thằng to đầu nhất thế giới ủng hộ, một thằng tuyên bố chống lưng “giáo điều” của nó, một thằng tuyên bố tôn trọng “giáo điều” của nó. Thì nó có chết, “giáo điều” của nó cũng khó mà chết được.
Còn nếu con “hạm ăn” thắng! Đám khán giả cũng sẽ chịu cảnh dắt mũi như vậy nhưng hơi khác một chút. Vì con “hạm ăn” không quan tâm giáo điều, nó chỉ lo ăn. Ai chịu thì sống! Ai không chịu thì chết!
Nhưng chính vì nó ăn nên nó mới chết. Ruồi chết vì mật, người ta chết vì tham ăn! Nó ăn của ai? Của nó? Không! Nó ăn của bạn, của anh, của tôi, của tất cà chúng ta. Có ai chịu để nó ăn đến mất hết không? Không! Chính vì thế nó mới chết, vì nó không chết thì mình chết.
Điểm khác nhau giữa con “giáo điều” và con “hạm ăn” là con “giáo điều” để mọi người sống khoắc khoải nhưng mất hết mọi thứ, còn con “hạm ăn” làm mọi người mất hết mọi thứ rồi chết.
Có ai chịu mất hết mọi thứ rồi chết không? Có ai chịu sống khắc khoải mà mất hết mọi thứ không?
Chúng ta hãy xem lại đoạn phim “Nhà Độc Tài Vĩ Đại” (The Great Dictator) do Charlie Chaplin (Sác-lô) đóng. Nghe lại những lời ông nói từ năm 1940 mà như ông đang nói với người Việt chúng ta hôm nay 2016:
“… Trí thức đã khiến chúng ta vô cảm, trí tuệ cứng nhắc và lạnh lùng. Chúng ta suy nghĩ quá nhiều, nhưng cảm nhận quá ít. Hơn cả máy móc, chúng ta cần tính nhân văn.
Hơn cả trí tuệ, chúng ta cần lòng tốt và sự tử tế”
“… Nỗi thống khổ chúng ta đang chịu đựng chỉ là sự giẫy chết của lòng tham, sự cay đắng của những kẻ sợ hãi tiến trình của nhân loại.”
“Bạn là người giữ sức mạnh! Sức mạnh tạo ra máy móc. Sức mạnh tạo ra hạnh phúc! Bạn là người có sức mạnh khiến cuộc sống này tự do và tươi đẹp, biến nó thành một hành trình tuyệt diệu.”
“… Và nhân danh nền dân chủ, hãy sử dụng sức mạnh đó.”
“Tất cả hãy đoàn kết lại! Hãy chiến đấu cho một thế giới mới! Một thế giới đàng hoàng cho mọi người có cơ hội làm việc, cho tuổi trẻ có tương lai, và cho người già sự bảo đảm.”
“Bằng cách hứa những lời này, kẻ hung ác đã có được quyền lực. Nhưng chúng đã nói dối! Không thực hiện lời hứa đó! Không bao giờ kẻ độc tài giải phóng bản thân nhưng bắt người khác làm nô lệ!”
“Giờ đây, phải chính chúng ta chiến đấu cho lời hứa đó!”
(YouTube clip: TEDvn)