Việt Nam: Đối tác chiến lược của Đức vi phạm nhân quyền – tự do tín ngưỡng !

- Quảng Cáo -

Thông Cáo Báo Chí của Hiệp hội yểm trợ các dân tộc đang bị đe dọa (Gesellschaft für bedrohte Völker (GfbV)) nhân chuyến công du nước Đức của Chủ tịch nhà nước CSVN Trương Tấn Sang.

GfbVBản thông cáo báo chí do Tiến sĩ Dương Hồng Ân (Diễn đàn Việt Nam 21 / Forum Vietnam 21) dịch ra tiếng Việt có nội dung sau:

„Ông Ulrich Delius, người phụ trách Á Châu Vụ của „ Hiệp hội yểm trợ các dân tộc đang bị đe dọa“, tuyên  bố trong bản thông cáo báo chí ra ngày 25.11.2015: “Mặc dù trong hiến pháp tự do tôn giáo được bảo vệ, nhưng tín đồ tôn giáo tại Việt Nam bị bắt giữ, đánh đập, nhà thờ bị tịch thu hoặc phá hủy “, “Một đạo luật mới về tôn giáo, có hiệu lực từ năm 2016, sẽ không bảo vệ mà lại hạn chế quyền tự do tín ngưỡng nhiều hơn. Với từ ngữ mơ hồ, đạo luật này sẽ tạo cơ hội cho các cơ quan nhà nước quấy rối người Công giáo, Tin lành, Phật tử và các nhóm tôn giáo khác và ngăn chặn các tín hữu trong việc hành đạo của họ”. Vì thế ông Ulrich Delius kêu gọi chính phủ CHLB Đức phải đặt vân đề này khi đàm luận với Truong Tấn Sang.

chomanhson&tranminhnhat
Ông Chu Mạnh Sơn & Trần Minh Nhật (hàng thứ 2 và 3 từ trái sang)

Ông Delius nêu ra một thí dụ cụ thể vừa xẩy ra tại Việt Nam: Trần Minh Nhật, một nhà hoạt động nhân quyền Công giáo, trong hai tuần qua đã hai lần bị bắt giữ và tra tấn. Gần đây nhất, vào ngày 17 tháng 11 năm 2015 tại tỉnh Lâm Đồng, ông đã bị công an mặc thường phục áp đảo, đánh đập. Ông Nhật muốn gặp bác sĩ để được điều trị những vết thương ông đã phải gánh chịu trong thời gian bị bắt vào ngày 08 tháng 11. Lúc đó, ông Nhật và ông Chu Mạnh Sơn, một nhà hoạt động nhân quyền Công giáo, đã bị cảnh sát ở Tây Nguyên bắt. Cán bộ địa phương của Đảng Cộng sản đã đánh đập họ xuốt lúc bị giam mười hai tiếng ở đồn cảnh sát và bắt họ phải ký “lời thú tội”. Ông Nhất mới được trả tự do tháng 8 năm 2015 sau bốn năm tù, còn ông Sơn đã rời trại tù năm 2014 sau 30 tháng tù giam. Họ đã bị cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước và “lật đổ” chính phủ.

- Quảng Cáo -

pha nha nguyen tin lanh tay nguyen Ở Tây Nguyên nơi có nhiều người dân bản địa sinh sống, các tín hữu tôn giáo bị nhà nước đối xử khắc nghiệt vời mục đích “tiêu diệt tôn giáo”. Nhiều người dân tộc thiểu số miền cao nguyên là tín đồ Công Giáo hay Tin Lành. Tháng 10 năm 2015 chính quyền đe dọa sẽ phá tan 22 nhà nguyện tại giáo phận Kontum. Ngay cả tại những thành phố lớn các cơ sở tôn giáo cũng bị đe dọa. Vì vậy tháng 10 năm 2015 tại thành phố Hồ Chí Minh các tín đồ Phật giáo, Tin lành và Công giáo cùng đứng lên phản đối để ngăn chặn nhà nước tàn phá trường tiểu học do các bà sơ Công giáo quản lý. Hơn một nửa trong số 93 triệu dân Việt Nam là Phật tử, người Công giáo chiếm khoảng bảy phần trăm dân số, Tin Lành có hai phần trăm và đạo Cao Đài ba phần trăm.“

——————————

https://www.gfbv.de/de/news/vietnamesischer-staatspraesident-zu-besuch-in-berlin-7782/

PRESSEMITTEILUNG

Göttingen, den 25.November 2015

Vietnamesischer Staatspräsident zu Besuch in Berlin (25.11.)

Deutschlands strategischer Partner Vietnam verletzt Menschenrechte – Glaubensfreiheit einfordern!

in Vietnam muss ein Thema bei den Gesprächen der deutschen Bundesregierung mit Staatspräsident Truong Tan Sang sein, fordert die Gesellschaft für bedrohte Völker (GfbV). „Trotz des verfassungs­rechtlichen Schutzes der Religionsfreiheit werden engagierte Gläubige in Vietnam verhaftet, geschlagen, Kirchen beschlagnahmt oder zerstört“, kritisierte der GfbV-Asienreferent Ulrich Delius am Mittwoch in Göttingen. „Ein neues Religionsgesetz, das im Jahr 2016 in Kraft treten soll, wird die Glaubensfreiheit nicht sichern, son­dern noch stärker einschränken. Mit seinen vagen Formulierungen wird es den Behörden noch mehr Handhabe geben, Katholiken, Protestanten, Buddhisten und andere Glaubensgemeinschaften willkürlich zu drangsalieren und Gläubige an der Religionsausübung zu hindern.“ Vietnams Staatsoberhaupt wird heute aus Anlass des 40-jährigen Bestehens der diplomatischen Beziehungen von Bundeskanzlerin Angela Merkel, Bundespräsident Joachim Gauck und Bundesaußenminister Frank-Walter Steinmeier empfangen.

Als Beispiel für die Willkür von Sicherheitskräften und Behörden schilderte Delius ein aktuelles Schicksal: Der katholischen Menschenrechtler Tran Minh Nhat wurde in den vergangenen zwei Wochen gleich zweimal willkürlich festgenommen und bei Verhören gefoltert. Zuletzt wurde er am 17. November 2015 in der Provinz Lam Dong von Polizisten in Zivilkleidung überwältigt und geschlagen. Er wollte einen Arzt aufsuchen, um sich wegen der Verletzungen behandeln zu lassen, die er bei seiner Festnahme am 8. November erlitten hatte.

Damals wurde er gemeinsam mit dem katholischen Menschenrechtler Chu Manh Son von Polizisten im Zentralen Hochland verhaftet. Lokale Mitarbeiter der Kommunistischen Partei schlugen sie während ihres zwölfstündigen Gewahrsams bei der Polizei, um sie zur Unterzeichnung von „Geständnissen“ zu zwingen. Nhat war erst im August 2015 nach vierjähriger Haft freigekommen, Son war Jahr 2014 nach 30-monatiger Haft freigelassen worden. Sie waren wegen angeblicher Propaganda gegen die Regierung bzw. „Umsturz“-Ver­suchs verurteilt worden.

Im Zentralen Hochland Vietnams, in dem viele indigene Völker leben, gehen die Behörden rigoros gegen Gläubige vor, um „Religion auszumerzen“. Denn viele Angehörige der Bergvölker sind Katholiken oder gehören protestantischen Haus­kirchen an. Erst im Oktober 2015 drohten die Behörden mit der Zerstörung von 22 Kapellen in der Diözese Kontum. Aber auch in den Städten gibt es Probleme für christliche Einrichtungen. So protestierten Buddhisten, Protestanten und Katholiken gemeinsam im Oktober 2015 in Ho Chi Minh City (dem früheren Saigon), um die Zer­störung einer von katholischen Nonnen betriebenen Grundschule zu verhindern.

Mehr als die Hälfte der 93 Millionen Bewohner Vietnams sehen sich als Buddhisten an, Katholiken stellen rund sieben Prozent der Bevölkerung, Protestanten zwei Pro­zent und Cao Dai drei Prozent.

Ulrich Delius ist zu erreichen unter Tel. 0160/95671403

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here