AN GIANG – Ngày 11.11.2015, Trung tâm Con Người Và Thiên Nhiên Việt Nam, phối hợp với Mạng Lưới Sông Ngòi Việt Nam tổ chức diễn đàn Người dân khu vực Mekong, đã gửi thông điệp tới chính phủ các nước về việc xây đập thủy điện trên sông Mekong.
Tham gia diễn đàn ngoài Ủy ban sông Mekong, người dân Đồng bằng sông Cửu long còn có người dân đến từ Thái Lan, Campuchia.
Dòng nước Mekong đã hàng ngàn đời nay là nguồn nước chung của các quốc gia, chảy qua tất cả các quốc gia ven sông. Từ khi có một số đập được xây dựng, đã có sự thay đổi như nguồn cá tự nhiên và lượng nước giảm, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất nông nghiệp và sạt lở bờ sông.
Ông Long Sochet – chủ tịch Tổ chức Mạng lưới thủy sản Campuchia cho biết, từ năm 2013, người dân Campuchia đã chứng kiến sự thay đổi rõ ở dòng Tonglesap, mực nước, chất lượng nước giảm, ô nhiễm môi trường nặng hơn. Một đại diện đến từ Thái Lan là ông Chirasak Inthayot cho rằng sau khi nhiều đập ở Trung Quốc được xây dựng thì dòng chảy không bình thường như trước, vào mùa khô mực nước thấp, bất lợi cho sản xuất, lượng cá khan hiếm. Nay nếu xây thêm đập, nhiều loài cá, nguồn cá sụt giảm nghiêm trọng ảnh hưởng nghiêm trọng sinh kế người dân.
Được biết, ngoài sáu đập dòng chính đã hoàn thành trên phía thượng nguồn ở Trung Cộng, hiện 11 con đập khác dự kiến xây dựng tại Lào và Campuchia. Theo kế hoạch, sau khi khởi công xây dựng thủy điện Xayaburi, Lào sẽ tiếp tục xây đập Don Sahong vào cuối năm 2015 và đang chuẩn bị xây dựng thêm đập Pak Beng, dự án thủy điện thứ ba trên dòng chính Mekong.