Liệu xảy ra xung đột trên Biển Đông?

- Quảng Cáo -

Ngày 20 tháng 5 vừa qua, đài truyền hình CNN đã loan tải một đoạn phim liên quan đến việc hải quân Trung Cộng đã tám lần yêu cầu phi cơ tuần tra của Hoa Kỳ rời khỏi không phận của các bãi đá chìm mà Bắc Kinh đã cho lấp, bồi cát để xây dựng những căn cứ quân sự từ cuối năm 2014 cho đến nay.

CNN_USNavy

url. planejpg

Đây là hình ảnh đầu tiên được một cơ quan truyền thông tư nhân phổ biến khi một số phóng viên quốc tế được phép tham gia vào một phi tuần trên chiếc P8-A – máy bay giám sát tối tân của Hoa Kỳ – hiện đang đưa vào hoạt động trên biển Đông vào cuối tháng 3/2015 thuộc hạm đội 7.

- Quảng Cáo -

Theo phóng viên CNN cho biết là khi phi cơ giám sát Hoa Kỳ bay qua không phận các bãi đá bồi cát, lệnh xua đuổi của hải quân Trung Quốc phát ra từ một radar đặt trên bãi đá Chữ Thập, một trong 6 bãi đá mà Bắc Kinh đang xây dựng các căn cứ quân sự. Đặc biệt căn cứ quân sự trên bãi đá Chữ Thập lớn nhất, có phi đạo dài 3 cây số là trung tâm điểm kiểm soát toàn bộ không phận trên quần đảo Trường Sa.

Vụ đuổi máy bay tuần tra của Hoa Kỳ không chỉ mới xảy ra lần đầu mà đã lập lại nhiều lần trong thời gian vừa qua, nhất là từ khi Hoa Kỳ quyết định đưa tàu chiến và máy bay đến sát các đảo lấp, bồi cát của Trung Cộng.

Ngoài ra, việc hải quân Trung Cộng xua đuổi các phi cơ tuần tra của Hoa Kỳ trên không phận của quần đảo Trường Sa cho thấy là Ngoại trưởng John Kerry của Mỹ hoàn toàn thất bại trong việc thuyết phục Bắc Kinh ngưng xây dựng các đảo nhân tạo trong chuyến viếng thăm Trung Quốc hôm 16 và 17 tháng 5 vừa qua.

bien dong -02

Chính sự thất bại này mà Hoa Kỳ đã gia tăng các phi vụ tuần tra trên không phận Trường Sa để dằn mặt Bắc Kinh. Những diễn biến này cho thấy là tình hình biển Đông đang nóng lên kể từ sau khi xảy ra vụ giàn khoan HD 981 từ ngày 3/5 đến 15/7 năm 2014.

Tuy nhiên khác với sự xung đột giàn khoan HD 981, tập trung giữa CSVN với Trung Cộng, lần này sự xung đột nếu xảy ra sẽ ở tầm mức cao hơn, liên hệ đến nhiều quốc gia vì có những quyền lợi trực tiếp đến sự giao thương trên biển Đông.

Nói cách khác, từ trước đến nay khu vực quần đảo Trường Sa thuộc vùng biển Quốc tế, chi phối đến 80% lượng hàng hóa, dầu khí của nhiều quốc gia. Nay Trung Cộng xây xong khu quân sự và thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên vùng biển này là một thách đố lớn cho Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Châu, Ấn Độ.

Haitrinhbiendong

Trước thách đố này, Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ không im lặng.

Thứ nhất là Hoa Kỳ sẽ gia tăng tàu chiến và máy bay để tuần tra quanh khu vực Trường Sa và sẵn sàng ứng chiến nếu máy bay của Trung Cộng uy hiếp những chiếc tàu chở dầu khí, hàng hóa của các quốc gia đi qua khu vực này.

Thứ hai là Nhật Bản cũng sẽ đưa tàu chiến vào quanh khu vực Trường Sa để bảo vệ các tàu chở hàng hóa, dầu khí của Nhật Bản và sẵn sàn ứng chiến nếu bị hải quân Trung Quốc uy hiếp.

Khi tình hình ngày một căng thẳng như nói trên, những va chạm nhỏ giữa các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ và Nhật Bản với hải quân Trung Cộng trong lúc tuần tra khó tránh khỏi.

Những va chạm nhỏ nếu lập lại nhiều lần và các bên không có khả năng kiềm chế, thì sẽ bùng nổ tạo thành xung đột quân sự.

Hiện nay Hoa Kỳ không còn có thể ngăn chận hay thuyết phục Bắc Kinh ngưng tiến hành xây dựng các căn cứ quân sự. Vì thế xung đột quân sự sẽ xảy ra tùy thuộc vào thái độ của Bắc Kinh:

Một là Bắc Kinh dùng các căn cứ quân sự xây dựng trên các bãi đá chìm ở Trường Sa để tung ra những phi vụ tuần tra các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở phía Tây Thái Bình Dương, trong khu vực đảo Guam.

Hai là Bắc Kinh chính thức tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không quanh khu vực Trường sa, đòi hỏi các tàu bè, máy bay của Hoa Kỳ và các quốc gia phải xin phép khi qua lại biển Đông.

Với tham vọng khống chế biển Đông qua chủ trương đường lưỡi bò chín đoạn, Bắc Kinh sẽ khó dừng lại ở các căn cứ quân sự đang xây dựng hiện nay rồi thôi mà sẽ ra mặt đối đầu với Hoa Kỳ qua hai thái độ nói trên.

Trong tình thế căng thẳng này, xung đột trên biển Đông giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc rất khó tránh trong những ngày tới.

Trung Điền

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here