Việt Nam và Ngày Tự do Báo chí

- Quảng Cáo -

Nhân ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới 3/5/2015, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontières) đã phổ biến bảng xếp hạng đánh giá về tự do báo chí tại 180 nước trên thế giới. Trong đó, Việt Nam bị xếp hạng thứ 175 tức gần chót bảng cùng với các nước độc tài cộng sản, quân phiệt và tôn giáo cuồng tín trên thế giới.

Hàng chục nhà báo tự do và ngay cả một số ký giả làm cho hệ thống báo chí tuyên truyền của nhà cầm quyền cũng bị nhà cầm quyền CSVN bỏ tù trong những năm qua. Các người viết blogs, facebook và các hình thức thông tin trên internet nằm ngoài tầm kiểm duyệt của nhà cầm quyền CSVN bị vu cho tội “tuyên truyền chống nhà nước…” hay “lợi dụng các quyền tự do dân chủ…”.

Tất cả các bản phúc trình hàng năm về nhân quyền và tự do thông tin báo chí của các chính phủ Hoa Kỳ, Liên Âu và các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đều lên án chế độ Hà Nội luôn luôn nói một đàng làm một nẻo.

Ngoài ra, tờ báo Đức BILD cũng đăng một bài của ký giả Antje Schippmann với tựa đề “Ngày tự do báo chí thế giới – Những kẻ thù tệ hại nhất của Tự Do”. Tác giả bài báo liệt kê lãnh tụ của 5 nước, bị gọi là “kẻ thù tệ hại nhất của Tự do”, trong đó có Nguyễn Phú Trọng (Việt Nam), Gurbanguly Berdimuhamedow (Turkmenistan), Kim Jong-un (Bắc Triều Tiên), Isayas Afewerki (Eritrea), Bashar al-Assad (Syria) và viết về tình trạng ở các nước này.

- Quảng Cáo -

Tình trạng tại Việt Nam được trình bày cùng với ảnh của Nguyễn Phú Trọng như sau: “Nguyễn Phú Trọng (Việt Nam): Ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mặc dù theo hiến pháp có tự do ngôn luận, nhưng bất kỳ lời chỉ trích chính phủ nào cũng bị ngược đãi, các vấn đề về dân chủ và cải cách là điều cấm kỵ. Hiện nay hơn 30 blogger và hai nhà báo đã bị cầm tù, họ bị quy tội “lật đổ nhà nước”.

Trước Ngày Tự do Báo chí Thế giới, Tổng thống Obama đã tiếp 3 nhà báo di dân tại Tòa Bạch Ốc, đó là Blogger Điếu Cày của Việt Nam , nhà báo Lily Mengesha của Ethiopia, và bà Fatima Tlisova, một người thiểu số Circassia ở Bắc Caucasus của Nga. Tổng thống Obama nói cả 3 nhà báo này đều bị ngược đãi tại quê hương của họ, và nay đang tiếp tục công việc báo chí tại Hoa Kỳ, quốc gia đã cho các nhà báo này tị nạn chính trị.

Xin nhắc lại, Ngày Tự do Báo chí Thế giới,  một dịp đánh dấu thường niên được Liên hiệp quốc lập ra vào năm 1993 để ủng hộ và biểu dương những nguyên tắc cơ bản của tự do báo chí, mà Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama mô tả là sự thiết yếu của dân chủ.

Liên hiệp quốc nói Ngày Tự do Báo chí Thế giới cũng là dịp để thông báo cho người dân về những vi phạm tự do báo chí – một lời nhắc nhỡ rằng tại hàng chục quốc gia trên thế giới xuất bản vẫn bị kiểm duyệt, bị phạt, bị đình chỉ hoặc cấm hoạt động, trong khi các nhà báo, các biên tập viên và các nhà xuất bản bị sách nhiễu, tấn công, bắt giữ, và thậm chí bị giết hại.

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here