Gia đình blogger Nguyễn Quang Lập phản bác tuyên bố của công an

- Quảng Cáo -

Gia đình blogger Nguyễn Quang Lập phản bác tuyên bố của công an

Bà Hồ Thị Hồng, vợ của nhà văn Nguyễn Quang Lập cho biết không có chuyện chồng bà “nhận tội” và “xin khoan hồng” như tuyên bố mới đây của công an TP Sài Gòn đã đăng tin rằng blogger Nguyễn Quang Lập đãkhai nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình và xin được hưởng khoan hồng, sớm được tại ngoại”.

xbo_lap_1.jpg.pagespeed.ic.FDzm1coMye4eXaypaZ2d Bà Hồ Thị Hồng khẳng định chồng bà là người vô tội. Ông là một người yêu đất nước và muốn làm cho đất nước tốt lên.

Bà Hồng cho biết thêm rằng cho tới nay, sau hơn một chục ngày bị bắt, bà vẫn chưa được gặp mặt chồng mà chỉ được phép gửi đồ thăm nuôi cho ông.

- Quảng Cáo -

Bà cho biết chồng bà đã có giấy tạm giam 4 tháng và khởi tố theo điều 88 Bộ Luật hình sự.

Ông Lập đã gửi ra một bức thư tay, nói rằng ông vẫn khỏe và mong gia đình yên tâm.

Bà cho biết thêm rằng gia đình đang xúc tiến thuê luật sư để giải quyết vụ việc của ông Lập.

Việc nhà cầm quyền CSVN bắt blogger Nguyễn Quang Lập hôm 06.12.2014 đang trong tình trạng khoẻ yếu, bị liệt nửa người từ hơn 10 năm nay đã khiến dư luận trong và ngoài nước rất bất bình .

Mới đây, một số giáo sư người Việt hiện làm việc tại Hoa Kỳ như nhà toán học Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn và Vũ Hà Văn đã gửi thư ngỏ tới nhà cầm quyền CSVN, kêu gọi cho ông Lập “tại ngoại hầu tra” và cho rằng việc tiếp tục giam ông “tạo hình ảnh xấu”.

 

Việt Nam cải cách thể chế: Không biết đi hướng nào

Hoi_thao_kinh_te_thi_truong_KNRTTại hội thảo khoa học “Xây dựng thể chế kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới, và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 22.12.2014 ở Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận xét:“Việt Nam đã và đang làm nhiều để cải cách thể chế như cải cách doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công, xây dựng pháp luật… nhưng có vẻ chưa đủ nên ta lại tiếp tục cải cách thể chế”.

Theo Thứ trưởng Dũng, bản chất thể chế là các quy định, thể lệ, luật chơi mà nhà nước đưa ra làm công cụ để giám sát, kiểm tra, và rồi điều chỉnh các quy định đó khi thấy không phù hợp.                                                   Ông ví von, cuộc sống đang là dòng chảy, thì Nhà nước đưa ra quy định để đổ đá và be đắp làm tắc nghẽn dòng chảy. Khi thấy sai rồi, nhà nước bỏ đá đi, thì gọi là cải cách, hay đổi mới thể chế. Ông Dũng đặt câu hỏi: “Như thế có phải là cải cách không?

Cũng theo ông Dũng, không giống các quốc gia khác ngay từ đầu đã chọn được đường đi, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, nghĩa là trước đây đi theo một hướng, nhưng nay lại chuyển sang hướng khác. Nếu chúng ta đi mà không biết đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến… thì không bao giờ chúng ta đi nhanh và bền vững được.

Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung cho biết, có nhiều ý kiến cho Việt Nam là đặc thù, vì Việt Nam nghèo, vì có chiến tranh, vì chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Tuy nhiên, theo ông Cung thì trên thế giới không phải chỉ Việt Nam mới có những điểm này. Hơn nữa, chiến tranh đã qua 40 năm, chuyển đổi kinh tế cũng được 30 năm. Ông Cung nói, những năm 60 của thế kỷ trước, Việt Nam cũng tương tự như Hàn Quốc. Sang đến thập kỷ 80, Hàn Quốc đã bước vào giai đoạn hai của quá trình phát triển, giờ họ đã bước sang giai đoạn 3; còn ta vẫn ở giai đoạn 1.

Ông Raymond Mallon, Cố vấn cao cấp Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam chỉ ra hàng loạt các vấn đề hiện nay như nền kinh tế chậm chuyển đổi sang kinh tế thị trường cạnh tranh, thiếu sáng tạo trong kinh doanh, tăng trưởng chậm đối với khu vực doanh nghiệp nói chung, và các nhóm lợi ích có quan hệ với giới chức quyền lực giàu có nhanh nhờ có đặc quyền tiếp cận vốn, đất đai và thị trường.

Theo giáo sư Jeong Ho Kim, Trường Chính sách và quản lý công Hàn Quốc, diễn giả chính tại hội thảo cho biết, để đạt được sự thịnh vượng như hôm nay, Hàn Quốc đã phát triển dựa vào ba trụ cột của nước họ là chính trị đa nguyên, xã hội dân sự, và kinh tế dựa vào ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức và sáng tạo cao.

Trước đó vào sáng 21.12.2014, trong lúc làm việc với Bộ Công an về phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2015, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN chỉ thị nhất quyết không để hình thành tổ chức chính trị đối lập tại VN.

 

Ngân sách Việt Nam ‘bốc hơi’ mạnh vì dầu tụt giá

giadauTình hình giá dầu thế giới sụt giá mạnh khiến ngân sách của nhà nước CSVN sẽ thất thu hàng chục nghìn tỉ đồng, đó là theo đánh giá của các chuyện gia kinh tế. Còn theo báo chí, xuất khẩu dầu thô ở Việt Nam đóng góp từ 10 – 30% cho ngân sách nên giá dầu giảm sẽ tạo áp lực cho nguồn thu này vào năm sau.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh được truyền hình nhà nước CSVN trích lời cho biết rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể giảm từ 0,8 – 1,2% vì biến động của giá dầu. Dù thế, người tiêu dùng và các ngành sản xuất trong nước sẽ được hưởng lợi.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2014 Việt Nam đã khai thác hơn 15 triệu tấn dầu thô, và tính từ đầu năm cho tới nay, đã xuất khẩu được hơn 8 triệu tấn với tổng giá trị gần 7 tỷ đôla.

Tin cho hay, chi phí khai thác dầu thô ở Việt Nam hiện ở mức từ 30 tới 70 đôla một thùng nên với giá dầu thô trên thế giới dưới 60 đôla một thùng hiện nay thì theo giới quan sát, việc khai thác dầu có thể đang bị lỗ.

Tuy nhiên, theo tiến sỹ Lê Đăng Doanh thì “không nên nói rằng dầu giảm thì toàn bộ dầu khai thác của Việt Nam thua lỗ”. Ông cho rằng ngoài vấn đề giá dầu, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với một vấn đề khó khăn nổi trội là cải cách thể chế. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói: Hiện nay tòa án chưa được độc lập, và chưa hoạt động theo đúng luật pháp, mà theo kết luận, theo chỉ thị của ai đó. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới môi trường kinh doanh của Việt Nam, đặc biệt là hai vụ án Bầu Kiên và Huyền Như. Nếu như không có một nền tư pháp độc lập, và hoạt động theo đúng tinh thần của một nhà nước pháp quyền thì cũng không có tự do kinh doanh và điều đó làm nản lòng rất nhiều nhà kinh doanh đã thành đạt của Việt Nam.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here