Freedom House : Việt Nam không có quyền tự do Internet

- Quảng Cáo -

Freedom House : Việt Nam không có quyền tự do Internet

FreedomHouseTheo báo cáo 2014 của Freedom House về tình hình nhân quyền, Việt Nam được cho là không có quyền tự do Internet. Với 31 người bị bỏ tù, Việt Nam tiếp tục trở thành một trong những quốc gia giam cầm người sử dụng mạng nhiều nhất thế giới trong năm 2014.

Năm 2014 Việt Nam đã giam giữ blogger nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, chỉ sau Trung Cộng. Điều này cho thấy đảng CSVN từ lâu đã lo sợ mạng Internet, truyền thông xã hội có thể thử thách chế độ độc tài đảng trị.

Với điều 258 Bộ luật Hình sự- lạm dụng quyền tự do để xâm hại lợi ích của nhà nước- được sử dụng thường xuyên hơn để bắt giữ blogger. Nghị định 174, có hiệu lực kể từ tháng Giêng 2014, có thể sử dụng để xử phạt những ý kiến bất đồng chính kiến với chính quyền được đăng trên các trang mạng xã hội với số tiền phạt lên đến $4,700 USD. Các chương trình độc hại phức tạp, được sử dụng để tấn công máy vi tính các nhà hoạt động người Việt và những người ủng hộ họ trên khắp thế giới, trùng hợp với việc các trang mạng bị chặn và các blogger bị bắt.

- Quảng Cáo -

Một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Canada có tên gọi Citizen Lab, đã xác định phần mềm FinFisher trong các máy chủ tại 25 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Thảo trình này được quảng bá và phân phối bởi Anh quốc thông qua Gamma International. FinFisher là một chương trình dùng để xâm nhập và giám sát một cách bất hợp pháp, nó có khả năng giám sát thông tin liên lạc, trích xuất thông tin như danh bạ, giám sát tin nhắn và email không cần sự cho phép của các máy tính khác.

Trang mạng của blogger Trương Duy Nhất trong một thời gian ngắn sau khi ông bị bắt vào tháng Năm 2013, đã không thể truy cập được. Khi nó tái xuất hiện, trang blog này tự động cài mã độc vào máy tính của những người truy cập vào đó, nhắm vào độc giả ủng hộ ông, để theo dõi và tấn công sau đó.

 

Văn Bút Quốc Tế, không quên những nhà báo nhà văn bị bịt miệng

PEN IntTháng Mười vừa qua, Đại Hội Văn Bút Quốc Tế họp tại Bichkek, thủ đô nước Kirghizistan, đã đồng thanh bày tỏ sự quan ngại sâu xa về tình trạng suy thoái của quyền Tự do Phát biểu và Thể hiện Quan điểm cùng quyền Tự do Ngôn luận ở Nga, Ukraine, Cuba, Mễ Tây Cơ, Trung Hoa, Tây Tạng và Tân Cương (bị thôn tính), Ethiopie, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Honduras, Syrie, Bắc Hàn, Kirghisistan, Nam Phi, Hoa Kỳ, Azerbaidjan, Erythrée và Việt Nam. Tại nước CS sau chót này, nhiều nhà văn, nhà báo, tác giả nhật ký điện tử, luật sư và người hoạt động bảo vệ Nhân quyền đã bị kết án tù nặng nề bởi những phiên tòa xét xử không công minh. Đa số những tù nhân có sức khỏe rất kém.

Trong những trường hợp được Văn Bút Quốc Tế quan tâm đặc biệt, là hai nữ tù nhân Bà Hồ Thị Bích Khương và Tạ Phong Tần

Văn Bút Quốc Tế cũng nhắc tới ngày 15 tháng Mười Một là Ngày Vinh Danh Nhà Văn Bị Cầm Tù, và ngày 23 tháng Mười Một là Ngày Vận Động Chống Nạn Bao Che, Dung Túng Tội Ác. Nhiều nhà văn và nhà báo – những người chuyên chở ước mơ và phiêu lưu – đã bị gây hấn,  tra tấn, cầm tù, bị bắt cóc, ám sát hoặc bị đày ải, bắt buộc lưu vong chỉ vì họ đã viết thành văn hoặc cất lên tiếng nói. Ủy Ban Các Nhà Văn Bị Cầm Tù thuộc Văn Bút Quốc Tế đã ghi nhận đến hang trăm trường hợp các nhà văn, nhà báo bị tấn công trong suốt 12 tháng qua.

Ngoài ra, chế độ Hà Nội đang không ngần ngại sử dụng một cách thức khác: biến các nhà văn, nhà báo bị cầm tù thành món hàng để trao đổi. CS muốn có chữ ký cho phép mua các loại vũ khí chiến tranh bị cấm bán cho họ. Nhà cầm quyền CS thả dần các tù nhân lương tâm bị bệnh tật, một cách nhỏ giọt và buộc các nạn nhân phải đi lưu vong ngay lập tức. Không những thế, các bản án tù giam và tù quản chế của họ không được xóa bỏ mà chỉ bị đình hoản thi hành.

Văn Bút Quốc Tế nhấn mạnh tình trạng không trừng phạt mà còn bao che, dung túng các tội ác chống lại các nhà văn, nhà báo đang tạo ra một mối nguy hiểm to lớn cho Tự do, Dân chủ và Hòa bình.
Công an ngăn cản không cho đoàn thiện nguyện phát quà tại Làng Chài

camphatquaNgày Noel gần kề, các bạn trẻ tại khu vực Nghệ An đã quyên góp quần áo ấm cũ, góp tiền mặt từ chính các thành viên và bạn bè gần xa, để lên thăm hỏi và chúc mừng Giáng Sinh tới 25 hộ gia đình sống trên vùng sông nước, Làng Chài thuộc giáo xứ Phù Long, hạt Cầu Rầm, giáo phận Vinh. Tuy nhiên, khi đoàn đến địa điểm thì bị rất đông lực lựợng công an, từ giao thông, hình sự, chủ tịch xã,…ngăn cản không cho phát quà cho bà con. Được biết nơi đây là những hộ gia đình được di cư từ Thái Lan về, nhưng hiện tại vẫn chưa có nổi một ngôi nhà để trú thân, gần cả 30 chục năm rồi.

Lý do mà ông chủ tịch xã đưa ra: Chưa đăng ký lên chính quyền nên không được phép phát quà, các bạn trẻ đã tranh luận rất lâu, vì công việc này chính chủ tịch xã khẳng định là tốt và nên khích lệ. Sau nhiều lần tranh luận, công an đã dùng lực lượng ngày càng đông để ngăn cản, mặc cho đoàn thiện nguyện nói hết lý hết tình. Văn bản hiện trường để đăng ký phát quà tại đây cũng được nêu lên nhưng cán bộ UBND xã vẫn không đồng ý. Sau đó bắt buộc đoàn thiện nguyện phải về địa điểm nhà xứ để nhờ cha trao quà lại cho bà con. Sự kiện này đã làmn nhiều người phẫn uất vì lần đầu tiên thấy cảnh như vậy sau nhiều lần đi thiện nguyện.

Điều đáng buồn là các công an giao thông và song theo đó là các công an hình sự bắt ngặt đoàn khi trở về nhà, với lý do kiểm tra hành chính trong khi chỉ có lệnh bằng mồm. Sau nhiều can thiệp của cha xứ thì chính quyền huyện Hưng Nguyên đã cho đoàn đi, nhưng với văn bản nguội.

Đến với người nghèo và trao yêu thương của đồng loại cho nhau là nghĩa cử cao đẹp, tuy nhiên hình ảnh các công an ngăn cản không cho phát quà đã đập vào tâm tưởng ba em nhỏ theo đoàn hình ảnh thật xấu và khó quên.

 

Nhiều kênh rạch ở Sài Gòn vẫn còn ô nhiễm nặng

kenhrach SGVào ngày 18 tháng 12, báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với Sở Khoa Học Công Nghệ Sài Gòn, Sở Tài Nguyên và Môi Trường Sài Gòn và Viện Tài Nguyên và Môi Trường tổ chức hội thảo “Cấp bách tìm giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nước tuyến sông, kênh rạch.”

Theo Sở Tài Nguyên và Môi Trường, thành phố Sài Gòn có khoảng 2,000 km hệ thống sông, kênh rạch với mật độ dày đặc, có vai trò quan trọng trong hoạt động giao thông thủy, tiêu thoát nước nhằm hạn chế ngập úng, điều hòa không khí và làm sạch môi trường.

Tuy nhiên, hiện tình trạng lấn chiếm, vứt rác bừa bãi, cùng với tốc độ gia tăng dân số, đô thị hóa nhanh, công nghiệp phát triển trong khi các giải pháp quản lý chất thải từ các nguồn như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, chăn nuôi, y tế và nước thải từ các bãi rác,… chưa được làm kịp thời nên đã tác động tiêu cực đến hệ thống kênh rạch khiến kênh rạch ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, do rất nhiều cơ quan, đơn vị cùng quản lý kênh rạch nên đã “nhìn nhau xử lý,” để mặc tình trạng lấn chiếm, xả rác kênh xảy ra, tạo thêm nguồn ô nhiễm, gây hại cho đời sống, sức khỏe của người dân.

Kết quả quan trắc cho thấy sự ô nhiễm do các loại nước thải sinh hoạt đô thị xả trực tiếp ra kênh rạch.

Theo dư luận thì dù đã chi cả chục tỷ Mỹ kim cho nhiều công trình cải tạo môi trường kênh rạch, song nhiều kênh rạch ở Sài Gòn hiện vẫn ô nhiễm nặng, do nhà cầm quyền không có biện pháp hữu hiệu.

 

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here