Chính quyền Úc quan tâm đến tình trạng tù nhân tại Việt Nam

- Quảng Cáo -

Chính quyền Úc quan tâm đến tình trạng tù nhân tại Việt Nam

chinhquyenUcTrong hai lá thư đề ngày 26/11/2014 và ngày 2/12/2014 mới đây gởi Dân Biểu Chris Hayes, Bà Ngoại Trưởng Úc, Julie Bishop xác nhận chính phủ Úc đang tích cực quan tâm đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam nói chung và tình hình các tù nhân lương tâm nói riêng ; đặc biệt là trường hợp các tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu, Phan Văn Thu và Ngô Hào được Dân biểu Hayes yêu cầu đặc biệt quan tâm trong hai lá thư gởi Ngoại Trưởng Bishop gần đây.

Dân Biểu Chris Hayes là thành viên cao cấp của Đảng Lao Động và được bầu vào Quốc Hội Liên Bang Úc Châu vào năm 2005. Ông thường xuyên lên tiếng về các vi phạm nhân quyền tại Việt Nam cũng như đã đề xướng nhiều cuộc vận động tại Quốc Hội, yêu cầu Chính phủ Úc thúc đẩy Việt Nam phải tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của mình và đặc biệt xét hồ sơ nhân quyền Việt Nam khi phân bố viện trợ cho nước ngoài.

 

- Quảng Cáo -

Các Tổ Chức Xã Hội Dân Sự Cầu Nguyện Cho Các Tù Nhân Lương Tâm

XHDSVào ngày 12/12 một số các tổ chức xã hội dân sự và các nhà hoạt động vì nhân quyền khoảng 40 người đã tham gia buổi cầu nguyện tại Nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội cho các tù nhân lương tâm nhân Ngày Nhân quyền Quốc tế.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội ở trong nước, cho biết đây là lần thứ hai trong tháng này, mạng lưới xã hội dân sự ở Việt Nam tổ chức các buổi tập hợp nhằm thúc đẩy pháp quyền và quyền con người ở Việt Nam.

Ông cho biết thêm, hôm 7/12, các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam đã tổ chức một buổi thảo luận về xã hội dân sự với sự tham gia của nhiều người.

Cũng vào tháng 11, một buổi tọa đàm khác về chủ đề bảo vệ ‘Người bảo vệ nhân quyền’ đã được hai nhóm xã hội dân sự trong nước hợp tác tổ chức tại nhà thờ Thái Hà, Hà Nội, và tin cho hay, những người tham dự đã “bị làm khó dễ”.

Các nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam đánh dấu ngày Nhân quyền Quốc tế năm nay trong bối cảnh hai blogger Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập mới bị bắt giữ vì đăng tải các bài viết trên mạng bị giới hữu trách cho là “chống đối nhà nước”.

Ngày 10/12 hàng năm được tôn vinh là Ngày Nhân quyền Quốc tế, đánh dấu ngày Liên Hiệp Quốc công bố Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

 

Hàng hóa Việt Nam không thiếu, nhưng vẫn nhập thêm hàng Trung Quốc

hangTQTuy năm nay là năm mà quan hệ Việt-Trung căng thẳng chưa từng thấy kể từ khi hai bên bình thường hóa quan hệ song kim ngạch nhập cảng hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam vẫn tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm 2013.

Được biết, trong 11 tháng qua, kim ngạch xuất cảng hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ khoảng 13.5 tỉ Mỹ kim nhưng Việt Nam đã phải chi khoảng 40 tỉ Mỹ kim để nhập đủ thứ từ Trung Quốc. Ðáng nói là những mặt hàng nhập từ Trung Quốc thì Việt Nam không hề thiếu.

Chẳng hạn Việt Nam đã chi 340 triệu Mỹ kim để nhập rau trái từ Trung Quốc, đồng thời chi thêm 400 triệu Mỹ kim để nhập cảng thủy sản từ Trung Quốc. Ðáng lưu ý là trong danh mục hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc có cả… gạo, dù Việt Nam là quốc gia xuất cảng gạo nhiều nhất thế giới. Trong 11 tháng qua, Việt Nam đã chi đến 800 triệu Mỹ kim để nhập cảng gạo của Trung Quốc. Trong khi nông dân Việt Nam tiếp tục khốn khó. Tương tự, nông dân trồng rau trái ở nhiều vùng cũng phá sản vì rau trái không có người mua. Nhiều nơi, rau trái đành đổ bỏ hoặc cho trâu bò ăn.

Cũng trong 11 tháng vừa qua, Việt Nam đã chi hơn 750 triệu Mỹ kim để nhập khoai mì và các sản phẩm làm từ khoai mì của Trung Quốc. Trong khi đó, phong trào “người cày bỏ ruộng” vẫn lan rộng tại miền Bắc và phía Bắc miền Trung của Việt Nam vì nông dân không thể sống được nhờ trồng trọt.

Hồi trung tuần tháng 12 năm ngoái, Bộ Công Thương Việt Nam cho biết, chỉ trong 10 năm, từ 2001 đến 2012, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc đã tăng 76 lần, từ 210 triệu Mỹ kim hồi 2001, thành 16 tỷ Mỹ kim vào năm 2012 và nhập siêu càng ngày càng lớn.

Theo thống kê, từ 2010 đến nay, kim ngạch nhập cảng hàng hóa Trung Quốc chiếm từ 25%-28% tổng kim ngạch nhập cảng hàng hóa của Việt Nam. Trong đó, 60% là hàng hóa trung gian, 20% là máy móc thiết bị và 20% còn lại là hàng tiêu dùng.

Hàng hóa trung gian của Trung Quốc mà Việt Nam nhập cảng không phải chỉ phục vụ cho các doanh nghiệp của Trung Quốc đặt tại Việt Nam, mà còn là nguồn nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng giúp các doanh nghiệp của Việt Nam duy trì hoạt động.

Cũng vì vậy, các chuyên gia kinh tế lo ngại, nếu Trung Quốc ngưng xuất cảng những nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu đó, hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam sẽ tê liệt. Kinh tế Việt Nam sẽ suy sụp, bởi đã bị lệ thuộc gần như hoàn toàn vào Trung Quốc. Ðó cũng là lý do khiến nhiều chuyên gia liên tục cảnh báo rằng, Trung Quốc có thể dùng việc cắt đứt quan hệ kinh tế-thương mại để gây áp lực chính trị với chính quyền Việt Nam.

Bên cạnh những cảnh báo về khả năng kinh tế suy sụp do lệ thuộc vào nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu của Trung Quốc, các chuyên gia kinh tế cảnh báo thêm về hiểm họa tiềm ẩn do phụ thuộc vào công nghệ Trung Quốc khi có quá nhiều dự án, công trình tại Việt Nam đang sử dụng công nghệ Trung Quốc.

Tuy công nghệ Trung Quốc nổi tiếng vì lạc hậu, hoạt động không ổn định, tiêu hao nhiều nguyên liệu, vật liệu nên sức cạnh cạnh tranh của sản phẩm thấp, chưa kể còn gây ô nhiễm môi trường, hủy diệt môi sinh, song phần lớn dự án, công trình như nhà máy nhiệt điện, xi măng, phân bón, bauxite,… các dự án hạ tầng liên quan cảng, đường sắt trên cao,… tại Việt Nam vẫn được giao cho các nhà thầu Trung Quốc thực hiện bằng công nghệ Trung Quốc.

Điều này cho thấy Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam từ 2004, song trong quan hệ thương mại Việt-Trung, Việt Nam luôn lãnh phần thua thiệt.

 

Hong Kong : Kết thúc chỉ là bắt đầu

Hong Kong-it's just the beginning

Chính phủ Hồng Kông đang tiến hành việc dọn sạch những rào cản và những lều trại cuối cùng trên đường phố tại khu biểu tình chiếm trung tâm đã kéo dài hơn 2 tháng nay ở bên ngoài trụ sở chính tại thành phố này.

Mặc dầu chính quyền Hồng Kông đã rất lo ngại là bạo động sẽ xẩy ra khi xúc tiến việc dọn dẹp nhưng chuyện đó đã không xảy ra. Cảnh sát Hồng Kông hành động nhanh chóng bằng cách vượt qua các rào cản và kéo đổ những công trình nghệ thuật và bắt giữ những người không chịu rời khu biểu tình.

Một bất ngờ diễn ra khi cảnh sát giật ngã một dàn giáo bằng tre: đó là một tấm biểu ngữ với hàng chữ tiếng Anh “It’s Just The Beginning” (Đây Chỉ Là Một Khởi Đầu).
Ethan Chung, một lãnh tụ của Liên Đoàn Sinh viên Hồng Kông nói những người biểu tình sẽ lại đổ ra đường phố nếu nhà cầm quyền tiếp tục làm ngơ trước những đòi hỏi của họ.

Cột mốc lớn kế tiếp của phong trào sẽ xuất hiện khi các nhà lập pháp Hong Kong bỏ phiếu về một kế hoạch bầu cử gây tranh cãi vào năm tới mà Trung Quốc đã nói là thành phố cảng này phải chấp nhận. Đề nghị này nói cư dân Hong Kong có thể bỏ phiếu bầu người lãnh đạo kế tiếp, nhưng những ứng cử viên phải được một ủy ban thân Bắc Kinh chấp thuận.

Cô Liana một sinh viên biểu tình nói: “Tôi nghĩ trong thời gian đó, chúng tôi lại xuống đường nữa.”

Vì thế cho nên hiện giờ Hong Kong đang chứng kiến sự kết thúc của một chương, nhưng đây cũng chính là phần đầu của một chương khác.

 

 

 

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here