Tàu cá Quảng Ngãi lại bị tàu Trung cộng tấn công

- Quảng Cáo -

Tàu cá Quảng Ngãi lại bị tàu Trung cộng tấn công

taucaQN
Thuyền trưởng Đỗ Văn Năm và thương tích trên con tàu QNg 90226

Vào trưa 26.11.2014, tàu cá QNg 90226-TS do ông Đỗ Thành (45 tuổi), ở Định Tân, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn làm chủ đang thả lưới đánh cá chuồn tại khu vực vùng biển Đá Lồi, thuộc quần đảo Hoàng Sa thì có một tàu Trung cộng mang ký hiệu 46102 áp sát, sử dụng các dụng cụ đập phá tàu và cắt lưới. Khoảng 1 giờ sau đó, cũng trên vùng biển này (tại tọa độ 16,02 độ vĩ bắc, 111,30 độ kinh đông) có thêm hai tàu Trung cộng (mang ký hiệu số 2, tàu màu trắng) chạy đến áp sát, sử dụng vòi rồng tấn công vào tàu cá của ông Thành, đồng thời tông mạnh vào mạn trái tàu, ngay vị trí của buồng lái khiến ca-bin, máy do bị hư nặng, vỡ bô tàu, bô máy, gãy cần dò cá, mất 80 tấm lưới,… tổng thiệt hại khoảng 210 triệu đồng.

Cũng vào thời điểm trưa ngày 26.11, tàu cá QNg 95159 của ông Phạm Y (44 tuổi, ở huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đang đánh lưới rê cá chuồn ở gần đó cũng bị tàu Trung cộng mang ký hiệu số 2 (tàu màu trắng) dùng vòi rồng tấn công ba lần, mỗi lần khoảng từ 3-4 phút. Sau khi bị tấn công, tàu cá của ông Phạm Y đã chủ động cắt lưới (cho nhẹ tàu) để quay tàu tránh né. Tuy nhiên, với sức công phá khá mạnh của vòi rồng, tàu của ông Phạm Y cũng bị vỡ kính ca-bin. Vụ tấn công này đã làm ông Phạm Y thiệt hại hơn 50 tấm lưới, trị giá 20 triệu đồng.

Hiện nay, trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam đang có nhiều tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi khai thác hải sản đã hơn 20 ngày qua và đến ngày 26.11 thì đã bị tàu Trung Quốc liên tục xua đuổi, tấn công, làm cho ngư dân gặp khó khăn trong khai thác hải sản.

- Quảng Cáo -

 

CSVN lại bị đả kích về việc xin và cấp rồi “xài cho bằng hết” ngân sách

truongtrongnghia
Ông Trương Trọng Nghĩa (đang phát biểu)

Mới đây một scandal liên quan tới xin và cấp rồi “xài cho bằng hết”ngân sách là Dự án xây dựng hệ thống bảo vệ an toàn giao thông giữa đường bộ và đường sắt tại Việt Nam. Dự án này coi như đã hoàn tất và chỉ tốn hết 57 tỉ, dư đến 465 tỉ.

Năm 2008, Bộ Giao thông – Vận tải CSVN đề nghị chi 522 tỉ để thực hiện Dự án xây dựng hệ thống bảo vệ an toàn giao thông giữa đường bộ và đường sắt tại Việt Nam. Mục tiêu của dự án này là xây dựng hàng rào dọc hệ thống đường sắt, nhằm phân cách giữa hệ thống đường sắt và đường bộ, giảm tai nạn giao thông.

Để có tiền thực hiện dự án, chính quyền CSVN phải phát hành trái phiếu và phải trả lãi cho khoản này. Mới đây, Bộ Giao thông – Vận tải xác nhận, chi phí thực hiện dự án chỉ khoảng 57 tỉ.

Trong báo cáo xin tiền thực hiện dự án vừa kể, Bộ Giao thông – Vận tải cho biết phải xây dựng 283 cây số hàng rào tại các đoạn đường sắt song song với một số quốc lộ. Tuy nhiên trên thực tế thì chỉ cần xây dựng 118 cây số hàng rào là đã đạt mục tiêu đề ra.

Trước tình trạng ngân sách thiếu hụt vì thất thu nghiêm trọng nhưng liên tục bội chi, một số đại biểu Quốc hội Việt Nam yêu cầu chi tiêu phải có “kỷ luật”. Phải xem xét kỹ các khoản vay. Ông Trần Du Lịch, Đại biểu Quốc hội của TP. Sài Gòn cho rằng, việc sử dụng ngân sách ở Việt Nam hết sức tùy tiện, “ăn nhậu vô tội vạ nhưng vẫn quyết toán được”.

Ông Trương Trọng Nghĩa, một Đại biểu Quốc hội khác của thành phố Sài Gòn cho biết, do lề lối phân bổ ngân sách, nhiều nơi, chỉ dùng 80 đồng nhưng vì đã xin được 100 đồng nên phải ráng chi cho hết để sang năm không bị cắt. Ngành nào, địa phương nào cũng ráng xin ngân sách theo kiểu “năm sau nhiều hơn năm trước”. Nếu loại trừ thói quen “xài cho bằng hết” của hệ thống chính quyền thì sẽ tiết kiệm được một khoản rất đáng kể trong chi dùng công qũy.

Trong khi Dự án xây dựng hệ thống bảo vệ an toàn giao thông giữa đường bộ và đường sắt tại Việt Nam dư 465 tỉ thì ở 63 tỉnh, thành phố trên toàn Việt Nam hiện có hàng ngàn nơi thiếu cầu. Muốn qua sông, suối, dân chúng, kể cả người già, phụ nữ, trẻ con phải đu trên cáp, chống bè, mủng hoặc phải lội bừa xuống nước và năm nào cũng có cả trăm người uổng mạng bởi chính quyền địa phương không có tiền xây cất.

phuong_31_10_9_25_du_day_keo_be1
Đu dây , kết bè qua sông

 

Quốc tế lo ngại Bắc Kinh lập vùng phòng không ở Biển Đông

Sau khi có tin Trung cộng hoàn tất nhiều công trình tại Biển Đông, đã khiến gây nên nhiều mối quan ngại rằng Bắc Kinh sẽ thừa thắng xông lên và thiết lập một vùng phòng không trên Biển Đông tương tự như họ đã làm trên biển Hoa Đồng vào tháng 11 năm ngoái.

BienDong-US-defensePhát biểu nhân một cuộc hội thảo do Quân đội Trung cộng tổ chức tại Bắc Kinh trong hai ngày 21-22.11.2014 vừa qua, bà Bonnie Glaser, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS ở Washington công khai bày tỏ ngay tại Trung Quốc. Bà Glaser đã nêu bật sự kiện được tạp chí quốc phòng IHS Jane’s tiết lộ, theo đó Trung Quốc đã cho xây trên Đá Chữ Thập tại Trường Sa một phi đạo dài cũng như một hải cảng đủ sức cho chiến hạm cập bến, và cho rằng mục tiêu của các công trình đó là để Bắc Kinh có thể quản lý hữu hiệu vùng nhận dạng phòng không mà Trung cộng muốn thiết lập tại Biển Đông.

Nhật báo Mỹ The New York Times ngày 23.11 đã trích nhận định của chuyên gia Glaser, theo đó phi đạo trên Đá Chữ Thập có thể được phi cơ quân sự Trung cộng sử dụng để tuần tra vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Bắc Kinh được cho là sẽ thiết lập trên Biển Đông.

Trước đó, trong một cuộc hội thảo tại Đà Nẵng trong hai ngày 17-18.11.2014, Giáo sư Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật quốc tế tại Đại học Quốc gia Singapore, cũng bày tỏ quan ngại trước khả năng Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không Biển Đông. Đối với chuyên gia Beckman, đây là một điều hoàn toàn có thể xẩy ra vào lúc tình hình căng thẳng vẫn tồn tại giữa Trung Quốc và hai nước Việt Nam, Philippines, cũng như căn cứ vào các tuyên bố gần đây của nhiều quan chức và nhà bình luận Trung Quốc.

Việc Trung cộng tăng cường bồi đắp, cải tạo và mở rộng các thực thể mà họ chiếm đóng trên Biển Đông trong thời gian qua là nhằm lót đường cho quyết định tuyên bố vùng phòng không khi thời cơ đến, một điều mà nhiều chuyên gia cho là Bắc Kinh tất yếu sẽ làm, cho dù trước mắt còn dè dặt.

Trong khi chờ đợi, theo tạp chí quốc phòng IHS Jane’s, các cơ sở mới được củng cố của Trung cộng tại vùng Biển Đông hoàn toàn có thể cho phép Bắc Kinh « bức ép các láng giềng từ bỏ các đòi hỏi chủ quyền cũng như các thực thể đang trấn giữ trên Biển Đông… Hay ít ra là giúp Trung cộng có thế mạnh trong các cuộc thương thuyết, trong trường hợp đàm phán được mở ra ».

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here