Theo thỏa thuận của chính quyền Bắc Triều Tiên, cuối tháng 10 vừa qua, một phái đoàn của bộ Ngoại giao Nhật đã lên đường sang Bình Nhưỡng để thu thập thêm thông tin về những người Nhật bị Bắc Hàn bắt cóc cách đây ba, bốn thập niên. Vì vấn đề này được cả nước Nhật quan tâm nên bộ Ngoại giao Nhật phải để cho một số ký giả của những tờ báo lớn tháp tùng theo, nhưng chính quyền Bình Nhưỡng chỉ cho phép nhập cảnh một số ký giả giới hạn mà thôi với điều kiện phải nạp đầy đủ lý lịch và bắt hứa khi sang tác nghiệp phải tuân thủ một số điều lệ, chẳng hạn như không ai được mang theo điện thoại di động, muốn sử dụng thì sẽ cho mượn và mỗi ký giả chỉ được cung cấp 7 cạt mã thẻ cào điện thoại di động.
Khi đến khách sạn, tất cả ký giả Nhật đều đến sắp hàng mượn điện thoại di động để liên lạc về ngay cho tòa soạn, mọi người đều nhận được theo chỉ tiêu, nhưng đến phiên ký giả Sakurai của tờ Sankei thì quan chức phụ trách việc cho mượn điện thoại di động nói lớn cho mọi người nghe rằng tờ báo của ông ký giả này chuyên viết bài nói xấu về đất nước Bắc Triều Tiên chúng tôi nên bị phạt chỉ phát cho 5 cạt sử dụng điện thoại di động mà thôi. Chẳng những ký giả Sakurai mà tất cả các ký giả Nhật đều lên tiếng kháng nghị, nhưng các quan chức phụ trách bảo rằng kháng nghị cũng vô ích vì chúng tôi phải thi hành theo lệnh cấp trên.
Khách sạn mà các ký giả Nhật ở thuộc hạng sang nhất ở Bình Nhưỡng, nhưng không phòng nào có đường dây LAN để vào Internet, ngoại trừ ở phòng hội lớn của khách sạn, muốn sử dụng phải xách máy xuống đó mà dường như đường dây LAN này mới vừa thiết bị cách đây mấy ngày mà thôi, chẳng biết thiết bị như thế nào mà có máy nối được có máy không khiến một số ký giả phải xách máy chạy lòng vòng. Thực trạng là như vậy thế mà các khẩu hiệu thật kêu do lãnh tụ Kim Chính Ân đề ra như ‘’Chiến tranh Internet (cyberwar) là thanh bảo kiếm vạn năng của Bắc Triều Tiên’’ hay ‘’Bắc Triều Tiên sẽ là cường quốc về công nghệ thông tin’’ được báo đài nước này lãm nhãm gần như mỗi ngày.
Theo quy định thì không một ký giả nào được phép xách máy quay phim đi thu tin hay phỏng vấn bất kỳ ai đi đường, nhưng sẽ được hướng dẫn đi tham quang thủ đô Bình Nhưỡng cho biết đời sống người dân ở đây ra sao. Nơi được dẫn đến là ngọn dồi Vạn Thọ, có tượng đài bằng đồng của hai cha con ông Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật, ở đó có người đông như đi trẩy hội nối đuôi nhau đến dâng hoa dưới tượng đài, chúng tôi hỏi người hướng dẫn rằng hôm nay là ngày lễ gì mà dân chúng đến dâng hoa nhiều thế ? Người hướng dẫn viên nở nụ cười hãnh diện trả lời rằng hôm nay chẳng phải là ngày lễ gì cả, nhưng ở đây lúc nào cũng đông người, họ đến đây để tạ ơn hai lãnh tụ kính yêu đã đất nước này một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, những cặp trai gái đến dâng hoa là để báo cáo với hai lãnh tụ kính yêu là họ sắp thành hôn với nhau, chẳng phải riêng gì người dân thủ đô mà có nhiều cặp ở những tỉnh xa vẫn lặng lội đến dâng hoa.
Thường thì vào những dịp như vậy phải chụp vài tấm hình làm kỷ niệm thế mà chẳng có ai chụp hình, chụp ảnh gì cả là điều khác lạ, tuy Bắc Triều Tiên là nước đang còn nghèo đói, nhưng không thể cả mấy ngàn người với áo quần tươm tất, sặc sở chẳng lẽ không ai có máy chụp hình hay sao ? đúng là đất nước Bắc Triều Tiên thật khó hiểu. Lưu lại Bình Nhưỡng chỉ hai ngày mà vô số chuyện khó tin, nếu ở một tuần lễ mà được phép đi thu tin tự do thì chắc viết hoài không hết chuyện lạ ở cái xứ Xã hội chủ nghĩa này.