Trung cộng bị tố cáo là nước xuất khẩu dụng cụ tra tấn

- Quảng Cáo -

Trung cộng bị tố cáo là nước xuất khẩu dụng cụ tra tấn

Hôm 23/09/2014, Tổ chức bảo vệ nhân quyền Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đã cực lực tố cáo hiện tượng Trung cộng gia tăng xuất khẩu công cụ tra tấn, mặc nhiên khuyến khích hành vi vi phạm nhân quyền tại nhiều nước châu Á và châu Phi.

dungcutratan 300x225Trong bản báo cáo mang tựa đề « Thương mại về Công cụ tra tấn và đàn áp của Trung Quốc », đồng thực hiện với Quỹ nghiên cứu Omega Research Foundation, Ân xá Quốc tế đã nêu bật số lượng nhảy vọt của các công ty Trung cộng chuyên xuất khẩu công cụ tra tấn, hiện đã lên đến 130 công ty – đa số là các công ty quốc doanh – so với vỏn vẹn 28 đơn vị vào năm 2003.

Dưới tên gọi mỹ miều là « thiết bị thực thi luật pháp », các công cụ này lẽ dĩ nhiên bao gồm các phương tiện thông thường như xe bọc thép chống bạo động, hơi cay, đạn cao su… Thế nhưng, bên cạnh đó, trong danh mục chính thức (catalogue) của các sản phẩm được bán đi, còn có đủ loại công cụ ghê gớm, từ dùi cui gắn gai nhọn, cùm cực nặng để khóa chân, cho đến gậy gắn điện gây sốc hay còng để khóa và xiết ngón tay…

- Quảng Cáo -

Đối với Ân xá Quốc tế, đó là các loại dụng cụ « ác độc và vô nhân đạo về bản chất, và cần phải bị nghiêm cấm ngay lập tức ».

Đi vào chi tiết, báo cáo ghi nhận là có đến 7 công ty Trung cộng chính thức chào hàng loại dùi cui mà phần đầu tua tủa gai nhọn. Được biết Trung cộng là nước duy nhất làm ra sản phẩm này. Công cụ này, theo Ân xá Quốc tế, đã được cảnh sát Cam Bốt sử dụng và đã được bán cho các lực lượng an ninh của Nepal và Thái Lan.

Theo Ân xá Quốc tế là ngày càng có thêm nhiều công ty Trung cộng kiếm lợi từ việc buôn bán các công cụ tra tấn và trấn áp, qua đó « thúc đẩy việc vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới ».

 

Gần một nửa người Việt đến Mã Lai làm thuê bị cưỡng bức lao động

Đó là kết quả cuộc khảo sát kéo dài trong hai năm, do Verité – một tổ chức quốc tế khảo sát và công bố. Cuộc khảo sát này do Bộ Lao động Hoa Kỳ tài trợ.

congnhantaiMaLaiHiện có khoảng 200.000 công nhân ngoại quốc được các nhà máy sản xuất đồ điện tử của Mã Lai thuê làm việc. Khoảng một phần ba số này bị cưỡng bức lao động. Công nhân Việt Nam hiện là nhóm dẫn đầu về tình trạng bị cưỡng bức lao động (khoảng 40%). Theo Verité, công nhân Việt Nam phải trả phí môi giới tuyển dụng cao nhất (trung bình là 1.028 Mỹ kim/người) nhưng lại bị trả lương thấp nhất (chỉ khoảng 308 Mỹ kim/người/tháng).

Verité không phải là tổ chức quốc tế đầu tiên cảnh báo về tình trạng người Việt bị các công ty môi giới lao động bóc lột từ trong nước và bị chủ ngoại quốc bóc lột tiếp khi ra ngoại quốc làm thuê. Sự bóc lột tàn tệ này khởi đầu từ chính sách của chế độ Hà Nội.

Năm ngoái có hàng loạt cáo buộc nhà cầm quyền CSVN dính líu trực tiếp hoặc gián tiếp đến nạn buôn người. Đề cập đến tệ nạn buôn người tại Việt Nam, nhiều tổ chức quốc tế xem việc chế độ Hà Nội dung dưỡng cho các công ty chuyên xuất cảng lao động, bóp nặn tiền bạc, bóc lột người Việt đi làm thuê ở nước ngoài là buôn người.

Đầu năm nay, Walk Free – một tổ chức quốc tế chuyên tranh đấu cho nhân quyền công bố “Chỉ số tình trạng Nô lệ 2013”. Theo kết quả khảo sát – phân tích – xếp hạng của Walk Free  về “tình trạng Nô lệ 2013” thì Việt Nam xếp thứ 64/162 trên bình diện toàn cầu. Còn xét riêng khu vực châu Á, Việt Nam xếp thứ 9. Nếu xếp theo tổng số nô lệ, Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới.

Con số nô lệ tại Việt Nam được Walk Free ước đoán nằm trong khoảng từ 240 ngàn đến 260 ngàn. Walk Free nhận định, tình trạng người Việt bị cưỡng ép lao động phổ biến cả ở bên ngoài lẫn bên trong Việt Nam.

Trước đây, chuyện lừa gạt, cưỡng ép làm việc và dùng nhiều biện pháp khác nhau để cầm giữ người lao động, cột chặt họ với giới chủ chỉ xảy ra với những người Việt đi làm thuê ở nước ngoài và những người Việt là nạn nhân của nạn buôn người. Nay, điều đó đang xảy ra trên khắp Việt Nam.

 

Khánh thành đường cao tốc nối liền Việt-Trung

duong-cao-toc-noi-bai-lao-cai-truoc-gio-thong-xeHôm 21.9.2014, đường cao tốc dài nhất Việt Nam nối liền Nội Bài (Hà Nội) với tỉnh Lào Cai ở Tây Bắc giáp ranh với Trung Quốc có tổng chiều dài 245km đã được chính thức khai trương.

Dự án đường cao tốc chạy từ Nội Bài sang các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, tới Lào Cai được hoàn thành sau 5 năm, với tổng chi phí đầu tư trên 1,4 tỉ đô la. Trong số này có khoảng 1 tỉ Mỹ kim vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Với tuyến đường mới này, thời gian di chuyển từ Hà Nội tới Lào Cai sẽ mất từ 3 đến 4 tiếng thay vì là 10 tới 12 giờ đồng hồ như trước đây.

Giới chức ADB nói đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thương mại Việt-Trung và biến hành lang vận chuyển khu vực thành một hành lang kinh tế thật sự.

Ngân hàng ADB cho biết dự án này là một phần không thể tách rời của hành lang kinh tế Bắc-Nam Tiểu Vùng Sông Mekong Mở rộng, chạy dọc theo khu vực Côn Minh của Trung Quốc tới thủ đô Hà Nội và cảng Hải Phòng của Việt Nam và cũng sẽ được nối liền với đường cao tốc Côn Minh ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, chỉ sau vài giờ khai trương, nhiều người dân cho hay “đinh tặc” đã xuất hiện. Ông Bảo Sơn, một tài xế đi qua đường này cho hay, tại địa phận thị trấn Gia Khánh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc xuất hiện “đinh tặc” rải một số ốc vít nhọn, đinh tán trên lòng đường. Những chiếc ốc vít này có chiều dài khoảng 2 cm, một số bu-lông có chiều dài 3-4 cm.

Tất cả các phương tiện đều chạy với vận tốc từ 80-120km/h. Vì thế, nếu xe đâm phải đinh tự chế sẽ rất dễ xảy ra tai nạn, nhẹ thì bị hư hỏng xe, nặng thì ảnh hưởng tới tính mạng.

Nhiều người đi đường đã thông báo tới nhà chức trách và cảnh báo tới người thân, bạn bè cẩn thận khi đi qua đoạn đường này.

Đội quản lý vận hành số 1 thuộc tổng công ty điều hành đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai cho biết từ đầu tháng 9 đến nay tuyến đường này đã xảy ra hơn 20 vụ trong đó gần 50% là bị nổ vỏ xe.

195462-dinh-tac-400
Vừa thông xe đường cao tốc dài nhất Việt Nam đã bị “đinh tặc” và tai nạn giao thông
- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here