Phim ca ngợi Tướng Giáp hủy chiếu ‘vì ế’

- Quảng Cáo -

Phim ca ngợi Tướng Giáp hủy chiếu ‘vì ế’

140919093209_1_624x351_na_nocreditMột bộ phim được thực hiện để ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp được nhà nước CSVN đầu tư đến 21 tỷ đồng đã phải ngưng chiếu vì không bán được vé.

Theo VnExpress, bộ phim ‘Sống cùng lịch sử’ của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân có nội dung nói về ba thanh niên trẻ tình cờ ‘mơ thấy’ mình hóa thân thành những công binh kéo pháo, đào hầm của quân đội Bắc Việt trong cuộc chiến 56 ngày đêm.

Tuy nhiên, tại Hà Nội, hai rạp phim duy nhất công chiếu phim này từ hôm 2/9 là Trung tâm Chiếu phim Quốc gia và rạp Kim Đồng đã phải hủy các buổi chiếu vì “số lượng khán giả tới xem chỉ từ 2 đến 3 người”.

- Quảng Cáo -

VnExpress hôm 19/9 dẫn lời đạo diễn Nguyễn Thanh Vân cho biết nhóm làm phim của ông đã liên lạc với các rạp nhà nước và tư nhân, nhưng “không phải rạp tư nhân nào cũng đồng ý” trình chiếu bộ phim do e ngại về “bài toán kinh doanh”.

Ông cũng cho biết đợt chiếu vừa qua là để mừng lễ 2/9 chứ không phải phát hành quy mô toàn quốc.

Trang Facebook quảng bá bộ phim tính đến ngày 19/9 chỉ có 102 lượt thích (likes).

Nhiều ý kiến trên mạng xã hội cũng nêu những lý do khác khiến họ không tiếp đón bộ phim theo như mong đợi của nhà sản xuất.

Bình luận được nhiều lượt thích nhất của độc giả nick Louis H-Navy trên trang Facebook của VnExpress viết: “Người ta đâu có làm phim, người ta chỉ cố rút được càng nhiều tiền thuế càng tốt. Sau đó Đảng và Nhà Nước rút kinh nghiệm, Quốc Hội phê và tự phê, sau cùng dân ta tự hào đang sống trong thiên đường Xã hội Chủ nghĩa! Thế thôi.”

Một nick với tên Bảo Minh chia sẻ trên Facebook: “Vấn đề không nằm ở chỗ phim nhà nước hay tư nhân sản xuất mà là: làm phim về lịch sử nếu kông trung thực với lịch sử thì sẽ tiếp tục thất bại và khán giả hờ hững.”

Facebooker Ốc Bươu Vàng, trên BBC Vietnamese Facebook: “Chúng ta nên cảm thấy tức giận, bởi 21 tỷ đồng ấy là thuế của chính chúng ta và sẽ không bao giờ được thu hồi lại”.

 

Đường sắt đội vốn hàng triệu đô la và chậm hoàn thành là tại ”Con ông cháu cha”

Đó là lời của ông Nguyễn Xuân Thủy – nguyên Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Giao thông vận tải (Bộ GTVT), nói như vậy về tình trạng xây dựng các hệ thống đường sắt nội đô ở Việt Nam trên tờ Đất Việt hôm Thứ Sáu 19.9.2014.

Trong buổi làm việc ngày 12.9, với Hà Nội, Sài Gòn cùng “mổ xẻ” các nguyên nhân chậm tiến độ và tăng tổng mức đầu tư của các dự án đường sắt đô thị. Ông Đinh La Thăng thừa nhận rằng „Đường sắt đội vốn do lỗi chủ quan“, nhưng ông chống chế cho việc “đội vốn” là “do chưa có tiền lệ thực hiện dự án đường sắt, cũng như chưa có con người đủ kiến thức, bản lĩnh để nghiên cứu thấu đáo nên khâu chuẩn bị đầu tư sơ sài, đưa ra tổng mức ban đầu rất thấp nên phải điều chỉnh sau này”.

Nhưng những gì được ông Nguyễn Xuân Thủy vạch ra cho thấy sự thật khác hẳn.

Theo ông Thủy cho biết: “Nếu theo dõi sẽ thấy, Hà Nội có hiện tượng chọn người nhưng không đúng nghề, nhiều người không hiểu biết gì về đường sắt trên cao, không hiểu biết gì về tàu điện ngầm, không hiểu biết gì về giao thông đô thị nhưng lại đưa vào làm trong Ban dự án đường sắt đô thị. Thực chất những người này là con ông cháu cha, người quen biết, chính như vậy mới sinh ra lợi ích nhóm.”

duong_sat_do_thi_cham_tien_do_va_doi_von_60_170_0_122359852Vì những người có trách nhiệm điều hành và thực hiện dự án như vậy nên theo ông Thủy “họ mới đưa ra những phương án rất ngô nghê, thậm chí sai, thiếu hợp lý, thiếu khoa học, nó biểu hiện ngay những thứ nhỏ nhất như trang quảng cáo, tờ rơi phát ra cho mọi người. Quả thực có nhiều tờ rơi mà đọc cũng thấy hiện rõ sự ngô nghê, thiếu hiểu biết về giao thông đô thị.”

Có dự án “đội vốn” 60%  nhưng có những dự án bị “đội vốn” tới 20%, còn chậm “tiến độ” làm chuyện phổ biến.

Trong một thống kê trên tờ Thanh Niên ngày 13/9/2014 qua bài viết “Vốn tăng phi mã, tiến độ rùa bò”, người ta thấy tại Sài Gòn có 2 dự án thì tình trạng như sau:

-Tuyến metro số 1: Bến Thành – Suối Tiên dài 19,7 km, tổng mức đầu tư tăng từ 17.387 tỉ đồng lên 47.325 tỉ đồng (tăng 172%), dự án đã phải lùi tiến độ dự kiến 2 năm từ 2018 lên 2020.

-Tuyến metro số 2 (giai đoạn 1) đoạn Bến Thành – Tham Lương dài 11,3 km, tổng mức đầu tư từ 1,374 tỉ USD lên 2,15 tỉ USD (tăng $784 triệu), chậm 2 năm.

Còn tại Hà Nội hiện đang có 4 dự án thì:

– Tuyến metro Nhổn – ga Hà Nội dài 12.5 km chậm 3 năm so với kế hoạch, tổng mức đầu tư từ 653 triệu euro tăng lên 1,17 tỉ euro (tăng 50.2%).
–  Tuyến metro số 2 đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo dài 11,5 km, tổng mức đầu tư tăng từ 19,500 tỉ đồng lên 51,750 tỉ đồng (tăng 164%), chậm 3 năm.
–  Tuyến metro số 1 Hà Nội (giai đoạn 1) dài 15.36 km, tới nay vẫn chưa rõ hướng tuyến, sẽ phải điều chỉnh cả quy mô, tổng mức đầu tư và tiến độ.

– Tuyến metro Cát Linh – Hà Đông dài 13.05 km, hiện đang rà soát điều chỉnh tổng mức từ $552 triệu lên 891 triệu, tăng thêm $339 triệu, tiến độ dự kiến tháng 11.2013 đã phải điều chỉnh xuống tháng 12.2015, chậm 2 năm.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, thì „người đấu thầu đưa giá thấp rồi phát sinh về sau. Câu chuyện này vô cùng đáng lo ngại chứ không hề đơn giản, gần như kiểu chiêu làm hàng“. Hiện nay, chúng ta ra sức đi vay, khi đến đời con cháu sẽ phải trả nợ, vốn ODA trợ giúp hoàn lại, mà đều có lãi, người dân VN những thế hệ đi sau sẽ phải còng lưng trả nợ.

Hiện tượng làm ăn này cũng giống như các nhà thầu Trung quốc cứ nhận giá thầu rẽ rồi sau đó bắt chẹt để nâng vốn lên. Đó là chưa kể chất lượng công trình „dỏm“.

 

Tỉ lệ bệnh phổi ở Sài Gòn cao nhất nước vì không khí ô nhiễm

chiều ngày 18 tháng 9, năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra bản phúc trình cho biết Sài Gòn hiện là địa phương có người bị bệnh phổi đông nhất Việt Nam.

477c5acf-e527-4787-922b-fa0e8850b7bbCác địa phương có tỉ lệ bênh nhân mắc bệnh phổi được xếp hạng cao kế tiếp thành phố Sài Gòn là Hà Nội, Đồng Nai, Bắc Giang và Hải Phòng. Báo Pháp Luật Sài Gòn dẫn tuyên bố của ông Nguyễn Văn Thuỳ, Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, nói thủ phạm gây bệnh đường hô hấp tại các vùng nói trên là không khí ô nhiễm. Không khí ô nhiễm tại các vùng trên vượt rất nhiều lần ngưỡng cho phép, gây ho, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn và cuối cùng dẫn đến ung thư phổi.

Ông Nguyễn Văn Thuỳ cũng nói rằng số bệnh nhân nhỏ tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 tăng cao chưa từng có trong vòng 10 năm trở lại đây. Thống kê tại bệnh viện này cho thấy, số bệnh nhi tăng đều hàng năm vì bị viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, bệnh suyễn và dị tật bẩm sinh. Việc trồng thêm cây cối, mở rộng các công viên ở các đô thị là hết sức cần thiết để làm gia tăng không khí trong lành, đặc biệt tại các thành phố lớn.

Đề nghị này có vẻ như trái ngược với thực tế trong những ngày qua. Hàng chục cây cổ thụ lâu đời ở các khu vực trung tâm Sài Gòn và Hà Nội đã bị đốn hạ chẳng tiếc thương, mà không hề được hứa hẹn sẽ trồng lại để tái lập khoảng xanh cho khu vực trung tâm các thành phố lớn ở Việt Nam.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here