Hơn 14.000 điện thoại ở VN bị nghe lén

- Quảng Cáo -

Hơn 14.000 điện thoại ở VN bị nghe lén

Đó là kết quả thanh tra của đoàn thanh tra liên ngành gồm thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao- PC50 (Công an Hà Nội).”

Ptracker 400x300Tin cho biết Công ty TNHH công nghệ Việt Hồng (đường Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Q.Thanh Xuân, Hà Nội), một công ty kinh doanh về phần mềm, hoạt động có giấy phép từ năm 2010, vừa bị phát hiện kinh doanh phần mềm nghe lén P-tracker, gói dành cho cá nhân.

Tuy nhiên, đáng chú ý ở gói dành cho cá nhân đã khiến hàng chục nghìn điện thoại bị kiểm soát và nghe lén. Đây là sản phẩm phần mềm có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó được chính nhân viên của Việt Hồng phát triển.

- Quảng Cáo -

Phần mềm được cài trên các máy điện thoại sử dụng hệ điều hành Android. Sau khi được cài vào điện thoại cần theo dõi, tất cả dữ liệu như danh bạ, tin nhắn, các cuộc gọi đi, gọi đến, âm thanh ghi xung quanh, hình ảnh, video, thống kê lịch sử trang web, lộ trình di chuyển, vị trí hiện tại của máy bị giám sát… sẽ được phần mềm lưu lại và đẩy lên máy chủ sau 5-10 phút khi máy có kết nối Internet.

Nguy hiểm hơn, người theo dõi có thể chủ động kích hoạt 3G/GPRS cho máy bị theo dõi từ xa để đẩy dữ liệu lên hệ thống. Thậm chí có khả năng ra lệnh điều khiển từ xa như: ghi âm xung quanh, nghe âm thanh xung quanh, quay video, chụp ảnh…

Phần mềm này còn nguy hiểm khi không quản lý theo SIM điện thoại mà theo mã số nhận dạng quốc tế cho thiết bị di động (EMEI), do đó kể cả thay bằng SIM khác máy điện thoại vẫn bị theo dõi tất cả thông số nói trên.

Theo PC50, cho tới nay đã có một số công ty thám tử tư đã đăng ký sử dụng dịch vụ của Công ty Việt Hồng và 14 đại lý kinh doanh sản phẩm P-tracker trên nhiều địa phương cả nước, trong đó ngoài Hà Nội còn có cả Sài Gòn, Đà Nẵng, thậm chí tận Lào Cai… Người sử dụng hiện đã trải rộng trên khắp nhiều tỉnh thành.

Tuy nhiên, không rõ trong 14.000 điện thoaị bị nghe lén có các quan chức trong Trung ương Đảng CSVN hay không…

Người ta nghi ngờ CA CSVN đã điều tra biết được đây là thủ thuật của tình báo Trung cộng dùng để nắm bắt các cuộc trao đổi điện thoại của các quan chức CSVN là chính, nhưng không dám trách cứ trực tiếp công an CSTQ nên đổ hết tội cho một công ty Việt Nam.

 

Tàu Trung cộng lại đâm nát mũi tàu Việt Nam

Theo Cục Kiểm Ngư Việt Nam, sáng ngày 23.06.2014, các tàu của Trung cộng hiện diện tại khu vực đang có tranh chấp chủ quyền liên tục bám sát, ép các tàu của kiểm ngư Việt Nam dạt ra xa khu vực có giàn khoan 981.

Năm con tàu của Trung cộng gồm: một tàu cảnh sát biển (mang số hiệu 11), bốn tàu vận tải (284, 285, Hữu Liên 09, Tân Hải 285) đã vây tàu KN 951 của kiểm ngư Việt Nam, phun vòi rồng vào tàu KN 951, sau đó hai tàu vận tải Hữu Liên 09 và Tân Hải 285 đâm vào hai bên mạn của tàu KN 951.

715027_242_430Sau khi bị đâm, mạn phải và mạn trái của tàu KN 951 bị biến dạng hoàn toàn. Một số phòng trong tàu bị hư hỏng. Bè cứu sinh rơi xuống biển. Khi con tàu mang số hiệu 8003 của cảnh sát biển Việt Nam đến cứu tàu KN 951, năm tàu của Trung Quốc, bao gồm bốn tàu cảnh sát biển và một tàu vận tải đã phun vòi rồng, ép, ngăn cản việc tiếp cứu.

Cục Kiểm Ngư Việt Nam cho biết, một số kiểm ngư viên trên tàu KN 951 bị thương nhưng không có ai bị thương nặng. Cũng trong ngày hôm qua, dưới sự hỗ trợ của hai tàu cảnh sát biển mang số hiệu 46102 và 46106 của Trung Quốc, 38 tàu đánh cá vỏ sắt của Trung Quốc đã dàn hàng ngang, ép các tàu đánh cá của Việt Nam giạt ra xa ngư trường quanh quần đảo Hoàng Sa.

Giữa tuần trước, hôm 15 tháng 6, cũng tại khu vực mà Việt Nam và Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền, một tàu vận tải mang số hiệu 252 của Trung Quốc đã đâm vào mạn trái tàu kiểm ngư mang số hiệu 762 của Việt Nam, khiến mạn trái tàu kiểm ngư mang số hiệu 762 của Việt Nam bị biến dạng, nhiều thiết bị trên con tàu này bị hư hỏng.
ImageView.aspx

 

Quốc hội CSVN bãi bỏ điều khoản buộc người Việt hải ngoại ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam

Sáng ngày 24 tháng 6, Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi đã được kỳ họp của quốc hội Cộng sản Việt Nam thông qua với đa số tuyệt đối, 95.98%.

Ho chieu chi pheoLuật Quốc tịch vừa được thông qua lần này không có điều khoản buộc người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam để không bị mất quốc tịch Việt Nam.

Nội dung Luật này xác định rằng, quốc tịch là một quyền dân sự, đã được pháp luật ghi nhận, cho nên luật không buộc một người bị mất quốc tịch nếu không ghi danh giữ quốc tịch như luật hiện hành.

Cũng theo Luật này, việc buộc người Việt Nam hải ngoại ghi danh giữ quốc tịch sẽ làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, gây phiền hà…

Theo luật Quốc tịch hiện hành được ban hành năm 2008, người Việt ở hải ngoại bị buộc phải ghi danh giữ quốc tịch trước ngày 1 tháng 7. 2014. Sau đó, thời hạn này được kéo dài thêm 5 năm nữa, tức là 1 tháng 7. 2019 là hạn cuối để người Việt Nam hải ngoại ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam.

Tuy nhiên theo thống kê của Bộ Tư pháp Cộng sản Việt Nam thì mặc dù đã 6 năm trôi qua nhưng cho đến nay chỉ có khoảng 6.000 trong tổng số gần 4.5 triệu người Việt Nam định cư ở ngoại quốc ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam, chiếm tỉ lệ khoảng 0.13% mà thôi.

Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam nhìn nhận rằng các con số này cho thấy, sẽ có hơn 4 triệu người từ chối quốc tịch Việt Nam sau ngày 1 tháng 7. 2014.

Tỉ lệ chắc chắn sẽ không thay đổi cho đến sau ngày 1 tháng 7, 2019 vì người Việt Nam định cư ở ngoại quốc không tha thiết đến việc xin giữ quốc tịch Việt Nam, vì giữ hay không giữ, có hay không có quốc tịch Việt Nam cũng chẳng có gì khác biệt.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here