CPJ kêu gọi Việt Nam ngưng dùng tù nhân chính trị làm con tin

- Quảng Cáo -

continỦy ban Bảo vệ Ký giả quốc tế (CPJ) vừa kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam ngưng bắt giữ tù nhân chính trị làm con tin để đổi lấy những sự nhượng bộ từ quốc tế về kinh tế hay quân sự. Lời kêu gọi được đưa ra vài ngày sau khi nhà bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ được Việt Nam phóng thích cho sang Mỹ trị bệnh.

Theo ông Bob Dietz, Điều phối viên Chương trình Châu Á của CPJ, thì không ít trường hợp các nhà hoạt động hay các tù nhân lương tâm trước đây từng được đề nghị trả tự do với điều kiện họ đồng ý rời khỏi nước, như trường hợp của luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Bùi Kim Thành, hay nhà văn Trần Khải Thanh Thủy. Cũng như sự kiện Việt Nam chỉ đồng ý trả tự do cho tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định trong những ngày cuối đời ông chống chọi với căn bệnh ung thư là một hành động vô nhân đạo. Đó là chưa kể đến, tình trạng các tù nhân lương tâm đang bị giam cầm tại Việt Nam bị ngược đãi, bị hành hạ và các nhà hoạt động luôn bị công an sách nhiễu, đàn áp.

Trong số những tù nhân đang bị giam cầm tại Việt Nam được CPJ đặc biệt chú ý có trường hợp của blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), người đang được CPJ mở các cuộc vận động trong đó có một chiến dịch thỉnh nguyện thư với hàng chục ngàn chữ ký gửi tới giới lãnh đạo Việt Nam.

CPJ hiện có danh sách 18 blogger đang bị cầm tù tại Việt Nam không phải vì nội dung các bài viết của họ, mà vì chính sách độc đoán của nhà cầm quyền, hoàn toàn không dung chấp bất cứ một ý kiến đối lập nào. Chính sách này đi ngược lại với các nhân quyền căn bản được quốc tế công nhận và các cam kết của Việt Nam, nhất là trong cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc hiện nay.

- Quảng Cáo -

Ông Dietz nhấn mạnh vấn đề không phải là bao nhiêu tù nhân lương tâm được thả mà là đến bao giờ Hà Nội chịu từ bỏ các hành vi đàn áp nhân quyền đã và đang được tận dụng triệt để vì nhiều mục đích khác nhau. Việc xuất khẩu tù nhân lương tâm để đổi lấy quyền lợi không phải là cách phát triển hay thay đổi lành mạnh cho đất nước Việt Nam và Hà Nội cần phải chấm dứt những chính sách đó.

CPJ kêu gọi cộng đồng quốc tế bên cạnh việc thúc đẩy Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm, hãy chú ý hơn nữa đến việc áp lực họ ngưng bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận và thôi giam cầm những tiếng nói chỉ trích nhà nước. Ngoài ra, thế giới cần tiếp tục có những nỗ lực đáng kể và hiệu quả hơn giúp Hà Nội cải thiện thành tích nhân quyền bị lên án gay gắt.

 

Tù Nhân Lương Tâm Đặng Xuân Diệu Kêu Cứu từ trại giam

dxdieuTin từ gia đình anh Đặng Xuân Diệu, một trong 14 TNCG và TL thì hiện nay sức khỏe của anh Diệu rất yếu. Theo gia đình thì hôm 9.04.2014, anh Diệu đã tuyệt thực đến ngày thứ 16, để phản đối cán bộ K3 trại 5 Yên Định, Thanh Hóa không giải quyết các đơn khiếu nại của Diệu vào ngày 24.12.2013.”

Trong chuyến thăm nuôi này, cán bộ trại giam không cho gia đình gặp Đặng Xuân Diệu với lý do “trong trại giam, Diệu vẫn khẳng định Diệu vô tội, không chịu mặc áo phạm nhân, cho nên cán bộ trại giam không cho Diệu thăm gặp gia đình. Và tháng 3 nay Diệu cũng không được gọi điện thoại về nhà.”

Những thông tin về Đặng Xuân Diệu được cán bộ trại giam thông báo ra bên ngoài chủ yếu bằng văn bản. Ông Đặng Xuân Hà cho biết : “Diệu luôn làm việc với cán bộ trại giam bằng văn bản. Do đó, [hôm thăm nuôi vừa rồi], cán bộ đưa cho tôi đọc, không cho mang về và bắt tôi ký nhận vào nội dung văn bản đó.”Từ khi Đặng Xuân Diệu bị bắt giam cho đến nay, gia đình mới chỉ được thăm gặp Diệu một lần duy nhất hồi tháng 12.2012, tại trại tạm giam Hà Nội.”

Anh Đặng Xuân Diệu bị bắt giam vào ngày 30.07.2011, tại Sài Gòn. Vào ngày 09.01.2013, trong phiên tòa sơ thẩm, tòa án tỉnh Nghệ An tuyên án anh Đặng Xuân Diệu 13 năm tù giam, với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 BLHS. Trong phiên tòa này, anh Diệu đã từ chối luật sư bào chữa vì anh Diệu khẳng định, anh vô tội và tự bào chữa.

Trong thời gian kháng cáo, quản giáo và cán bộ trại giam đã cố tình không cho anh Diệu kháng cáo như nhận định của luật sư Hà Huy Sơn, luật sư bào chữa cho anh Diệu, gửi tới Tòa án và VKS tối cao hồi ngày 11.04.2013.

Anh Đặng Xuân Diệu là một trong những người ký tên phản đối khai thác bauxite Tây Nguyên, yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho Luật sư Cù Huy Hà Vũ, biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa – Trường Sa.

 

Hà Tĩnh : Bắt người vô cớ, 4 công an bị dân vây bắt.

 

DanThachHa vaybatCA041014p2 VNNMột vụ việc được nhà cầm quyền coi là “nghiêm trọng” vừa xảy ra chiều nay, 10-4-2014, tại Hà Tĩnh khi hàng trăm dân chúng đổ ra vây bắt giữ 4 công an, vì cho rằng công an bắt người vô cớ như thường xảy ra trong thời gian gần đây trên nhiều địa bàn mà truyền thông đã đưa tin.

Vụ việc xảy ra lúc 2 giờ chiều nay tại huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, trong lúc công an huyện đến vây bắt anh Trương Văn Trường, một người dân trong xã Bắc Sơn, với tội danh thường được công an dùng bắt người hiện nay là “gây rối trật tự công cộng”.

Trước sự việc công an vô cớ bắt người được báo động, hàng trăm người dân trong xóm Trung Sơn thuộc xã Bắc Sơn đã kéo đến tụ tập trước nhà anh Trường để phản đối. Trong lúc ngăn chận công an dùng vũ lực áp giải anh Trường đi đã có xảy ra xô xát. Sau đó người dân cùng nhau bắt giữ 4 công an, trong khi 2 công an còn lại thoát chạy.

Được biết, trong thời gian qua, người dân Hà Tĩnh đã cảnh giác hiện tượng người dân âm thầm bị chận bắt vô cớ, với nhiều trường hợp bị đánh chết trong đồn công an, sau đó thông báo là đã “tự sát” xảy ra ngày một nhiều trên cả nước, nên đã cùng nhau dựa vào xóm giềng để tự bảo vệ nhau trước những trò bắt bớ tùy tiện và nguy hiểm của công an.

Theo tin từ công an Hà Tĩnh, khi nhận được tin báo, Ban giám đốc CA Hà Tĩnh đã phải huy động lực lượng CSCĐ và cán bộ lên đến cả trăm người phối hợp CA huyện Thạch Hà để giải thoát cho 4 công an bị dân bắt giữ. Cũng theo nguồn tin này thì đã có đụng độ giữa công an và người dân địa phương  trong lúc công an đàn áp để giải cứu người, khiến cho nhiều người bị thương. Mãi đến 3 giờ 30 chiều, cuộc “giải cứu” mới thành công.

Chắc chắn trong những ngày tới không tránh khỏi những cuộc bắt nguội như đã từng xảy ra khi mà công an tuyên bố với báo chí là họ “đang làm rõ các đối tượng liên quan để xử lý trước pháp luật”. Tình hình hiện vẫn còn đang căng thẳng, và phía người dân cho biết sẽ tiếp tục đấu tranh bảo vệ lẫn nhau trong những ngày tới.

 

Ðà Nẵng xây cầu đi bộ 35 triệu đô, bị chống kịch liệt

xaycauMột chiếc cầu được phác họa trong suy nghĩ của các nhà lãnh đạo thành phố Ðà Nẵng, cho đến lúc lên phương án và chọn phương án chỉ mất 35 ngày, đang làm bùng lên dư luận chống đối kịch liệt. Dự án ra đời chóng vánh này lại ngốn đến 30 triệu đô la, chỉ dành cho người đi bộ vượt sông Hàn.

Sáng ngày 8 tháng 4, 2014, Ủy Ban Mặt Trận thành phố Ðà Nẵng đã mở một cuộc họp gọi là “thu thập ý kiến phản biện” dự án trên. Theo báo Pháp Luật Sài Gòn, đây là lần đầu tiên, một tổ chức đoàn thể trực thuộc nhà nước, đứng ra thu thập ý kiến của dư luận về dự án xây cầu của các nhà lãnh đạo Việt Nam.

Dự án xây cầu dành cho khách bộ hành bắc ngang sông Hàn có hình vỏ sò, theo thiết kế của công ty tư vấn Hyder Consulting, Hoa Kỳ do một công ty cổ phần thuộc tổ hợp tài chính Mặt Trời làm chủ đầu tư. Chính quyền Ðà Nẵng đã thông qua dự án này, trị giá trên 600 tỉ đồng, tương đương 30 triệu đô la theo ước tính ban đầu.

Theo VTC News, phương án cầu Vỏ Sò dành cho khách đi bộ vượt sông Hàn được lựa chọn trong số 16 phương án đệ trình của 7 công ty ngoại quốc. Ngoài mô hình vỏ sò, chiếc cầu có bề mặt rộng 10.5m, dài 49m, với độ tĩnh không tương đương cầu Rồng và cầu sông Hàn, cao từ 7m đến 8.5m. Cầu còn có một công viên rộng 1,500 thước vuông nhô ra sông để du khách qua lại ngắm cảnh, uống cà phê giải khát, v.v… Khu vực giữa cầu còn có một đảo nhỏ rộng 600 thước vuông có thể làm nơi vui chơi, giải trí, trình diễn văn nghệ chứa được 300 người.

Tuy nhiên, tại cuộc họp sáng ngày 8 tháng 4, 2014 của Mặt Trận thành phố Ðà Nẵng, nhiều ý kiến cho rằng đây là dự án lãng phí vì không cần thiết và nhất là tạo gánh nặng cho ngân sách eo hẹp. Theo ông Phan Ðức Hải, phó chủ tịch Hội Quy Hoạch-Phát Triển Ðô Thị thành phố Ðà Nẵng, đây là dự án của nhà giàu. Ông còn  dẫn lời một số nhà nghiên cứu cho rằng, thành phố Ðà Nẵng đang bị “bội thực cầu.”

Còn theo ông Nguyễn Ðình An, cựu phó chủ tịch chính quyền tỉnh Quảng Nam-Ðà Nẵng, chiếc cầu trên là “không bình thường” vì có cả đảo giữa sông để kinh doanh thương mại, dịch vụ, trong khi cô giáo và học sinh Ðiện Biên phải chui túi nylon để vượt thác đến trường. Trưởng Ban Tổ Chức Thành Ủy Ðà Nẵng cũng cảnh cáo rằng coi chừng việc xây cầu làm “tiền thuế của dân trôi ra biển.”

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here