Thánh Lễ An Táng Nhà Giáo Phêrô Đinh Đăng Định

- Quảng Cáo -

tangleTin từ trang mạng Dòng Chúa Cứu Thế, có gần 1000 người bao gồm thân nhân, bạn hữu, những người Công giáo, không Công giáo đã tham dự thánh lễ an táng thầy giáo Phêrô Đinh Đăng Định tại nhà thờ Giáo xứ Đức Mẹ HCG Sài Gòn, lúc 7 giờ, thứ Hai, 07.4. Tiễn biệt thầy giáo Phêrô Đinh Đăng Định, một nhà giáo yêu nước, một tù nhân lương tâm đã kiên trì không mệt mỏi lên tiếng cho lợi ích chung của dân tộc Việt Nam.

Thánh lễ do linh mục Giuse Nguyễn Thể Hiện, Trưởng Ban công lý và hòa bình Tỉnh DCCT chủ tế và giảng lễ. Đồng tế với ngài có linh mục Giuse Maria Lê Quốc Thăng, Tổng thư ký UB Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Ngoài ra còn có linh mục Vinhsơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh DCCT, linh mục Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên tu viện, kiêm chánh xứ Gx. Đức Mẹ HCG và một số linh mục khác tham dự thánh lễ cùng với cộng đoàn. Một số dân oan, tù nhân lương tâm, những người yêu tự do dân chủ không phải là người Công giáo cũng vào trong nhà thờ tham dự thánh lễ.

Bắt đầu thánh lễ, thầy Gioan B. Trần Thụ Phương, DCCT đọc tiểu sử thầy Đinh Đăng Định, và lược lại những công việc thầy đã làm, nhất là việc thầy lên tiếng phản đối dự án Bauxite tại Tây Nguyên và việc thầy bị chính quyền cộng sản kết án 6 năm tù giam vào tháng 10.2011 vì những gì thầy lên tiếng.

Linh mục Giuse Hiện cũng nói rằng, cái chết của thầy Đinh Đăng Định mở ra cho mọi người ý thức một số thực tại quan trọng, đó là : thứ nhất phải xây dựng xã hội trên một nền tảng quân bình hơn, thật hơn, giá trị hơn chứ không phải là xây dựng xã hội trên một chủ thuyết kinh tế và chính trị của Marx – Lênin. Điểm thứ hai là nỗ lực thế nào để quyền được tham gia vào việc điều hành xã hội của mỗi người và mọi người được tôn trọng, và điều thứ ba, là làm thế nào để quyền của các tù nhân, nhất là tù nhân lương tâm được tôn trọng.

- Quảng Cáo -

Nhận định về trường hợp của cha mình, con gái ông Định cho rằng, nhà cầm quyền CSVN nợ ông một lời xin lỗi vì ông vô tội.

Trong một thông cáo về sự kiện ông Đinh Đăng Định qua đời, ông Rupert Abbott, người đặc trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của tổ chức Ân xá Quốc tế, ngỏ lời phân ưu với thân nhân của ông Định. Ông Abbott gọi trường hợp ông Định là một thảm kịch và cần biến thảm kịch này thành lời kêu gọi thức tỉnh. Theo ông Abbott, tại Việt Nam, vẫn còn rất nhiều người đang bị giam giữ một cách khắc nghiệt chỉ vì họ dám lên tiếng nói sự thật.

Ông Rupert Abbott kêu gọi Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm, những người, giống như ông Đinh Đăng Định, đã không làm gì khác ngoài việc bày tỏ ý kiến của họ một cách ôn hoà.”

 

Hai huyện ở Bình Định tan nát vì khai thác titan

khai-thac-titanBình Định vốn là một trong bốn tỉnh có trữ lượng titan cao nhất Việt Nam (2.5 triệu tấn). Đây là lý do khiến nhà cầm quyền tỉnh này cấp hàng loạt giấy phép khai thác titan. Chỉ tính riêng hai huyện Phù Mỹ và Phù Cát đã có 30 doanh nghiệp được phép khai thác titan. Riêng xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ đã từng có 10 doanh nghiệp khai thác titan trong cùng một lúc.

Tờ Tuổi Trẻ mô tả, sau 5 năm, Mỹ Thành chuyển từ một xã ven biển trù phú, dân quê vừa đánh cá vừa làm ruộng, trở thành xơ xác, tiêu điều. Các rừng phòng hộ ven biển đã bị phá trụi, bão cát thường xuyên. Dân địa phương không thể trồng trọt, nước ngọt khan hiếm vì mạch nước ngầm bị kiệt, khói – bụi từ các nhà máy tinh luyện quặng làm không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng. Số người trong xóm chết vì mắc các bệnh về phổi đang tăng vọt. Chưa kể trong xã còn hàng chục người chết do rơi xuống hố mà các doanh nghiệp khai thác titan đào xới rồi không hoàn thổ như đã cam kết.

Trong 5 năm qua, dân chúng địa phương nhiều lần lên tiếng phản đối nhưng không ai thèm nghe. Các giấy phép khai thác titan vẫn tiếp tục được cấp, chỉ một tuần là hàng chục hecta rừng dương 40, 50 năm tuổi biến mất và đủ thứ hậu quả tai hại đi theo.

Ngày xưa, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ là nơi chuyên trồng hành, khoai mì. Chỉ cần bảy, tám sào đất, sau mỗi mùa hành, một gia đình có 50 đến 60 triệu đồng, chưa kể có thể kiếm thêm nhờ trồng mì, trồng bắp. Còn bây giờ nhiều nhà không có gạo ăn. Cả xóm nghèo, cả xã nghèo nên chẳng biết vay mượn ai. Không thể trồng cấy, bệnh tật liên miên khiến dân chúng hai huyện Phù Mỹ, Phù Cát trở thành bần cùng, đa số trẻ con ở hai huyện này phải bỏ học sớm.

Không có bất kỳ ai, bất kỳ ý kiến nào đề cập đến vấn đề trách nhiệm khi cho phép khai thác titan ồ ạt tại Bình Định, bần cùng hóa hàng trăm ngàn gia đình.

 

Thêm động đất tại vùng thủy điện sông Tranh 2

songTranhLại thêm trận động đất mạnh 3,4 độ richter xảy ra vào khoảng 21h45 tối ngày 3/4 tại vùng thủy điện sông Tranh 2, sau một thời gian dài yên lặng.

Thủy điện Sông Tranh 2 bao gồm nhà máy phát điện và hồ chứa nước trên sông Tranh – một nhánh sông thuộc khu vực thượng lưu sông Thu Bồn. Giới khoa học gọi đây là những trận động đất kích thích do quá trình tích nước của hồ chứa nước. Thủy điện Sông Tranh 2 cùng với hàng loạt vấn nạn khác liên quan đến phát triển thủy điện vô tội vạ của lãnh đạo Hà Nội, đã bị cả dân chúng, báo giới lẫn Quốc hội chỉ trích kịch liệt. Hồi tháng 11 năm ngoái, đại diện nhà cầm quyền CSVN loan báo đã loại bỏ 424 dự án thủy điện nhưng vẫn còn 815 dự án.

Việc cho phép thực hiện ồ ạt hàng ngàn dự án thủy điện đã tạo ra một thảm họa mới cả về kinh tế, môi trường lẫn dân sinh. Khoảng 30% đập chắn nước của các công trình thủy điện nhỏ chưa được kiểm định. Khoảng 66% đập chắn nước chưa được duyệt phương án bảo vệ và khoảng 55% chủ đập chưa có phương án phòng chống lụt bão.

Việc phát triển thủy điện được coi như là một phong trào đã khiến Việt Nam mất thêm hàng chục ngàn héc ta rừng và khiến dân chúng sống ở khu vực hạ lưu của các công trình thủy điện thường xuyên lo âu vì những rủi ro không thể dự báo.

 

Người dân Hà Nội khổ sở, vì ống dẫn nước lại vỡ

vo-ong-nuoc2Trong tuần qua, đường ống dẫn nước sạch từ sông Đà về Hà Nội lại tiếp tục bị vỡ, làm ảnh hưởng khoảng 70.000 gia đình cư trú tại các quận: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông không có nước để dùng suốt từ ngày 1 tháng 4 đến nay.

Vinaconex là công ty cung cấp nước cho người dân Hà Nội từ giữa năm 2008 và từ đầu năm 2012 đến nay đã vỡ ống năm lần. Mỗi lần vỡ chi phí sửa chữa lên tới hàng tỷ đồng và lần nào Vinaconex cũng giải thích nguyên nhân khiến ống vỡ là vì địa chất yếu. Sau lần vỡ thứ năm, một số chuyên gia tiết lộ, loại ống mà Vinaconex sử dụng để dẫn nước sông Đà từ tỉnh Hòa Bình về Hà Nội làm bằng composite. Không có quốc gia nào dùng ống composite để dẫn nước sạch.

Tại Nam Hàn và, Nhật, ống composite chỉ được sử dụng để làm ống cống, thoát nước thải. Theo ông Nguyễn Sỹ Trung, kỹ sư trưởng của dự án Mở rộng đường Láng – Hòa Lạc, làm việc tại Viện Khoa học – Công nghệ giao thông vận tải cho biết ống composite được làm từ sợi tổng hợp, không chịu được lực tác động trực tiếp hoặc bị uốn cong.

Nếu lắp đặt trên nền đất yếu mà không làm móng kỹ thì khi đất lún không đều, ống composite sẽ biến dạng rồi vỡ, ống composite chỉ bền nếu nền móng vững chắc, ổn định và ngược lại thì đường ống dẫn nước này sẽ còn tiếp tục vỡ nhiều lần nữa. Trách nhiệm này ai sẽ chịu và hàng ngàn tỷ nợ lại cộng thêm vào khoảng nợ chung của Việt Nam.

 

 

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here